Affichage des articles dont le libellé est Miến Điện. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Miến Điện. Afficher tous les articles

mardi 23 mars 2021

Miến Điện : Châu Âu trừng phạt 11 sĩ quan đảo chính, dân biểu tình cả ban đêm


Đăng ngày:

Trước cuộc họp các ngoại trưởng Liên hiệp Châu Âu, ông Borrell tuyên bố sẽ trừng phạt 11 người liên can đến đảo chính và đàn áp người biểu tình.Về phía tập đoàn điện lực Pháp EDF loan báo ngưng dự án đập thủy điện Shweli-3 trị giá 1,51 tỉ đô la ở bang Shan liên doanh với Nhật Bản và Miến Điện. EDF khẳng định « tôn trọng các quyền căn bản của con người là điều kiện tiên quyết cho mỗi dự án ». 

Tại Miến Điện, người dân ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai của nước này đã biểu tình vào sáng sớm hôm nay, sau cái chết của tám người biểu tình hôm Chủ nhật. Hôm qua, có khoảng 50 người khác bị thương, cho đến 23 giờ vẫn vang nhiều tiếng súng. Người dân ở một số khu phố Rangoon cũng xuống đường vào rạng sáng hôm nay.

dimanche 21 mars 2021

Bùi Chí Vinh - Đôi mắt Myanmar


 

Đôi mt căm hn ca thiếu n Myanmar

Làm tôi nh li tui ca tôi 17

Tui không biết thế nào là s hãi

Song st xà lim hoc chết là cùng

Máu đ bên ngoài nhưng máu trong tim vn chy

Lũ bo quyn hay đa con gái, ai run ?

Quân đội Miến Điện và những « đồng tiền máu »


Đăng ngày:

Từ sau vụ đảo chính đến nay, đã có hơn 200 người Miến Điện thiệt mạng. Nhiều nạn nhân bị các tay súng thiện xạ bắn vào đầu khi họ xuống đường, số khác bị lãnh đạn một cách hú họa. Người dân vẫn tiếp tục biểu tình, nhưng trước sự kiên quyết của quân đội, nhiều người đặt hy vọng vào phong trào tẩy chay, bất tuân dân sự.

Một số dấu hiệu cho thấy tập đoàn quân sự đang thiếu tiền mặt. Vài ngày sau đảo chính, ngân hàng trung ương cố gắng chuyển 1 tỉ đô la từ Federal Reserve Bank ở New York về, nhưng bị chính phủ Mỹ chận lại. Hôm 15/02, chính quyền định bán 200 tỉ kyat (142 triệu đô la) trái phiếu kỳ hạn 5 năm, nhưng không thành công.

mardi 16 mars 2021

Miến Điện : Dân trút giận vào Trung Quốc, giới sư sãi đứng ngoài


Đăng ngày:


Tại Miến Điện, con số người biểu tình thiệt mạng tiếp tục tăng lên, hôm Chủ nhật ít nhất 50 người, và theo tờ The Irrawady được Libération dẫn lại, là 73 người, chỉ bốn ngày sau khi Hội Đồng Bảo An lên án. Trong sáu tuần qua, ít nhất 183 người biểu tình đủ mọi lứa tuổi hoặc chỉ là người qua đường, đã bị thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Bên cạnh đó, có 2.156 người bị bắt hoặc bị kết án, chỉ có 319 người được trả tự do. Hàng loạt trí thức, công chức đình công nay đã vào tù ; và theo lệnh thiết quân luật tại sáu quận của Rangoon sau ngày Chủ nhật đẫm máu vừa rồi, tất cả những ai bị ra trước tòa án quân sự sẽ bị ít nhất ba năm tù khổ sai, internet thường xuyên bị cắt. Bà Aung San Suu Kyi bị cáo buộc thêm tội danh nhận hối lộ 600.000 đô là và 11 ký vàng.

mardi 23 février 2021

Nguyễn Đình Bổn - Dân Myanmar, dân Việt Nam, dân Bắc Triều Tiên, dân Trung Quốc đại lục !


Vì sao dân Myanmar dám biểu tình liên tục để đòi chính quyền dân chủ dân sự?

Vì sao dân Bắc Triều Tiên không bao giờ dám biểu tình?

Vì sao người Việt Nam đi biểu tình chưa từng vượt quá con số 10.000 trên 100 triệu người?

Mỹ trừng phạt hai tướng lãnh Miến Điện, G7 lên án việc đàn áp biểu tình


Đăng ngày:

Reuters dẫn thông cáo bộ Tài chính Mỹ cho biết hai nhân vật bị trừng phạt là tướng Maung Maung Kyaw, tư lệnh không quân và tướng Moe Myint Tun, cựu tổng tham mưu trưởng quân đội nay là giám đốc cơ quan giám sát các chiến dịch đặc biệt. Tài sản của hai người này tại Mỹ bị phong tỏa.

Bộ Tài chính cho biết sẽ có những biện pháp bổ sung nếu quân đội không để chính phủ dân cử hoạt động trở lại. Ngoại trưởng Antony Blinken trong một thông cáo riêng rẽ cũng cảnh báo sẽ có những trừng phạt mới, đồng thời đòi hỏi quân đội và cảnh sát Miến Điện chấm dứt tấn công người biểu tình, trả tự do cho những người bị bắt.

mercredi 17 février 2021

Quân đội Miến Điện sẽ sớm mạnh tay đàn áp biểu tình ?


Đăng ngày:


Miến Điện và đại dịch corona là hai chủ đề chính trên trang nhất báo Pháp hôm nay

samedi 13 février 2021

Miến Điện đảo chính, Trung Quốc bắt cá hai tay


Đăng ngày:


L’Express tuần nàyphân tích « Miến Điện : Sau vụ đảo chính, Trung Quốc duy trì nhiều phương án ». Tờ báo chú ý đến sự kiện ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp tướng Min Aung Hlaing tại thủ đô Miến Điện mới đây. Liệu ông có biết vị tướng sắp về hưu ba tuần nữa sẽ đảo chính, và bắt giữ bà Aung San Suu Kyi hay không ? Một dấu hiệu mang tính cảnh báo : tướng Min khi gặp ông Vương đã phàn nàn về cuộc bầu cử « gian lận ».

Mặc cho phương Tây phản đối, Trung Quốc vẫn chặn một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhân danh chủ trương « không can thiệp vào chuyện nội bộ » của nước khác. Báo chí Hoa lục thì tuyên truyền rằng cuộc đảo chính chỉ là « một sự cải tổ nội các » quan trọng của Miến Điện.

samedi 6 février 2021

Hàng ngàn người Miến Điện biểu tình phản đối đảo chính, internet bị cắt


Đăng ngày:

« Độc tài quân sự, thất bại ; Dân chủ, chiến thắng », người biểu tình hô vang và giơ cao biểu ngữ. Nhiều người mặc áo đỏ hoặc phất cờ đỏ, màu của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND), đảng của bà Aung San Suu Kyi. Lực lượng an ninh được huy động đông đảo, phong tỏa nhiều con đường và bố trí các vòi rồng.

Trong lúc đoàn người biểu tình ngày càng đông thêm và có những lời kêu gọi tham gia trên mạng xã hội, mạng lưới internet đã bị chặn trên toàn quốc. Theo tổ chức phi chính phủ NetBlocks, đây là lần thứ hai internet bị cắt. Việc truy cập Twitter và Instagram đã bị hạn chế từ hôm qua, do các hashtag như #WeNeedDemocracy, #HeartheVoiceofMyanmar et #Freedomfromfear được sử dụng hàng triệu lần. 

Tâm Chánh - Dân chủ đừng như những cô đào già


Nghe bà Kim Ngân phải cố gắng để Quốc hội có vài chục người ngoài đảng. Cứ như thể ban phát ghế cho dân vậy.

Chợt nhớ đến chuyện anh Lanh sổ thẳng ông Võ Văn Kiệt khi đích thân ông mời cơm khuyên các nhà báo tự ứng cử.

- Chú đừng xúi con nít ăn cứt gà sáp!

Thế là cuộc vận động đó không thành.

jeudi 4 février 2021

Nguyễn Lương Hải Khôi – Nghĩ về nhà sư Thein Sein, cựu tổng thống Miến Điện


Câu chuyện Myanmar chắc phải hỏi thêm nhà sư Thein Sein, bên phải.

Sư trước đây là tổng thống, đại tướng, lập đảng chính trị mới, thả bà San Suu Kyi, cải cách chính trị, mở cửa đất nước với thế giới. Mới làm đến đó, cụ nghỉ, đi tu. Bây giờ cụ là sư trong chùa. 

Bên Tàu có Đặng Tiểu Bình, trước khi rút lui khỏi chính trường, đã chuẩn bị đầy đủ đồ chơi cho người kế nhiệm Giang Trạch Dân (nắm Quân ủy trung ương, nắm chủ tịch nước. Chưa kể còn có một lực lượng vũ trang riêng do bên Đảng trực tiếp nắm, tước các nguồn lực kinh tế khỏi tay quân đội).

mercredi 3 février 2021

Quân đội Miến Điện, một Nhà nước trong Nhà nước


Đăng ngày:

Đến 2015, lần đầu tiên chuyển sang một chính phủ được bầu cử một cách dân chủ, Tatmadaw (quân đội Miến Điện) vẫn là tổ chức do một giai cấp tướng lãnh thống trị, coi thường chính quyền dân sự. Họ có thể tiến hành những cuộc chiến tùy thích, cho đến khi nổi lên những vụ tàn sát người thiểu số Rohingya năm 2017. Liên Hiệp Quốc tố cáo các tướng lãnh, đứng đầu là tướng Min Aung Hlaing, « mưu toan diệt chủng ». Ngày nay chính vị tướng 64 tuổi này đang nắm trọn quyền hành tại Miến Điện.


Hôm 22/12/2020, tướng Min nhắc nhở Tatmadaw là « cần thiết cho nghĩa vụ bảo vệ Nhà nước », và mở rộng vai trò của quân đội : bảo vệ chính sách quốc gia, đạo Phật, văn hóa truyền thống. Theo nhà nghiên cứu Amara Thiha của think tank độc lập Myanmar Institute for Peace and Security, định nghĩa này quan trọng vì « giới quân nhân không tự đặt mình cao hay thấp hơn Nhà nước, mà là một định chế song song, tập trung vào nghĩa vụ quốc phòng ».

lundi 1 février 2021

Mạnh Kim - Aung San Suu Kyi, tượng đài sụp đổ !


Khi Daw Aung San Suu Kyi xuất hiện sau nhiều năm bị quản thúc tại gia cách đây một thập niên, tại văn phòng làm việc của bà, chồng hồ sơ báo cáo nhân quyền nằm trên sàn nhà ghi lại nhiều thập niên Myanmar sống trong u ám vẫn còn bốc lên mùi ẩm mốc.

Không có gì khác trong tay ngoài bộ sưu tập các giải thưởng quốc tế, bà cài hoa tươi trên tóc, ngồi mỉm cười và hứa với thế giới hai điều: bà sẽ đảm bảo các tù nhân chính trị Myanmar được trả tự do và sẽ chấm dứt cuộc xung đột sắc tộc dai dẳng kéo dài bảy thập niên.

Mười năm qua, Aung San Suu Kyi đã mang lại hết thất vọng này đến thất vọng khác…

Quân đội Miến Điện đảo chính, bắt bà Aung San Suu Kyi


Đăng ngày:

Thông tín viên Stéphan Lagarde cho biết thêm chi tiết :

« Vẫn có rất ít hình ảnh về đêm đảo chính ở Miến Điện. Đó là vì từ 3 giờ sáng nay (giờ địa phương), mạng internet đã sụp đổ. Ban đầu mạng chỉ hoạt động khoảng 75% so với tốc độ bình thường, rồi sau đó hoàn toàn bị cắt, nhất là tại thủ đô. Mạng lưới điện thoại di động cũng ngưng hoạt động một phần.

vendredi 29 janvier 2021

Cộng đồng quốc tế cảnh báo Miến Điện trước nguy cơ đảo chính


Đăng ngày:

Đại sứ Hoa Kỳ cùng với đồng nhiệm 16 nước hôm nay ra tuyên bố kêu gọi quân đội « gắn bó với các giá trị dân chủ ». Tuyên bố cho biết các nước chờ đợi việc triệu tập Quốc Hội vào ngày 01/02 để bầu lên tổng thống, chủ tịch lưỡng viện, đồng thời phản đối mọi mưu toan thay đổi kết quả bầu cử.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng bày tỏ « mối quan ngại lớn lao » trước tình hình hiện nay ở Miến Điện. Ông cổ vũ các nhân tố tránh mọi dạng khiêu khích, và chứng tỏ tinh thần trách nhiệm.

mercredi 30 décembre 2020

Lưu Trọng Văn - Cần giúp công dân ở Thái Lan và Myanmar có nhu cầu về nước tránh dịch


 Kiến nghị khẩn gửi thủ tướng !

Thái Lan và Myanmar đang là vùng dịch covid phát triển nhanh và rộng. Chắc chắn sẽ tạo biến động mạnh đối với người Việt Nam làm việc và sinh sống ở đó.

Dẫn tới, làn sóng trở về nước bằng mọi cách, trong đó tệ hại nhất là nhập cảnh lậu.

mardi 14 avril 2020

Trò chơi hai mặt của Bắc Kinh tại Miến Điện

Cờ Trung Quốc tại một cánh đồng ở Kokang, vùng biên giới Miến Điện-Trung Quốc. Ảnh tư liệu chụp ngày 24/03/2015. © REUTERS/Wong Campion/File Photo
Đăng ngày:


Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình hồi tháng Giêng sẽ phải mở ra « một kỷ nguyên mới » giữa Trung Quốc và láng giềng Miến Điện. Chuyến đi được cụ thể hóa bằng khoảng 30 hợp đồng liên quan đến việc phát triển « hành lang kinh tế Trung Quốc – Miến Điện », sẽ giúp Bắc Kinh mở được ngõ vào chiến lược sang Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên liệu các nhà lãnh đạo Miến Điện có nhân cơ hội này đặt ra một câu hỏi đã cũ và tế nhị : « Vì sao các ông lại ủng hộ các nhóm thiểu số nổi dậy ở miền bắc mà chúng tôi đang nhọc công đối phó ? »

samedi 4 avril 2020

Hồng y Miến Điện: Trung Quốc phải xin lỗi và bồi thường vì đại dịch corona

Người lao động Miến Điện ở Thái Lan quay về nước trong thời kỳ dịch Covid-19. Ảnh chụp ngày 24/03/2020
Đăng ngày:


Trong bài viết trên mục Ý kiến của UCA News, Hồng y Muang Bo, tổng giám mục Rangoon nhấn mạnh: « Chính chế độ toàn trị Trung Quốc do Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo, chứ không phải là nhân dân nước này, nợ tất cả chúng ta một lời xin lỗi và phải bồi thường về những thiệt hại đã gây ra ».

Hồng y Muang Bo, người đứng đầu Hội đồng Giám mục châu Á tố cáo chế độ Bắc Kinh đã giấu diếm thông tin về nạn dịch xuất phát từ Vũ Hán, trừng phạt các bác sĩ và nhà báo muốn cảnh báo thế giới về sự lan tràn của con virus nguy hiểm.

vendredi 17 janvier 2020

Tập Cận Bình thăm Miến Điện với hàng tỉ đô la cho Con đường tơ lụa mới

Tập Cận Bình hội đàm với bà Aung San Suu Kyi tại Naypidaw ngày 17/01/2020.
Đăng ngày:


Bắc Kinh đề nghị xây dựng một hành lang kinh tế Trung Quốc-Miến Điện (CMEC) với một cảng nước sâu 1,3 tỉ đô la tại Kyaukphyu ở bang Rakhine, mở lối vào Ấn Độ Dương cho Trung Quốc. Một tuyến đường tàu cao tốc sẽ nối cảng này với khu công nghiệp đại quy mô gần đường biên giới chung. Tuy nhiên người dân địa phương lo sợ dự án này sẽ làm cho nhiều người bị mất đất, không còn phương tiện mưu sinh.

Một dự án lớn khác có thể được bàn bạc trong dịp này, đó là đập thủy điện 3,6 tỉ đô la ở Myitsone, bang Kachin. Tập đoàn quân sự cầm quyền trước đây đã ký với Tập Cận Bình năm 2009, nhưng dự án đã phải ngưng lại do bị dân chúng chống đối : cả một vùng có diện tích bằng Singapore sẽ bị chìm dưới lòng nước, gây ra những thiệt hại vĩnh viễn cho dòng sông Ayeyarwady. 

dimanche 15 décembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Về vụ xử "tội ác diệt chủng" Gambia-Miến Điện trước Tòa Công lý Quốc tế


Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) vừa kết thúc phiên họp đầu tiên, hôm kia 13-12-2019, do Gambia yêu cầu "những biện pháp phòng ngừa - provisional measures", chống lại Miến Điện vì tội "diệt chủng" người Rohingya.

Như thường lệ, các phiên tòa quốc tế mở dưới lý do yêu cầu của một bên về (những) "biện pháp phòng ngừa" được nhóm họp rất nhanh chóng, thời gian trung bình một tháng. Gambia nộp đơn kiện lên tòa ICJ vào ngày 11 tháng 11. Đến nay Tòa vẫn chưa có phán quyết (về yêu cầu biện pháp phòng ngừa). Nhưng việc này sẽ không trì trệ quá một tháng. Trong khi vụ kiện, về "nội dung nền tảng", có thể kéo dài nhiều năm.

Các chuyên gia luật quốc tế có những tiên đoán khá bi quan, bởi vì khó có thể có một giải pháp "có thể thực hiện được" để hồi hương dân Rohingya về nơi chôn nhao cắt rún của họ một cách thỏa đáng cho tất cả các bên.