Affichage des articles dont le libellé est Động vật. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Động vật. Afficher tous les articles

vendredi 28 janvier 2022

Hương Nguyễn - Cuộc thi cọp ưu tú 2022

 


Số 1: Cọp Cà Mau

- Nhìn cũng mập mạp, nhưng không đẹp mã, cọp ăn gì mà bị răng hô. Nghe đồn cũng có gặm kit test Việt Á chung với 63 tỉnh thành. Giờ nhìn thẫn thờ, âu lo...Chưa đạt !


Số 2: Cọp Thanh Hóa

dimanche 2 janvier 2022

Trần Duy Sơn - Đừng để đứa trẻ lớn lên thành ác quỷ


Những hình ảnh này có nên công bố lên truyền thông hay không? E rằng nhiều người bị sốc không chịu nổi nỗi ám ảnh.

Câu trả lời đơn giản như muôn đời đơn giản của tội ác, đó là truyền thống giáo dục đầu đời của gia đình; đồng lõa với hành vi độc ác của con trẻ từ thuở bé. Không biết yêu động vật cũng là một nguyên nhân khiến một người trở nên vô cảm.

Cái tầm cao vĩ mô không thể chối cãi nữa đó là chủ nghĩa vô thần, kẻ vô thần xem tôn giáo như cái gai trong mắt mình. Kẻ vô thần mượn tôn giáo để buôn thần bán thánh kiếm ăn và ma mị làm lệch lạc nhân cách, khiến một con người có thể ngu muội vô tư gây hại cho đồng loại mà không sợ quả báo.

mercredi 17 novembre 2021

Nguyễn Đình Bổn - Họ làm chi với những con chim khuyên này?

 

Đây là chim vành khuyên (có cái vành trắng quanh mi mắt), miền Nam kêu là chim khoen.

Dân chơi chim nuôi chúng trong những chiếc lồng nhỏ xinh xắn, nó kêu líu lo suốt.

Chim khoen bổi (chim mới bị bắt xong) giá khá rẻ, nhưng những con khoen lâu năm, dạn người, phồng cổ lên líu thì giá rất cao.

dimanche 10 octobre 2021

Mai Bá Kiếm - Chống dịch hay hiếu sát ?


Ông Trần Tấn Công, Chủ tịch huyện Trần Văn Thời xác nhận đang đề nghị dưới cơ sở làm văn bản báo cáo vụ “tiêu hủy đàn chó (15 con) của vợ chồng anh Phạm Văn Hùng chở từ TPHCM về đây”.

Ông Công bào chữa “Động cơ của anh em là phục vụ cho công tác phòng, chống dịch nhưng làm hơi gấp. Qua xét nghiệm, những con chó này dương tính với một loại virus. Theo báo cáo, số chó đã bị tiêu hủy hết”.

Mấy hôm trước, có một facebooker minh họa clip anh chị Hùng chở 15 con bằng câu: “Ở Việt Nam chỉ có chó là không bị bỏ lại phía sau!”. Tôi thán phục hàm ý của câu này, ai ngờ 15 con về tới nhà an toàn lại bị xử trảm vô cớdương tính với một loại virus”.

vendredi 10 septembre 2021

Lê Ngọc Luân - Vụ án kinh hoàng ở Cà Mau

 

Mọi người còn nhớ vụ án con Vích không? Đây là vụ án mà những ai theo dõi đã phẫn nộ và rất nhiều người gặp chia sẻ vì quá bức xúc, đau xót. Chúng tôi khẳng định đó là vụ án oan không phải 99% mà 100%.

Năm 2018, một ngư dân đi đánh cá ngoài biển giáp ranh Việt Nam và Malaysia. Trong quá trình thả lưới có 15 con Rùa Biển (Vích) vô tình mắc lưới, các ngư dân đã tìm cách tháo gỡ cứu được 3 con thả xuống biển.

Có 12 con đã chết không thể cứu nên thuyền viên thắp nhang khấn vái và nhờ người đưa vào đất liền chôn cất, thờ cúng theo tập tục địa phương của Hội Lăng Ông (hầu như dân miền biển đều có tập tục nhân đạo này) và đã được Ủy ban tỉnh Tiền Giang cấp chứng nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh. Hàng năm ở đây tổ chức lễ hội rất lớn, có sự tham gia của hàng ngàn người dân và quan chức địa phương.

jeudi 26 août 2021

Mai Bá Kiếm - Lỡ bắt cọp rồi, làm sao nuôi được anh ơi ?

 

Ngày 4/8/2021, Công an tỉnh Nghệ An bắt quả tang hai cơ sở nuôi nhốt trái phép 17 con cọp Đông Dương, tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành.

Hai ngày sau, Trung tâm Bảo tồn Động vật Hoang dã tại Việt Nam (SVW) đã thưởng nóng 150 triệu đồng, gồm: 50 triệu cho tập thể Phòng Cảnh sát Môi trường – Công an tỉnh Nghệ An; 30 triệu cho tập thể đội 2 - Phòng Cảnh sát Môi trường; và 7 cá nhân có thành tích xuất sắc (10 triệu đồng/cá nhân)

Tuy nhiên, để "giải cứu 17 con tin" nguyên là chúa tể rừng xanh, bác sĩ thú y phải gây mê, nhưng có 8 "con tin" đã không hồi sức và về nơi chín suối!

lundi 14 décembre 2020

Lưu Trọng Văn - Sếu ơi, bao giờ trở lại


Chỉ còn 15 ngày nữa năm 2020 kết thúc, gã nhận tin rất buồn: không một con sếu đầu đỏ nào trở lại Việt Nam.

Cách đây 10 năm gã ghé thăm nhà nhiếp ảnh Minh Lộc ở Cao Lãnh. Ông khoe hàng trăm bức hình sếu đầu đỏ mà hàng chục năm trời ông săn chụp được ở Tràm Chim Tam Nông, Đồng Tháp.

Điều mà nhà nhiếp ảnh già ấy đau đáu lo sợ, là đến một ngày nào đó sếu đầu đỏ sẽ không còn về. Gã biết ông thấp thỏm rớt nước mắt với những con số tưởng chừng vô hồn kia: năm 2015 chỉ 11 con về. Năm 2017 chỉ 7 con về.

lundi 28 septembre 2020

Hoàng Hải Vân - Thành tựu khoa học rực rỡ về bò tót ở nước ta

 


Trong hình là con bò tót lai F1 gầy trơ xương trong trại khảo nghiệm Phước Bình của nhà nước. Đừng thấy nó gầy trơ xương mà coi thường nhé.

Theo VnExpress, nó là sản phẩm của hai đề tài khoa học. Đó là : "Nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng sinh sản của bò lai F1 giữa bò tót và bò nhà tại vùng giáp ranh Ninh Thuận và Lâm Đồng". Và đề tài cấp nhà nước “Khai thác và phát triển nguồn gen bò quý hiếm tại vùng giáp ranh ba tỉnh Ninh Thuận - Lâm Đồng - Khánh Hòa" do phó giáo sư tiến sĩ Lê Xuân Thám, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng làm chủ nhiệm.

Đề tài thứ nhất tốn bao nhiêu tiền hổng biết, đề tài thứ hai tốn 5 tỉ, đã kết thúc. Tiền đã tiêu hết, 11 con bò hiện giờ mỗi con được ăn mỗi ngày chưa tới một cuộn rơm, không gầy trơ xương mới là chuyện lạ. Nhưng đồng bào cứ yên tâm, các nhà khoa học đã có tính toán như thần.

vendredi 21 août 2020

Phạm Minh Vũ - Giá như...


Câu chuyện anh Tâm ở Tây Ninh phải bắt rắn bị rắn hổ chúa cắn mới đây làm cho cộng đồng mạng xã hội chia sẻ và quan tâm đến anh cũng như gia đình. Hiện tại nhiều tổ chức thiện nguyện, cá nhân cũng có sự sẻ chia vật chất cũng như tinh thần cùng với anh. 

Hình ảnh anh giữ chặt con rắn vào viện, đến lúc nguy kịch vẫn cố giữ con rắn, trước khi vào cấp cứu anh còn dặn bác sĩ: Bác sĩ ơi, giữ giùm con rắn! 

Hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn sau khi biến cố cuộc đời là tai nạn lao động (thợ hồ) đã làm anh không còn làm việc nặng. Anh đi bắt rắn để kiếm thêm thu nhập, nhất là không thể bỏ qua con rắn hổ chúa đã làm anh vào viện, vì anh nghĩ bắt nó sẽ có tiền học phí cho con.

“Ôm” rắn hổ mang chúa cùng đi cấp cứu: Vì cần tiền cho con đi học!



(DT 20/08/2020) Dù bị con rắn hổ mang chúa khủng cắn gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nạn nhân vẫn cố giữ chặt “hung thủ” và bị rắn quấn chặt vào tay. Khi "ôm" rắn đi cấp cứu, anh còn dặn bác sĩ “giữ lại giùm”.

Sáng nay 20/8, các bác sĩ Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM) vẫn đang hết sức cứu chữa cho anh P.V.T. (48 tuổi, quê huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh), nạn nhân bị rắn hổ mang chúa “khủng” cắn và mang theo cả con vật này đến bệnh viện cấp cứu.

Vì muốn có tiền cho con đi học

Ngồi thẫn thờ trước Khoa Bệnh nhiệt đới, hồi hộp ngóng trông tin tức của chồng đang “thập tử nhất sinh” bên trong khu vực Hồi sức tích cực, chị Bùi Thị Ngọc Tủi (28 tuổi, vợ nạn nhân T.) nghẹn ngào kể lại hoàn cảnh khó khăn của gia đình.

Rắn hổ mang chúa 2,5m cắn người, người ôm luôn rắn vô bệnh viện cấp cứu



(TTO 19/08/2020) - Người đàn ông ôm cả con rắn hổ mang chúa dài khoảng 2,5m, nặng 4,6kg đến bệnh viện cấp cứu sau khi bị cắn.Ngày 19-8, bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang - khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết đơn vị tiếp nhận và đang điều trị cho bệnh nhân P.V.T. (38 tuổi, tỉnh Tây Ninh), bị rắn hổ mang chúa cắn nguy kịch.

Theo thông tin từ người nhà bệnh nhân, khoảng hơn 7h cùng ngày, con trai ông T. nhìn thấy một con rắn lớn trong vườn mãng cầu của gia đình liền hô hoán. Tại đám cỏ rậm, ông T. thấy có cử động dưới lớp cỏ nên dùng tay chụp lấy và bị con rắn cắn trúng vào đùi phải.

Dù bị cắn nhưng ông T. chụp được đầu rắn, đồng thời thông báo với người nhà.Người nhà dùng dây thun buộc lại phần đùi để tránh độc phát tán và chở ông T. đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh trong tình trạng tỉnh táo, chỉ hơi khó thở, trong khi con rắn cuốn vào phần tay và cổ.

dimanche 28 juin 2020

Hoàng Hải Vân - Khi chó sống chung với dê



Người ta bảo dê và chó vốn kỵ nhau, dê mà bị chó cắn thì khó mà sống sót. Nhưng điều đó không hẳn đúng. 

Những con dê đầu tiên tôi đưa về đây cùng lúc với hai con chó. Thằng Bim và con Tu-ti biết ngay mấy con dê là người nhà, tuy không thân thiện nhưng cũng không hề gây khó dễ.

Trời sinh con dê có cặp sừng chỉ để cho vui, chẳng bao giờ có thể tấn công được ai, nếu bị tấn công cũng không thể dùng sừng mà tự vệ. Nhưng chúng đâu có nghĩ thế. Đàn dê đi ăn trong vườn, có khi vào sân. Mấy mẹ dê thỉnh thoảng được tôi cho ăn chuối, được một lần ăn quen, lần sau hễ thấy chuối là kéo vào. Chúng vào nhà nghênh ngang chẳng coi mấy con chó có kí lô nào cả, khi không có người chúng còn nhảy luôn lên bàn hất đổ biết bao nhiêu là ly chén.

dimanche 14 juin 2020

Virus corona: Hà Lan diệt hàng ngàn con chồn để tránh lây sang người

samedi 30 mai 2020

Thiếu văn minh với loài vật, Trung Quốc khó bước lên hàng đại cường

Tê tê, món ăn mà người Trung Quốc cho là bổ dưỡng, được buôn lậu từ Miến Điện.
Đăng ngày:


Như vậy những động vật nào có thể bị ăn thịt?Một danh sách năm 2014 kê ra 159 loài sống trên cạn thuộc 7 hạng, trong đó phổ biến là heo, bò, cừu, gà vịt… có cả nai, nhưng không có bồ câu và chim cút ! Danh sách này cần phải điều chỉnh lại vì gồm cả những động vật hiếm phải bảo vệ. Còn đối với động vật sống dưới nước, đa số vật nuôi đều được phép ăn thịt kể cả cá sấu và cá tầm.

Trong khi những người nuôi thú hoang để giết thịt bán đấu tranh cho một « danh sách trắng », thì giới bảo vệ động vật tung ra chiến dịch vì một « danh sách đen » những loài vật không nên ăn thịt, còn Liên minh Trung Quốc bảo vệ các loài thú họ Mèo (CFCA) lập ra « danh sách đỏ ». Trong danh sách đỏ này có cả những loại thường được tiêu thụ trong các nhà hàng như cá chuột mũi dài để ăn lẩu, hãi mã để nấu súp…

« Văn hóa hạ cấp »

mercredi 22 avril 2020

Anh : Huấn luyện chó đánh hơi người nhiễm virus corona

Các nhân viên y tế Anh tại bệnh viện Westminster, Luân Đôn ngày 16/04/2020 trong chiến dịch hỗ trợ ngành y tế chống dịch virus corona. Ảnh mang tính minh họa. © REUTERS/Kevin Coombs

Bà Claire Guest, người sáng lập và là chủ tịch hiệp hội Medical Detection Dogs nói với AFP : « Chúng tôi nghĩ rằng chó có thể phát hiện được Covid-19, và có thể cho chúng đánh hơi nhanh hàng trăm người để biết được ai cần phải cho xét nghiệm và cách ly ».

Tại trung tâm huấn luyện ở Milton Keynes, miền trung nước Anh, những chú chó được tập luyện cách nhận ra mùi của con virus trong số nhiều mẫu thử. Chúng phải báo hiệu khi tìm được mẫu có virus, và được tưởng thưởng.

mardi 28 janvier 2020

Virus corona: Ăn thịt thú rừng, coi chừng rước dịch bệnh

Giải phẫu dơi tại Trung tâm nghiên cứu y khoa Franceville (Gabon). Động vật hoang dã này là vật chủ của nhiều loại virus, nhưng là món ăn ưa thích tại Trung Quốc.
Đăng ngày:


Cũng giống như SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng), virus corona mới - cho đến ngày 27/01/2020 đã làm 81 người chết và 2.835 người bị nhiễm bệnh - có nguyên nhân từ các loại thú hoang được bán làm thức ăn cho người. 

1,7 triệu loài virus chưa được nhận diện trong thú hoang

Cho dù xuất xứ dịch bệnh chưa được kết luận, nhưng cơ quan y tế Trung Quốc khẳng định đó là từ các động vật hoang dã được buôn bán bất hợp pháp tại chợ Hoa Nam ở Vũ Hán. Chợ này bán đủ loại thú rừng còn sống, từ chuột, chó sói cho đến kỳ nhông khổng lồ. Mãi đến Chủ nhật 26/01/2020, Bắc Kinh mới loan báo tạm cấm bán mọi loại thú hoang.

vendredi 24 janvier 2020

Dịch bệnh Trung Quốc do « con gì cũng ăn » ?

jeudi 19 décembre 2019

Tuấn Khanh - Thịt chó đóng hộp và thể diện quốc gia



Việt Nam đã xuất hiện thịt chó đóng hộp, do một công ty ở Ninh Bình sản xuất (Ninh Bình Apexco, địa chỉ 12, đường Phạm Văn Nghị, Phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình, Ninh Bình, Việt Nam).

Cũng như chính trị, tôn giáo hay quan điểm đạo đức... ăn hay không ăn thịt chó cũng đã có thời gian là chuyện tranh cãi đến cực điểm là tấn công nhau về khác biệt vùng miền.

Những câu hỏi được đặt ra là "Dog meat" sẽ đi vào thị trường của quốc gia nào, hay chỉ phục vụ cho một lớp người ở Việt Nam? Và có hay không sẽ bắt đầu xuất hiện các trại chó nuôi để giết thịt đóng hộp? 

jeudi 5 septembre 2019

Pháp : Thắng kiện, gà trống Maurice có quyền được gáy

Bà Corinne Fesseau và chú gà trống Maurice, tại Saint-Pierre-d'Oleron, Pháp, ngày 31/08/2019.

Tòa án Rochefort (vùng Charente-Maritime) hôm 05/09/2019 đã cho phép bị cáo gà trống Maurice tiếp tục được gáy, bác đơn kiện của một cặp vợ chồng láng giềng về tội gây ồn ào.

Gà trống Maurice từ nhiều tháng qua đã trở thành biểu tượng của miền quê nước Pháp, lên cả báo Mỹ New York Times. Vụ tranh tụng giữa một cặp vợ chồng là sở hữu chủ một ngôi nhà nghỉ ở Saint-Pierre-d’Oléron với người hàng xóm chủ của con gà, bà Corinne Fesseau, từ trước mùa hè đã chiếm trang nhất báo chí, tạo ra một làn sóng ủng hộ chú gà trống.


Trong phán quyết công bố hôm 05/09, tòa án cho rằng các nguyên đơn « không có cơ sở », nêu ra các nhận định khác nhau của thừa phát lại tại hiện trường. Tòa buộc nguyên đơn phải bồi thường 1.000 euro cho gà Maurice, và phải trả án phí.

jeudi 4 juillet 2019

Vụ án gà trống Maurice, tiếng ồn hay biểu tượng miền quê ?

Những người ủng hộ gà Maurice trước tòa án Rochefort, miền tây nước Pháp ngày 04/07/2019.

Chú gà trống Pháp tên Maurice, bị một cặp vợ chồng về hưu thỉnh thoảng đến nghỉ hè trên đảo Oléron cáo buộc là gáy quá sớm, hôm nay 04/07/2019 phải ra tòa án Rochefort (Pháp). Được coi là biểu tượng của đồng quê, gà Maurice đã trở thành ngôi sao, lên cả báo Mỹ New York Times.

Bị đơn gà Maurice không hiện diện trước tòa vì không được khỏe, hai vợ chồng nguyên đơn cũng vắng mặt. Nhưng « Pompadour », một chú gà nhỏ và « Jean-René », gà thuộc giống Brahma khổng lồ đã đến để ủng hộ chủ của con gà bị cáo, bà Corinne Fesseau.

Gà Maurice sống tại Saint-Pierre d’Oléron, nơi những tiếng gáy « ò ó o » của nó mỗi sáng sớm gây bực dọc cho chủ một căn hộ gần đó.