Affichage des articles dont le libellé est Năng lượng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Năng lượng. Afficher tous les articles

vendredi 2 décembre 2022

Lê Xuân Nghĩa - Nga vô hiệu hóa thành công kế hoạch áp giá trần dầu thô của EU

 

Trước âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch phương Tây áp đặt giá trần lên dầu thô của Nga, với mục địch làm mất uy tín đồng chí Putin kính mến và làm suy yếu kinh tế nước Nga vĩ đại.

Điện Kremlin đã đi trước một bước là chủ động hạ giá dầu của mình, cụ thể là dầu Urals chỉ còn 51 USD/thùng trong suốt tuần qua.

Và mãi đến hôm nay, ngày 02/12, EU mới chốt và thông qua được giá trần áp đặt lên dầu thô của Nga là 60 USD/thùng. Đây là một bước đi táo bạo mà không chỉ khiến EU bất ngờ mà thế giới cũng ngã ngửa, không kịp trở tay.

mardi 8 novembre 2022

Đỗ Duy Ngọc - Nói chuyện xăng dầu

 

Nếu đem luật ra mà nói chuyện thì ở xứ này chưa bao giờ có luật cấm mua xăng bằng can, bình, chai lọ.

Bởi xăng dầu không chỉ dành cho xe hơi hay xe gắn máy mà nó còn là nhiên liệu cho ghe, tàu, cho máy móc và những thứ cần vận hành bằng xăng dầu nữa. Nếu không cho mua xăng dầu bằng can, bình thì không lẽ đem ghe tàu, máy móc đến trực tiếp trạm xăng.

Điều hành kiểu gì mà thời đại này thành phố Hồ Chí Minh và cả thủ đô Hà Nội tràn lan người bán xăng lẻ ở vỉa hè chẳng khác chi thời bao cấp. Hình ảnh cục gạch và tờ giấy cuốn cắm vào, hình ảnh những chai xăng phơi giữa đường lộ gợi cho người dân nhiều suy nghĩ về chuyện quản lý và điều phối của Bộ Công Thương và cả chính phủ nữa.

dimanche 25 septembre 2022

Phó Đức An - Putin đạp ga tăng tốc, Nga tiến gần đến đói nghèo

 

Nếu ông cha bạn để lại một tài sản khổng lồ cho bạn, nhưng bạn không biết giữ, không biết làm ăn thận trọng, hợp pháp.

Suốt ngày tung tiền ăn chơi phá phách, cờ bạc rượu chè vô độ không kiềm hãm, trong khi đó bạn bị mọi người ruồng bỏ. Không còn cơ hội làm ăn kiếm thêm tiền, đồ vật quý giá đem bán lấy tiền cũng chẳng ai đoái hoài. Bạn rơi vào tình cảnh ngồi ăn núi lở, nhưng vẫn phải chi nhiều tiền để chữa trị bệnh tật dai dẳng bám trên người.

Thử hỏi, với tình cảnh như vậy, bạn chống cự được bao lâu? Đấy chính là khái niệm rõ nét diễn giải mộc mạc nhất về ý đồ cấm vận, phong tỏa, bầy binh bố trận của mấy cái đầu Do Thái Mỹ hòng bóp chết kinh tế Nga.

dimanche 18 septembre 2022

Nga lộ mặt dùng khí đốt làm công cụ chính trị


Đăng ngày:

Lần đầu ba binh chủng Trung Quốc tập trận với Nga

Le Figaro chú ý đến việc « Putin muốn củng cố sức mạnh quân sự tại Châu Á-Thái Bình Dương », trong khi « Bắc Kinh hỗ trợ đồng minh Nga đối phó với Hoa Kỳ ». « Đối tác không giới hạn » giữa đôi bên trải rộng xa khỏi biển Okhotsk : quân đội Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vostok ở vùng Viễn Đông Nga, nhằm gây áp lực lên Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng minh của Mỹ ở Đông Bắc Á. 

Đến 2023 tương quan lực lượng với Nga sẽ thay đổi do cấm vận


Đăng ngày:

Anh quốc có « Bà đầm thép mới » Liz Truss

Sự kiện bà Liz Truss trở thành tân thủ tướng Anh được nhiều báo chạy tựa trang nhất với tên gọi « Bà đầm thép mới », trong khi Ukraina tiếp tục là chủ đề của nhiều bài phóng sự. Les Echos cho rằng đây là « Một Brexit thứ hai của Anh ». Bà Liz Truss lên lãnh đạo một đất nước đang yếu đi vì ba cú sốc : Brexit, Covid và năng lượng.

vendredi 20 mai 2022

Trần Quốc Quân - Chiến tranh ăn cướp

Cướp tủ lạnh, máy giặt, tivi... chỉ là muỗi, là cá nhân lính Nga cướp.

Cướp lúa mì, lúa mạch, máy gặt đập, máy kéo... đem về Nga và xuất khẩu là cướp có tổ chức, nhưng chỉ ở tầm chiến thuật.

Còn cướp điện hạt nhân chuyển về Nga mới là cướp có tính chiến lược, ở tầm nhà nước.

Kim Văn Chính - Nga trơ trẽn yêu cầu Ukraina mua điện từ nhà máy Zaporozhye do Nga cướp được

 

Sang đến thế kỷ 21 rồi mà sao Nga vẫn trơ trẽn trong chuyện cướp đất, cướp tài sản của nước khác.

- Cướp lúa mì của Ukraina nửa triệu tấn, Nga mang đi bán ở các nước Trung Đông.

- Nay Nga lại yêu cầu Ukraina phải mua điện từ chính nhà máy điện của Ukraina mà Nga cướp quyền kiểm soát.

mercredi 18 mai 2022

Lưu Trọng Văn - Hai điều rất nên chú ý qua phát ngôn của thủ tướng tại Mỹ

 

Luôn hiểu rằng ở Việt Nam không có bất cứ phát ngôn nào về quan điểm chính trị của một lãnh đạo là phát ngôn cá nhân, thậm chí là tổng bí thư.

Và cũng luôn hiểu rằng ở Việt Nam hầu như không có chuyện một cá nhân lãnh đạo quốc gia nào họp kín với một cá nhân lãnh đạo quốc gia khác. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt và thống nhất chung.

Chính vì vậy những quan điểm thể hiện qua phát ngôn của thủ tướng Phạm Minh Chính tại Mỹ vừa qua phải được hiểu là đường lối chung của lãnh đạo Việt Nam.

samedi 26 mars 2022

Lê Huy Lương - Trớ trêu

 

Tin tức từ chiến trường Ukraine ngày hôm qua, ngày thứ 29, cho biết là quân đội Ukraine đã bắt đầu phản công.

Đồng thời cũng có tin Putin đã đổi mục tiêu từ tiêu diệt chế độ “phát xít” của Ukraine, thành giải phóng Donbass.

Hiển nhiên, chúng ta cần thận trọng với những tin tức quân sự, vì không phe nào lại nhận mình đang thua. Đáng kể là chính EU đã thay đổi lập trường chính trị cơ bản, từ “chung sống hòa bình” với Liên bang Nga, thành dứt khoát cắt đứt liên hệ thương mại với Nga, và “hợp tác chặt chẽ với đồng minh đáng tin cậy là Hoa Kỳ”.

vendredi 11 mars 2022

Dầu khí, một cuộc chiến khác giữa phương Tây với Nga


Đăng ngày:

 

Cấm vận dầu khí Nga và những hệ quả là chủ đề chiếm trang nhất tất cả nhật báo lớn của Pháp hôm nay. Le Figaro chạy tựa « Pháp trước giá dầu khí tăng vọt », La Croix nói về « Bài toán khí đốt Nga ». Le Monde đặt câu hỏi, « Châu Âu có thể không dùng khí đốt của Nga?», trong khi Les Echos nêu ra « Các hướng để tránh lệ thuộc vào khí đốt Nga ». Libération khẳng định « Dầu khí Nga, một cuộc chiến tranh khác đã được tuyên bố ».

jeudi 10 mars 2022

Ngô Nhân Dụng - Bớt đổ xăng, bớt đổ máu

 

Chính các đại biểu quốc hội, thuộc cả hai đảng đã thúc đẩy khiến ông Biden phải quyết định. Nhưng 79% dân Mỹ ủng hộ hành động này. Người Mỹ chấp nhận bớt đổ xăng để dân Ukraine bớt đổ máu.

Giá xăng sẽ tăng lên sau khi Mỹ ngưng nhập cảng dầu khí của Nga. Khắp thế giới giá dầu sẽ tăng theo khi Mỹ phải mua dầu thô từ nước khác.

Mỹ ngưng mua dầu, khí của Nga khiến giá dầu trên thế giới lên cao. Dầu nhập cảng vào Mỹ chỉ có 8% mua từ nước Nga. Một nửa số dầu do Nga xuất cảng, chiếm 7% cả thế giới, chuyển qua Âu châu nên các nước này không thể làm theo Mỹ. Âu châu chỉ quyết định sẽ giảm bớt số 2 phần 3 số khí đốt mua của Nga, trong năm nay và sẽ xây dựng thêm các bến nhập cảng khí đốt đã hóa lỏng (LNG) để nhận các tàu cung cấp từ Mỹ và vùng Trung Đông.

mardi 8 mars 2022

Cấm nhập dầu khí Nga : Phương Tây bất đồng, Matxcơva dọa cắt khí đốt với Berlin


Đăng ngày:

Tổng thống Joe Biden đã họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Anh hôm qua, đề nghị ủng hộ Hoa Kỳ trong việc cấm vận dầu lửa Nga. Tuy nhiên Reuters dẫn hai nguồn tin thông thạo cho biết, nếu cần, Mỹ vẫn có thể một mình hành động mà không cần đến các đồng minh châu Âu.

Tại Hoa Kỳ, áp lực ngày càng lớn đòi hỏi cấm nhập dầu khí từ Nga, nhưng tổng thống Joe Biden vẫn chưa quyết định, Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình :

vendredi 5 novembre 2021

Khí hậu : Lượng khí phát thải CO2 lại tăng đến gần mức kỷ lục trước Covid


Đăng ngày:

Đại dịch đã làm nền kinh tế nhiều nước vốn rất lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch phải ngưng hoạt động, dẫn đến sụt giảm lượng khí phát thải đến 5,4% trong năm 2020. Nhưng năm 2021, lượng khí này lại tăng lên 4,9%, chỉ kém mức kỷ lục của năm 2019 có 1%, theo nghiên cứu của Global Carbon Project được công bố nhân hội nghị COP26.

Khí thải do dầu lửa tăng 4,4% trong năm 2021, chưa bằng kỷ lục trước Covid, tuy nhiên các tác giả báo cáo nhấn mạnh lĩnh vực giao thông vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, nên tỉ lệ này sẽ còn tăng lên.

jeudi 28 octobre 2021

Magnésium: Châu Âu lệ thuộc Trung Quốc


Đăng ngày:


Trang Ý kiến của Le Figaro đặt vấn đề « Magnésium : Khi châu Âu lệ thuộc vào Trung Quốc ». Sau đỉnh dịch, tất cả đều thiếu. Nhân công một số đã chuyển nghề khác, hoặc vẫn chưa quay lại thị trường lao động. Nguyên vật liệu được lùng sục sau thời gian ít được đầu tư. Vận chuyển chậm lại do ảnh hưởng của chuỗi hậu cần cung ứng toàn cầu. Chất bán dẫn là mặt hàng được tìm kiếm nhiều nhất, nằm trong tay một số ít nhà sản xuất. Và một mặt hàng mới kéo dài thêm danh sách khiếm hụt đang đe dọa sự hồi phục kinh tế, mang số 12 trong bảng tuần hoàn Mendeleiev : đó là magnésium.

samedi 10 avril 2021

Biển Đông: Trung Quốc cho tàu tên lửa đuổi tàu dân sự Philippines


Đăng ngày:

Theo Bloomberg, tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), hai tàu phóng tên lửa Type 22 của Trung Quốc (NATO xếp vào lớp Houbei) đã rượt đuổi một tàu chở phóng viên đài ABS-CBN của Philippines trong suốt một tiếng đồng hồ. Các tàu vũ trang hiện đại này tiến gần đến nỗi có thể nhìn thấy bằng mắt thường số hiệu « 5101 », đôi khi áp sát tàu dân sự Philippines. Chiếc tàu chở các nhà báo rốt cuộc phải quay về.

Đây là lần đầu tiên tàu quân sự Trung Quốc công khai uy hiếp tàu dân sự của một nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, có thể là một bước leo thang mới trong khi lâu nay Bắc Kinh chỉ sử dụng lực lượng dân quân biển.

samedi 27 février 2021

Nguyễn văn Hoa - Chuyện "Điên Nặng" ở Texas : Vì Đâu Nên Nỗi ?


* Lời giới thiệu của Nguyễn Chính : Ông bạn đồng môn thời Trung học của tôi, Nguyễn Văn Hoa, là người đã gần 40 năm “lăn lộn” trong nghề “điên nặng” sau khi tốt nghiệp Phú Thọ ở Sài Gòn và hiện định cư tại Hoa Kỳ. Ông đã về hưu và Tết vừa rồi đã phải đón xuân trong một hoàn cảnh “không điện, không nước và cũng không Internet” tại Austin, thủ phủ của tiểu bang Texas ! Điện là “nghề của chàng” nên trong một email viết ngày Mùng 10 Tết Tân Sửu ông vừa “than trời” cũng vừa “than người” về những ngày “điên nặng”. Vì là một kỹ sư điện, ông không chỉ than thở mà còn có những ý kiến chuyên môn phân tích sự kiện để tìm hiểu vấn đề… Thư hơi dài nhưng cũng mời các bạn ráng đọc hết (nếu đủ kiên nhẫn) !

Sau ngày 23 tháng Chạp đưa ông Táo về trời, tôi khấp khởi mừng thầm vì năm Canh Tý – năm tuổi của tôi – sắp hết mà chưa có điều gì xui xẻo lớn xảy đến. Không dè đến đêm 27 và 28 tháng Chạp, trời Austin (Texas) trở mưa lớn, và nhiệt độ tụt xuống đến 20° Fahrenheit (khoảng ­7° Celsius) [Phải là -7° Celsius, tác giả viết thiếu dấu -. Chú thích của Nguyen Chính]. Và sáng hôm sau, 29 tháng Chạp, khoảng 11 giờ sáng nhà tôi bị cúp điện.

Điện nhà tôi do thành phố Austin cung cấp dưới cái tên nghe rất kêu là “Austin Energy.” Nghĩ trong đầu là không bao lâu sẽ có điện trở lại, vợ chồng tôi hồn nhiên ăn cơm trưa dưới ánh nến (mua dùng cúng Tết), và rồi kiên nhẫn ăn tối và bực bội cúng giao thừa cũng dưới ánh nến.

vendredi 26 février 2021

Ngô Nhân Dụng - Tất cả chỉ vì chuyện chính trị


Nước Mỹ được coi là quốc gia tiến bộ nhất thế giới, ít nhất trên các mặt kinh tế, khoa học, nghệ thuật quản trị. Nền y tế với những bác sĩ giỏi nhất, các bệnh viên có dụng cụ mới nhất, phát minh những thứ thuốc hiệu quả cao nhất.

Nhưng trong năm qua hơn 500 ngàn người chết vì bệnh dịch Covid-19, một phần năm số nạn nhân cả thế giới, mặc dù chỉ chiếm 4.5 phần trăm dân số toàn cầu. Sinh viên khắp thế giới tìm đến Mỹ học MBA về quản trị. Quản trị là phải biết tiên liệu, lập kế hoạch đề phòng. Tuần trước, 3, 4 triệu người bị mất điện, ở một tiểu bang 29 triệu dân, rồi sau đó trong nhà không có nước dùng. Phải công nhận đó là những thất bại lớn.

Tại sao lại thất bại như vậy?

dimanche 7 février 2021

Lưu Trọng Văn - Lẽ công bằng


Đến thăm giáo sư Tương Lai, nguyên thành viên tổ Tư vấn của chính phủ, người có quan hệ thân thiết với thủ tướng Võ Văn Kiệt, gã nhận được nhiều chia sẻ tâm huyết của giáo sư về hiện tình Đất nước.

Sau đó giáo sư hỏi nhận định của gã về đại hội 13, vì sao ông Trọng, ông Phúc ở lại, vì sao ông Bình ra đi và vì sao người có một số dư luận không hay như Trần Tuấn Anh lại vào Bộ Chính trị ?

Gã nói ý chủ quan của mình.

jeudi 3 décembre 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Thủy điện nhỏ và vấn đề lũ lụt


1. VỀ TÁC ĐỘNG ĐA DẠNG CỦA THỦY ĐIỆN Ở BA MIỀN BẮC TRUNG NAM

Thủy điện là nguồn năng lượng quý giá. Nhưng phải được sử dụng một cách khoa học. Nếu không, nó sẽ mang lại những tác hại khôn lường.

Trong thời kỳ phát triển công nghiệp ban đầu, các quốc gia đều cần đến thủy điện và thường tập trung phát triển thủy điện. Sự phụ thuộc lớn vào thủy điện đã dẫn đến các vi phạm vượt ngoài tầm kiểm soát và để lại các tác hại cho con người cùng môi trường. Mức độ tác hại có khác nhau tùy theo sự kiểm soát ở mỗi quốc gia.

mercredi 11 novembre 2020

Lưu Trọng Văn - Quốc hội cần sớm ra Luật Thủy điện, trả lại Bình yên cho con người.


Nhà máy thủy điện đầu tiên trên thế giới là tại Anh năm 1870. Nhưng Anh, nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, không hề là cường quốc thủy điện. Trong 73 thủy điện lớn có công suất hơn 2000 MW trên thế giới thì Trung Quốc chiếm 21 nhà máy với tổng công suất 105.000 MW, và sắp hoàn thành thêm ba nhà máy khổng lồ nữa.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nước nào đang tập trung năng lượng thủy điện thì nước đó đang phát triển nóng. Phát triển nóng là ưu tiên cho phát triển và lợi nhuận, bất chấp tác động của môi trường thiên nhiên.

Trước hết phải thấy tác dụng của thủy điện: đó là nguồn năng lượng tái tạo, rẻ và tạo nguồn nước tập trung để có thể điều tiết phục vụ nông nghiệp, dân sinh. Chính vì vậy thủy điện chiếm 20% lượng điện của thế giới.