Affichage des articles dont le libellé est Bất đồng chính kiến. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bất đồng chính kiến. Afficher tous les articles

mardi 30 octobre 2018

Nguyên UVTƯ Nguyễn Đình Bin đề nghị rút lại kỷ luật GS Chu Hảo


Ông Hồ Chí Minh khóc xin lỗi quốc dân đồng bào vì những sai lầm trong cải cách ruộng đất.

ĐỀ NGHỊ ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG RÚT LẠI QUYẾT ĐỊNH VỀ THI HÀNH KỶ LUẬT GS CHU HẢO

1). Là một đảng viên đã có hơn 56 năm tuổi đảng và đã có một khóa được tham gia Ban chấp hành Trung ương (1996-2001), luôn canh cánh vì sự nghiệp vẻ vang và trọng trách của Đảng đối với dân tộc ta và Tổ quốc ta, tôi thực sự vui mừng và nhiệt liệt hoan nghênh Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW), từ sau Đại hội XII, đã làm được rất nhiều việc để thực thi các nghị quyết TƯ về công tác thanh, kiểm tra, góp phần rất tích cực chống tham nhũng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, lấy lại và nâng cao niềm tin của đông đảo nhân dân và cán bộ, đảng viên đối với Đảng.

2). Nhưng, từ mấy hôm nay, tôi lại rất buồn và lo lắng trước quyết định vừa công bố của UBKTTW về thi hành kỷ luật đối với GS Chu Hảo.

Phạm Lê Vương Các - Trí thức đích thực phải là người khước từ « tính Đảng »



Nhớ hồi năm 2010 khi tôi còn học ở Đại học Luật TP.HCM, một ông thầy đã cho sinh viên lớp chúng tôi tranh luận cởi mở về điều 88 BLHS về tội “tuyên truyền chống nhà nước”.

Kết thúc buổi học, ông thầy không đưa ra quan điểm kết luận, mà để cho mỗi sinh viên tự đánh giá về điều luật này qua sự tranh luận của chính các bạn. 

Trên phương diện cá nhân, ông chỉ thổ lộ rằng chính ông cũng đang vi phạm vào điều 88 BLHS vì trong máy tính và kho sách ở nhà ông đang lưu trữ rất nhiều tài liệu được xếp vào dạng “tuyên truyền chống nhà nước.”

Nguyễn Thông - Sử và những góc khuất



Địa chủ bị nông dân đấu tố trong thời kỳ "cải cách ruộng đất" ở miền Bắc.

- Khi đảng tiến hành cuộc cải cách ruộng đất "long trời lở đất" (1953-1956), người của đảng đều khẳng định đó là cuộc cách mạng vĩ đại, sáng suốt, đúng đắn, không thể đảo ngược.


Chỉ một  năm sau, chính đảng phải thừa nhận đã phạm sai lầm, tiến hành sửa sai, phải cử người đứng ra sụt sùi khóc lóc, kỷ luật người này người khác, cách chức tổng bí thư của ông Trường Chinh...

Lúc tiến hành cải cách ruộng đất, ai cưỡng lại bị cho là thành phần chống đối, thậm chí bắn bỏ. Đảng không cho phép ai chê đảng sai, dù sau này họ thừa nhận rất sai.

jeudi 16 août 2018

Viết nhân chuyến ‘ra đi’ của nhà báo Bùi Tín


Cố nhà báo Bùi Tín.

Nhân được tin truyền thông trên mạng, nhà báo Bùi Tín, một cựu đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) phản tỉnh rất sớm, vừa qua đời tại Paris - Pháp quốc, hưởng tuổi 91(1927-2018). Chúng tôi thành kính gửi lời phân ưu đến đại tang quyến và cầu chúc hương hồn nhà báo Thành Tín - Bùi Tín sớm hưởng hạnh phúc vĩnh cữu nơi cõi vĩnh hằng.

Chúng tôi không quen, tất nhiên rồi (vì cách biệt về tuổi tác và khác môi trường sống trong cũng như sau chiến tranh) nhưng biết ông cũng như nhiều người khác còn quan tâm đến đất nước, qua các bài viết của ông phổ biến rộng rãi trên mạng và một số cuốn sách ấn hành tại hải ngoại như “Mặt Thật”, “Hoa Xuyên Tuyết”… Vì vậy về mặt tình cảm chúng tôi không xúc động nhiều, cũng không ngạc nhiên mà chỉ lấy làm tiếc khi nhận được tin nhà báo kỳ cựu Bùi Tín vĩnh viễn ra đi về một thế giới khác, mà nhiều người tin tưởng ở đó không còn chiến tranh, hận thù.

Nguyễn Hùng - Nhà báo Bùi Tín và đứa học trò viết láo ở An Ninh Thế Giới



Nhà báo quá cố Bùi Tín.
Ngay sau khi Đại tá Bùi Tín qua đời tại Paris ở tuổi 91 hôm 11/8, nhiều người chia sẻ các dòng tin và bài viết về một cây bút tài ba, vốn luôn mong mỏi quê hương ông sớm thực sự đổi mới. Nhưng người ta cũng chia sẻ lại cả một bài viết từ cách đây vài năm của người tự nhận chỉ đáng là học trò của ông nhưng có cách viết xấc xược và ma giáo về bậc thầy trong nghề viết. 

Tôi cũng đã định cho qua như ông Bùi Tín, người có lẽ từng nghĩ ‘vật nhau với lợn làm gì, ta thì bẩn mà lợn thì lại sướng vì được vầy’. Nhưng lại nghĩ ông đã nằm xuống và từ nay mỗi khi người ta tìm tên ông trên google có thể sẽ lại thấy bài viết trên An Ninh Thế Giới nên tự thấy cần viết đôi dòng để tỏ lòng tôn kính với người đã khuất.

Bài viết với tựa ‘Bùi Tín, tuổi xế chiều ở Paris’ mở đầu với những câu:

Trương Duy Nhất - Khát vọng trở về



Bùi Tín. Không quen, cũng chưa có cơ hội gặp. Nhưng tôi vẫn tâm nguyện rằng sẽ tìm ông, nếu dịp nào đó ngao du đến Pháp.

Nhưng không kịp. Ông đi mất rồi.

Như nhiều nhân vật bất đồng chính kiến khác đang sống lưu vong, mà tôi đã có cơ duyên trò chuyện. Trong số họ, không phải ai cũng tự tìm đường ra đi, nhiều người thoát khỏi ngục tù là bị trục xuất với đôi dép tổ ong rời tổ quốc.

lundi 13 août 2018

Phạm Đình Trọng - Những người cuối cùng của thế hệ hào hoa mà lạc bước đã ra đi


Nhà báo Bùi Tín khi còn ở trong nước. Người đội mũ nồi đứng giữa.

Cùng đang học trung học chuẩn bị thi tú tài. Người sinh tháng Chín, người sinh tháng Mười Hai, cùng năm 1927. Cùng 18 tuổi khi cuộc Cách mạng tháng Tám, 1945 nổ ra. Cùng bị cuốn hút bởi tiêu chí say đắm ngất ngây của cuộc Cách mạng tháng Tám: Đập tan xiềng xích nô lệ, giành tự do cho nhân dân, giành độc lập cho đất nước. 

Nhờ tài năng và nền tảng văn hóa của một nền giáo dục nhân văn, cả hai đều trở thành những tên tuổi, những gương mặt văn hóa sáng giá, đóng góp lớn cho cuộc cách mạng, để lại cho lịch sử và nền văn hóa đất nước những giá trị văn hóa bền vững. Hai tên tuổi đó là nhà báo Bùi Tín và nhạc sĩ Tô Hải.

Song Chi - Vĩnh biệt nhà báo Bùi Tín, vĩnh biệt nhạc sĩ Tô Hải



Nhà báo Bùi Tín và nhạc sĩ Tô Hải. Ảnh ghép của Tiếng Dân

Trong một ngày hai tin buồn: nhà báo Bùi Tín qua đời ở Paris và nhạc sĩ Tô Hải ra đi tại Việt Nam. Cả hai đều là những người sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong lòng chế độ cộng sản, là người có công với chế độ, nhưng đều nhận ra bản chất thực sự của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam và cái chủ nghĩa, cái mô hình thể chế chính trị sai lầm này, nên đã thức tỉnh và trở thành những tiếng nói mạnh mẽ tố cáo chế độ.

Không chỉ thế, cả hai cùng sinh năm 1927 và bây giờ, cùng ra đi một ngày: 11.8.2018 tức ngày mồng 1 tháng Bảy âm lịch, năm Mậu Tuất.

Phạm Xuân Nguyên - Tôi « liên lụy » Bùi Tín



Nhân ông Bùi Tín mất (1927 – 2018) tôi nhớ lại chuyện này. Tôi không gặp ông trong đời. Nhưng cuốn sách “60 ngày ở Sài Gòn” ông viết (với bút danh Thành Tín) về thời gian tham gia ủy ban quân sự liên hợp bốn bên sau hiệp định Paris 1973, tôi đã đọc từ hồi học phổ thông. 

Tôi cũng đã đọc các cuốn “Mặt thật”, “Hoa xuyên tuyết” ông viết khi đã đi khỏi nước. Sau ngày ông sang Pháp và quyết định ở lại làm một “dissident” (người ly khai, bất đồng chính kiến) ông đã có nhiều bài viết và bài trả lời phỏng vấn trên các báo chí hải ngoại. Và một trong những bài đó đã khiến tôi bị “liên lụy”.

Vũ Thư Hiên - Tô Hải đã đi xa




Nhạc sĩ Tô Hải thời trẻ.

Tô Hải đã giã biệt chúng ta!

Chúng ta mất một chiến sĩ can trường đấu tranh không mệt mỏi cho tương lai đất nước tự do và dân chủ. Tôi mất người bạn già với những kỷ niệm không bao giờ quên – những chiều hành quân qua những đồi tím hoa sim: Kim Bôi, Kim Tân, Kiểu, Nho Quan … trong những vần thơ chan chứa buồn đau một thời chinh chiến của Hữu Loan. Nhắc tới anh lại nhớ đến những nụ cười thơ ngây của các nàng sơn nữ bên đường, trong tình yêu trong mơ của người lính Tô Hải.

vendredi 3 août 2018

Trung Quốc : Một giáo sư bị bắt khi đang trả lời phỏng vấn đài Mỹ

Giáo sư đại học về hưu Trung Quốc Tôn Văn Quảng (Sun Wenguang). Ảnh chụp màn hình www.voanews.com, ngày 02/08/2018.

Một nhà trí thức lỗi lạc Trung Quốc thường chỉ trích chế độ đã mất tích hôm nay 03/08/2018. Giáo sư đại học về hưu Tôn Văn Quảng (Sun Wenguang) đang trả lời phỏng vấn trực tiếp một đài truyền hình Mỹ thì công an bỗng ập vào nhà, và từ đó không ai liên lạc được với ông.

Giáo sư Tôn Văn Quảng, khoảng 80 tuổi, qua điện thoại đã đồng ý trả ời đài truyền hình bằng tiếng quan thoại thuộc hệ thống truyền thông VOA, thì tám công an vũ trang ập vào nhà ông ở Tế Nam (Jinan). Theo băng ghi âm được công bố hôm nay, giáo sư Tôn la lên : « Công an đã trở lại để buộc tôi im tiếng ». Trước khi đoạn ghi âm kết thúc, người ta còn nghe ông nói với công an : « Các ông vào nhà tôi bất hợp pháp ! Tôi có quyền tự do ngôn luận ! ».