Affichage des articles dont le libellé est tranh chấp. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est tranh chấp. Afficher tous les articles

samedi 25 août 2018

Muốn xem phim, phải trả lời "Hoàng Sa là của Việt Nam"

Phim "Diên Hy Công Lược"

Một trang web Việt Nam chuyên chiếu phim bộ, nhưng chỉ xem được khi trả lời một câu hỏi liên quan đến chủ quyền các đảo trên Biển Đông, đã đạt lượng truy cập kỷ lục do những người mê phim cổ trang ở Trung muốn coi cho bằng được những tập cuối một bộ phim nổi tiếng.
Bộ phim « Diên Hy Công Lược» (The Story of Yanxi Palace) thu hút một lượng người xem khổng lồ tại Trung Quốc. Phim được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Chu Mạt, lấy bối cảnh trong những năm đầu triều đại Càn Long, kể câu chuyện một thiếu nữ tự nguyện làm cung nữ để điều tra về cái chết của người chị. Cuối cùng cô gái dũng cảm trở thành quý phi của hoàng đế Càn Long. 

lundi 2 juillet 2018

Trung Quốc đặt tuần duyên dưới quyền chỉ huy của quân đội

Một tàu hải cảnh Trung Quốc đối mặt với tàu tuần duyên Việt Nam, trong vụ giàn khoan HD 981 năm 2014. Ảnh chụp ngày 14/05/2014.

Bắt đầu từ ngày 01/07/2018, lực lượng tuần duyên Trung Quốc được đặt dưới quyền lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, thay vì Cục Hải dương như lâu nay. Việc quân sự hóa lực lượng này gây lo ngại cho các nước láng giềng.
Theo Tân Hoa Xã, lực lượng hải cảnh ( tuần duyên ) hoạt động dưới quyền của Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc sẽ là một cơ quan thực thi pháp luật, đồng thời bảo đảm quyền hàng hải của quốc gia. Tuần duyên có trách nhiệm chống các tội phạm hình sự trên biển, tìm kiếm và cứu nạn, bảo vệ môi trường, quản lý ngư trường và chống buôn lậu.

mardi 29 mai 2018

Biển Đông : Tạo rủi ro khi khoan dầu, Trung Quốc muốn bóp nghẹt kinh tế Việt Nam

Giàn khoan JDC Hakuryu-5 của tập đoàn Nga Rosneft và tàu hậu cần hoạt động ngoài khơi Vũng Tàu, ngày 29/04/2018.

Reuters nhận xét, một số lô dầu ngoài khơi Việt Nam lại nằm lọt trong phạm vi đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra ở Biển Đông, để yêu sách chủ quyền hầu hết diện tích vùng biển quan trọng này. 
Tuần trước, Rosneft Vietnam BV, chi nhánh của tập đoàn dầu khí Nga Rosneft tiến hành khoan thăm dò tại một lô khí đốt ở ngoài khơi làm Bắc Kinh tức giận. Hôm 17/05/2018, Rosneft tuyên bố khu vực Biển Đông mà tập đoàn này có giấy phép khai thác « nằm bên trong vùng lãnh hải của Việt Nam », khẳng định chỉ tiến hành các hoạt động « trên thềm lục địa của Việt Nam ».

Bộ Ngoại giao Việt Nam lập tức tuyên bố lô khí đốt 06.01 « hoàn toàn thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam », cảnh báo Bắc Kinh phải tôn trọng chủ quyền của nước mình.

jeudi 1 mars 2018

Philippines thông báo đàm phán với một công ty Trung Quốc để cùng khai thác ở Biển Đông

Ảnh minh họa : Một giàn khoan Trung Quốc ngoài khơi tỉnh Quảng Đông. Ảnh 09/07/2017.

Philippines hôm nay 01/03/2018 loan báo đang đàm phán với một công ty Trung Quốc về việc cùng thăm dò và khai thác tài nguyên ở Biển Đông, trong khuôn khổ một thỏa thuận được tổng thống Rodrigo Duterte nói là « đồng sở hữu » các khu vực tranh chấp.

Khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình ABS-CBN, hôm nay, 01/03/2018, ông Harry Roque, phát ngôn viên của tổng thống, cho biết, bộ Năng lượng Philippines đang đàm phán với một tập đoàn quốc doanh Trung Quốc, và hiện nay vấn đề khai thác nguồn năng lượng đã được đặt lên bàn hội nghị. 

Trung Quốc và ASEAN bắt đầu tham vấn về COC

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (P) và ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono (T) trong cuộc họp ASEAN tại Manila, Philippines,ngày 7/08/2017.

Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc và các nước ASEAN bắt đầu tiến hành cuộc họp lần thứ 23 của nhóm công tác chung về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trong hai ngày 1 và 2/03/2018 tại Nha Trang, Việt Nam.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng trong cuộc họp báo thường lệ cho biết các bên liên quan sẽ trao đổi quan điểm về việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), xúc tiến hợp tác trên biển, và tham vấn Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

jeudi 22 février 2018

Biển Đông: Phải chăng Bắc Kinh đã mua sự im lặng của Brunei ?

Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah (G) tại sân bay quân sự Palam, New Delhi, trong chuyến thăm Ấn Độ, ngày 24/01/2018.


Nguồn dầu lửa dồi dào đã giúp cho hoàng gia Brunei duy trì lối sống xa hoa của giới tinh hoa đặc quyền trong nhiều thập niên. Nhưng nay dường như vương quốc Hồi giáo nhỏ bé này đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Theo The Diplomat, tình hình này là đáng báo động không chỉ đối với trong nước, mà cả cho Đông Nam Á và xa hơn nữa.
Những thông tin gần đây về đầu tư nước ngoài tăng cao, chủ yếu là từ Trung Quốc khiến người ta không khỏi nghi ngờ việc này ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Brunei.

Trường hợp Biển Đông là rất đáng quan ngại. Brunei là nước có yêu sách chủ quyền nhưng khá lặng lẽ trong cuộc tranh chấp, khác với các quốc gia Đông Nam Á khác như Việt Nam, Philippines, Malaysia. Những diễn tiến gần đây càng gây thêm chú ý đối với thái độ của vương quốc dầu lửa nhỏ bé này.

jeudi 24 août 2017

Nga và Trung Quốc, bạn hay thù?

Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại điện Kremlin ngày 08/05/2015.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong những năm gần đây tỏ ra có quan hệ ấm áp. Tuy nhiên The Economist trong bài viết mang tựa đề « Nga và Trung Quốc, đối tác bấp bênh » đã nhận định,mối nghi ngờ tiềm ẩn giữa đôi bên cũng rất sâu sắc.

Hôm 21/07/2017, ba tàu chiến Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận đầu tiên tại Biển Baltic với hạm đội Nga. Hai cường quốc muốn gởi đi một thông điệp đến nước Mỹ cũng như người dân trong nước, rằng chúng tôi đoàn kết chống lại sự thống trị của phương Tây, không sợ hãi trong việc biểu dương lực lượng ngay tại sân sau của NATO ! Cuộc tập trận cũng nhằm chứng tỏ tình hữu nghị Nga-Trung thắm thiết như thế nào. Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu kể từ sau cuộc chiến tranh lạnh giữa Matxcơva và Bắc Kinh từ thập niên 60 đến thập niên 80.

mardi 18 juillet 2017

Một năm sau phán quyết Biển Đông, một sự im lặng dối lừa

Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo tại Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Trường Sa. Ảnh vệ tinh tháng 6/2017.

Theo nhà nghiên cứu Benoit Hardy-Chartrand trên Japan Times, có nhiều đổi thay và nhiều điều vẫn tồn tại, một năm sau khi Tòa Trọng tài Thường trực La Haye ra phán quyết về Biển Đông. Tháng 7/2016, Tòa Trọng tài đã dội một gáo nước lạnh vào tham vọng của Bắc Kinh, khi tuyên bố Trung Quốc không có « quyền lịch sử » tại Biển Đông, và đường lưỡi bò tự vẽ là vô căn cứ, khẳng định Bắc Kinh đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Được cho là bước ngoặt quan trọng trong tranh chấp Biển Đông, phán quyết trọng tài vẫn đang là trung tâm tranh luận tại châu Á-Thái Bình Dương cũng như tại phương Tây. Một số người cho là phán quyết đã làm giảm căng thẳng, nhưng họ không thể đưa ra những bằng chứng để khẳng định tuyệt đối.

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại Tây Tạng

Quân đội Trung Quốc trong một cuộc tập trận hồi năm 2016 tại Aundh in Pune cách Mumbai, Ấn Độ, 140 cây số về phía Đông Nam. Ảnh minh họa.

Báo chí Ấn Độ ngày 17/07/2017 dẫn nguồn tin từ Hoa lục cho biết quân đội Trung Quốc đã tiến hành tập trận bắn đạn thật tại Tây Tạng, trong bối cảnh biên giới Ấn-Trung đang căng thẳng.
Theo đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV, địa điểm diễn ra cuộc tập trận là khu tự trị Tây Tạng, nhưng không cho biết thời gian cụ thể. Còn theo Hoàn Cầu Thời Báo, đơn vị tham gia là bộ chỉ huy quân sự khu vực Tây Tạng, một trong hai đơn vị cao nguyên của quân đội Trung Quốc, hiện đang giám sát đường biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, tại nhiều đoạn giáp với vùng núi Tây Tạng.

Việt Nam lôi kéo Ấn Độ vào Biển Đông

 Brahmos, loại hỏa tiễn siêu thanh lợi hại có thể phóng đi từ tàu ngầm, mà Ấn Độ định bán cho Việt Nam.

Theo Asia Times, Hà Nội mới đây đã mời gọi New Delhi đóng một vai trò quan trọng hơn tại vùng biển tranh chấp, nhấn mạnh mối quan tâm của cả đôi bên trước tham vọng của Trung Quốc.
Trong một động thái ý nghĩa về địa chính trị, Việt Nam đã chính thức đề nghị Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn tại Biển Đông. Một lời mời mà New Delhi dường như cũng sẵn sàng, với cái nhìn đầy lo ngại về phía Trung Quốc.

Ấn, Nhật, Mỹ, Việt : Bốn nước ngáng chân Trung Quốc tại Biển Đông

Biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông.

Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan. Đó là vì Trung Quốc bác bỏ phán quyết, nhưng đã tăng cường hợp tác kinh tế với một số nước để chắc chắn rằng không ai có thể gây phiền nhiễu.
Trung Quốc có quân đội đứng thứ ba thế giới và tổng sản phẩm nội địa thứ nhì thế giới, khiến khó thể đối phó với việc Bắc Kinh kiểm soát Biển Đông, đặc biệt đối với các quốc gia Đông Nam Á nhỏ yếu hơn. Nhưng không phải tất cả đều bó tay, mà theo nhà báo Ralph Jennings, có bốn quốc gia sau đây có thể tạt một gáo nước lạnh vào tham vọng kiểm soát vùng biển 3,5 triệu kilomet vuông giàu tài nguyên và mang tính chiến lược này.

mercredi 12 juillet 2017

Việt Nam chuẩn bị đối thoại với Giáo hội Công giáo về Đan viện Thiên An

Đan viện Thiên An ở Huế

Reuters ngày 11/07/2017 loan báo chính quyền Việt Nam đã có kế hoạch đối thoại với Giáo hội Công giáo và hàng giáo sĩ để giải quyết vụ tranh chấp đất đã biến thành bạo động vào tháng trước.
Ủy ban tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết sẽ gặp gỡ các tu sĩ ở Đan viện Thiên An và các nhân vật có trách nhiệm của Giáo hội ở Huế để cố gắng giải quyết tranh chấp. Thông cáo của ủy ban hôm qua viết rằng sẽ « cân nhắc nguyện vọng chính đáng của Đan viện Thiên An, trong khuôn khổ pháp luật cho phép », tuy nhiên không cho biết thời điểm cụ thể.

vendredi 19 mai 2017

Máy bay Trung Quốc đối đầu với phi cơ Mỹ ở Biển Hoa Đông

Phi cơ WC-135 Constant Phoenix của Mỹ.

Hai máy bay SU-30 của Trung Quốc tối qua, 18/05/2017, đã ngăn chặn một phi cơ quân sự Mỹ phía trên Biển Hoa Đông.
Theo NBC News, chiếc phi cơ WC-135 Constant Phoenix của Mỹ hôm thứ Tư 17/05 đang làm nhiệm vụ thường lệ trên không phận quốc tế biển Hoa Đông, thì bị hai chiếc Sukhoi 30 của Trung Quốc ngăn chận. Phi hành đoàn Mỹ cho biết đây là hành động « thiếu chuyên nghiệp », « do cách điều khiển của phi công Trung Quốc, cũng như tốc độ và khoảng cách rất gần giữa hai máy bay ». 

jeudi 13 avril 2017

Chúng ta đã mất Biển Đông chưa ?


« Chúng ta đã bị mất Biển Đông hay chưa ? ». Đó là tựa đề bài viết của giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, ông Gregory B.Poling, trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ngày 11/04/2017.
Theo chuyên gia Poling, Trung Quốc đang ngày càng có nhiều quyền lực trên Biển Đông, nhờ vào các căn cứ có thể sử dụng cho mục đích quân sự lẫn dân sự tại quần đảo Trường Sa, và việc nâng cấp các thiết trí quân sự ở Hoàng Sa. Bắc Kinh nhất quyết bảo vệ « quyền lịch sử » rộng rãi nhưng lại được định nghĩa một cách mơ hồ của mình, về « đường lưỡi bò » chín đoạn, vốn vi phạm luật pháp quốc tế.

mardi 7 mars 2017

Biển Đông : Trung Quốc xây thêm căn cứ hậu cần trên đảo Hải Nam

Ảnh vệ tinh của CSIS công bố ngày 22/02/2017 cho thấy Trung Quốc các công trình kiên cố trên Đá Chữ Thập ở Trường Sa.

Một căn cứ hậu cần sẽ được xây dựng ở đảo Hải Nam. Hoàn cầu Thời báo hôm nay 06/03/2017 dẫn lời thị trưởng Tam Sa – cơ quan hành chính do Bắc Kinh thành lập để quản lý khu vực đang bị nhiều nước tranh chấp tại Biển Đông – cho biết như trên.
Theo lời thị trưởng kiêm bí thư Tiêu Kiệt (Xiao Jie), chính quyền Bắc Kinh đã phê duyệt một đề án bảo vệ môi trường tại Hoàng Sa, Trường Sa, bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa, trực thuộc cái gọi là « thành phố Tam Sa »).

samedi 28 janvier 2017

Donald Trump đã xây tường ở… Scotland


Ông Michael Forbes, người láng giềng đối diện sân gôn của Donald Trump.
(LCI 27/01/2017) Xung quanh khu vực sân gôn thuộc sở hữu của Donald Trump ở Scotland, nhà tỉ phú đã cho xây lên một bức tường ngăn cách với láng giềng xung quanh. Và sau đó Trump đã gởi hóa đơn cho họ, cũng giống như những gì đang định làm với nước láng giềng Mêhicô.

samedi 14 janvier 2017

Biển Đông : Đã đến lúc phải dằn mặt Bắc Kinh

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift cảnh báo tình hình căng thẳng ở Biển Đông, 06/10/2015.

Trong phần một mang tựa đề« Vì sao phương Tây lại để Bắc Kinh làm mưa làm gió trên Biển Đông ?», chuyên gia Ross Babbage (*) đã phân tích những lý do vì sao Bắc Kinh có thể tự tung tự tác trên Biển Đông cho đến nay. Ở phần hai, tác giả đề nghị những biện pháp cụ thể cho chính quyền Donald Trump sắp tới.

Theo ông, một trong những vấn đề cốt lõi trong cách xử sự của chính phủ Mỹ, Nhật và Úc là trần thuật sai hẳn những lợi ích từ liên minh. Các liên minh này chắc chắn là mang lại lợi ích lớn lao, qua tự do hàng hải và hàng không, giải quyết một cách hòa bình những tranh chấp chủ quyền trong khu vực phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, lợi ích to lớn nhất của đồng minh thực sự vượt xa khỏi những mục tiêu giới hạn, chủ yếu mang tính chiến thuật này.

Vì sao phương Tây lại để Bắc Kinh làm mưa làm gió trên Biển Đông ?

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận tại Biển Đông, tháng 12/2016.

Nhà nghiên cứu Ross Babbage trong một bài phân tích trên trang War On The Rocks (trang mạng chuyên phân tích vấn đề an ninh, trụ sở tại Washington) nhận định, bây giờ là thời điểm để nhanh chóng hành động một cách khôn ngoan trước những cuồng vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Bài viết này là một phần trong báo cáo của tác giả cho Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Ngân sách, mang tựa đề « Đối phó với những hành động phiêu lưu của Bắc Kinh trên Biển Đông : Các chọn lựa chiến lược cho chính quyền Trump ».

Theo tác giả, chính sách của Hoa Kỳ và các đồng minh thân cận đã thất bại. Những tuyên bố lặp đi lặp lại về lợi ích giới hạn đi kèm với những đợt cho phi cơ và chiến hạm tuần tra không ngăn được chương trình xây lên các đảo nhân tạo của Bắc Kinh, cũng như ý đồ thống trị khu vực về mặt quân sự.

jeudi 12 janvier 2017

Ngoại trưởng do Trump đề nghị đòi cấm Trung Quốc léo hánh đến Biển Đông


Ông Rex Tillerson trong buổi điều trần ngày 11/01/2017 trước Thượng viện Mỹ.
(Reuters 11/01/2017) Ngoại trưởng do tổng thống tân cử Mỹ bổ nhiệm hôm thứ Tư 11/01/2017 vạch ra con đường cho một cuộc đối đầu nghiêm trọng với Bắc Kinh, nói rằng Trung Quốc phải bị cấm vào các đảo đã xây lên tại vùng Biển Đông tranh chấp.
 

Nhằm chọc tức Bắc Kinh, ông Rex Tillerson phát biểu trong buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện là việc bồi đắp đảo và bố trí các thiết bị quân sự của Trung Quốc trên các đảo này « cũng giống như việc Nga sáp nhập Crimée của Ukraina ».

vendredi 2 septembre 2016

Putin bác bỏ việc đổi chác với Nhật về quần đảo Kuril

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và tổng thống Nga Vladimir Putin tại Vladivostok, 02/09/2016.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay 02/09/2016 đã bác bỏ ý tưởng nhượng một hòn đảo thuộc quần đảo Kuril cho Nhật Bản, để đổi lấy việc tăng cường hợp tác kinh tế với Tokyo. Tuyên bố trên được đưa ra vài giờ trước cuộc hội đàm với thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Trả lời hãng tin Bloomberg, tổng thống Nga nói : « Chúng tôi không bán đi lãnh thổ của mình, cho dù vấn đề hiệp ước hòa bình với Nhật Bản là rất quan trọng, và chúng tôi mong cùng với các bạn Nhật tìm ra được giải pháp ».