Affichage des articles dont le libellé est Afghanistan. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Afghanistan. Afficher tous les articles

mercredi 25 août 2021

Liên Hiệp Quốc cảnh báo khả năng tội ác chiến tranh ở Afghanistan


Đăng ngày:

Bà Bachelet tuyên bố : « Những tuần lễ vừa qua, văn phòng của tôi đã nhận được các bản báo cáo đáng tin cậy và đau lòng về tác động của các vi phạm luật quốc tế đối với thường dân, cũng như vi phạm nhân quyền từ các bên xung đột. Báo cáo của phái đoàn trợ giúp Liên Hiệp Quốc ở Afghanistan cho thấy từ ngày 01/01 đến 30/06 năm nay số nạn nhân là dân thường đã tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Tất nhiên là tình hình này càng nặng nề hơn trong tháng Bảy và tháng Tám.

Đặc biệt chúng tôi có được các thông tin khả tín về các vi phạm trầm trọng luật lệ quốc tế và nhân quyền tại nhiều khu vực do Taliban trực tiếp kiểm soát.

Afghanistan : Từ thất bại của « state building » đến cuộc di tản hỗn loạn


Đăng ngày:

 

Trang nhất của Les Echos hôm nay đăng ảnh tổng thống Mỹ Joe Biden trên một cái nền u ám với dòng tít « Afghanistan, các bài học của thất bại Mỹ ». Chủ đề Afghanistan vẫn tiếp tục được các báo Pháp bàn luận ở những trang trong. Về các hồ sơ khác, Le Figaro nhận thấy « Ukraina cố đưa Crimée ra khỏi quên lãng ». La Croix phàn nàn trước hố sâu ngăn cách các nước giàu nghèo về vaccin, Le Monde đặt vấn đề liệu có thể đạt được miễn dịch cộng đồng Covid hay không, Libération bàn về tuần lễ làm việc bốn ngày.

Trước hết, tình hình hỗn loạn ở khu vực phi trường Kabul được Les Echos mô tả trong bài « Afghanistan : Di tản trong hỗn loạn », Libération so sánh tình trạng này như « một chiếc bẫy ». Le Figaro cho biết số nạn nhân tăng lên ở sân bay Kabul, còn Le Monde nhận xét « Biden đứng trước thử thách di tản người Mỹ ».

mardi 24 août 2021

Afghanistan : Đồng minh G7 đòi Biden kéo dài thời gian di tản


Đăng ngày:

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm nay 24/08/2021 trong một hội nghị trực tuyến sẽ được các đồng nhiệm G7 đòi hỏi lùi lại hạn chót kết thúc di tản khỏi Afghanistan - được ấn định vào ngày 31/08 - trong khi hàng ngàn người đang tìm cách thoát khỏi phe Taliban.

Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ chủ trì hội nghị, cho biết cuộc họp của các nhà lãnh đạo G7 tập trung vào hoạt động di tản và tương lai của Afghanistan. Ưu tiên trước mắt được dành cho việc hoàn tất di tản các công dân cũng như những người Afghanistan đã cộng tác trong 20 năm qua, và trước khi bước sang giai đoạn mới, cộng đồng quốc tế cần thống nhất phương hướng chung về lâu về dài.

Taliban coi hạn định 31/08 là lằn ranh đỏ. Tổng thống Joe Biden, mà việc xử lý cuộc khủng hoảng Afghanistan khiến các đồng minh thân cận nhất cũng bất bình, không loại trừ việc kéo dài chiến dịch di tản sau thời hạn này.

Afghanistan : Tiền mặt không còn, Kabul có nguy cơ rơi vào khủng hoảng


Đăng ngày:

Từ Kabul, thông tín viên Vincent Souriau gởi về bài phóng sự :

« Chúng tôi đang trên Bank Street - như được mệnh danh – đó là con đường Ngân hàng ở Kabul. Nhưng chẳng cần phải thử làm gì, tất cả đều đã đóng cửa từ một tuần qua. Những cánh cửa đã đóng kín, các máy rút tiền đều không sử dụng được. Và nếu người đàn ông này đến gặp chúng tôi, đó là vì ông ta không còn chịu đựng được nữa. Không còn tiền mặt, chẳng còn gì để nuôi gia đình.

Ba Lan xây tường chặn di dân từ Belarus


Đăng ngày:

Bốn nước trên tuyên bố sẽ bảo vệ người tị nạn theo luật quốc tế, nhưng không chấp nhận việc Belarus dùng di dân như một loại vũ khí. Ba quốc gia Liên hiệp Châu Âu (EU) có biên giới trên đất liền với Belarus là Litva, Latvia và Ba Lan cố gắng ngăn chận các di dân vượt biên bất hợp pháp, nhưng trong nhiều trường hợp, chính quyền Minsk lại đẩy họ về phía biên giới EU gây bế tắc.

Tại biên giới giữa Ba Lan và Belarus, hiện có khoảng 30 di dân bị kẹt lại từ hai tuần trong các điều kiện "vô nhân đạo", theo các tổ chức phi chính phủ. Thông tín viên Damien Simonart ở Vacxava cho biết chi tiết qua phóng sự :

lundi 23 août 2021

Việt Nam, thất bại của Mỹ nhưng Afghanistan là thảm bại của Joe Biden


Đăng ngày:

Ảnh bìa của L’Express là hình vẽ biểu trưng cho lá cờ Mỹ, phía trên là một khuôn mặt đàn ông râu xồm của phiến quân Taliban, chạy tựa « Afghanistan, thất bại của Mỹ ». Tấm ảnh những người đàn ông đầu quấn khăn, cầm súng chiếm trọn trang nhất của L’Obs với dòng tít « Những chiến binh Taliban mới ». 


Có đến ba tuần báo chọn màu đen làm nền để nói về sự kiện chấn động đáng buồn này. Le Point với ảnh nhỏ một thủ lãnh Taliban, đặt câu hỏi « Ai sẽ chận được quân Hồi giáo ? », Courrier International với hình minh họa các phiến quân, nhận định « Afghanistan : Thời của Taliban ». Cũng một màu đen tang tóc với dòng chữ trắng thật to « Thảm bại của Biden », trang bìa tuần báo Anh The Economist ghép bốn tấm ảnh những người Afghanistan đổ xô chạy theo chiếc phi cơ Mỹ trên phi đạo.

Ngô Nhân Dụng - Kabul khác Sài Gòn

 

Có người coi vụ triệt thoái hỗn loạn ở Kabul năm 2021 là “Sài Gòn của Biden.” Người Việt nào đã sống qua thời chiến, hoặc đã học lịch sử, thì biết dù số phận tương đồng, Sài Gòn rất khác Kabul.

Trước hết, cuộc chiến chỉ xảy ra tại Afghanistan sau khi Mỹ tấn công tìm bắt Osama bin Laden, trả thù vụ khủng bố 11 tháng 9 tại New York. Al Qaeda tan vỡ và 10 năm sau, bin Laden chết, quân Mỹ vẫn ở lại cho nên dính líu mãi.

Cuộc nội chiến hai miền Nam - Bắc Việt Nam đã xảy ra trước khi quân Mỹ tới. Có thể đã bắt đầu từ những cuộc “quốc cộng phân tranh” thời 1940. Năm 1954 Bắc Việt đã để lại binh sĩ, cán bộ và vũ khí để chuẩn bị chiến tranh. Năm 1959 Cộng sản bắt đầu đưa quân vào miền Nam phát động cuộc chiến. Năm 1965 quân Mỹ đổ bộ vào cứu vì miền Nam có thể mất vào tay Bắc Việt.

Bông Lau - Nồi cháo heo A Phú Hãn

 

Bên ngoài phi trường Kabul vẫn hỗn loạn. Quân Taliban bao vây phi trường và không cho người dân di tản hoặc rất ít. Một số bị Taliban đánh đập đến đổ máu. Các chuyến bay rời Kabul còn trống chỗ và chỉ có 60% hành khách. Một công dân Đức bị bắn bị thương bên ngoài vòng rào phi trường.

Theo các nguồn tin thì còn có khoảng từ 10 đến 15 ngàn công dân Mỹ vẫn còn bị kẹt lại bên ngoài phi trường và vẫn còn trốn trong thành phố Kabul. Đó là chưa kể mấy chục ngàn thông dịch viên và nhân viên Afghanistan làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ. Bộ Ngoại Giao Mỹ không biết chính xác họ ở đâu.

Hôm kia có hai trực thăng Chinook của Mỹ bay một khoảng ngắn khoảng vài trăm thước để cứu khoảng 169 công dân Mỹ bị kẹt bên ngoài vòng đai phi trường và đem họ vào trong. Số phận của công dân Mỹ còn kẹt bên ngoài như chỉ mành treo chuông. Chỉ cần vài thằng Taliban nổi cơn man rợ là sẽ có người chết.

Đỗ Hùng - Lịch sử lặp lại sau nửa thế kỷ


Khi chiếc C-17 của quân đội Mỹ lăn bánh chuẩn bị rời sân bay Kabul vào ngày 16.8, nhiều người Afghanistan đã cố bám vào càng máy bay với mong muốn có thể thoát khỏi đất nước đang hỗn loạn này.

Cầu thủ Zaki Anwari nằm trong số đó. Nhưng khi máy bay vừa bốc lên cao, hành trình của chàng tuyển thủ thuộc đội trẻ Afghanistan đã kết thúc. Anh tuột tay rơi xuống và qua đời ở tuổi 19.

Còn dưới đây là một câu chuyện tương tự xảy ra tại Việt Nam gần nửa thế kỷ trước. Bài viết đăng trên trang bìa báo New York Times số ra ngày 30.3.1975. Mình dịch lại cho ai quan tâm thì đọc.

samedi 21 août 2021

Hoàng Hải Vân - Có quá nhiều sự điên rồ, xung quanh ta và trên thế giới

 

0 giờ ngày 23-8, tức là thứ Hai tới đây, toàn dân Sài Gòn sẽ “ai ở đâu ở yên đấy”. Mấy chữ đó không mới, chỉ biết lần này “ai ở đâu ở yên đấy” ... cao cấp hơn.

Chính quyền mới hé hé ra rằng thành phố sẽ cung ứng đầy đủ hàng hóa, và "lực lượng chức năng sẽ mua giúp 100% nhu yếu phẩm mang đến cho dân", được hiểu là dân không ai được ra khỏi nhà, mọi thứ bộ đội hoặc công an (lực lượng chức năng) sẽ mang tới. (Hôm nay chính quyền cải chính : Việc phát gói hỗ trợ không phải quân đội mà là tổ công tác đặc biệt, đứng đầu là chủ tịch phường/xã).

Còn phương án cụ thể như thế nào sẽ thông báo sau, trong khi hôm nay đã là thứ Bảy, đến quá trưa mà người dân vẫn chưa hề được biết những “cái cụ thể” ấy là gì. ("Cái cụ thể" đó chiều nay 21-8 đã thông báo, update ở dưới). Nhưng chính quyền nhắc đi nhắc lại, như thế không phải là phong tỏa (lockdown) khiến cho không ai hiểu hai chữ phong toả có nghĩa như thế nào, nó đã “di biến động” đi đâu.

jeudi 19 août 2021

Bỏ rơi Afghanistan : Sau Việt Nam, người Mỹ đã mệt mỏi với chiến tranh


Đăng ngày:

 

Câu chuyện người di tản

Trước hết là câu chuyện về những người Afghanistan cố gắng di tản bằng mọi giá, được Le Monde kể lại. Zarghounah Haidari, 24 tuổi, làm việc tại một trung tâm văn hóa, từng bị đe dọa vì chống Taliban. Ba giờ sáng ngày 17/08 cùng với hai người em, cô chạy ra phi trường Kabul – lối thoát duy nhất. Khi đến nơi thì vẫn còn yên tĩnh, cô ra đến được phi đạo, nhưng bất ngờ lực lượng an ninh bắn hơi cay và đạn thật. Đám đông nhốn nháo bỏ chạy, có những người gục ngã, người ta dẫm đạp lên nhau, hai người đàn ông vũ trang bị lính Mỹ bắn chết.

Afghanistan : Taliban tham vấn lập chính phủ "hòa hợp"


Đăng ngày:

Cụ thể, phe Hồi giáo cực đoan đã gặp cựu tổng thống Hamid Karzai và cựu phó tổng thống Abdullah Abdullah. Theo nguồn tin nói trên, các nhân vật giữ trọng trách trong chính quyền cũ sẽ được đề nghị nắm các vị trí trong chính quyền mà Taliban sẽ thành lập.

Về phần cựu tổng thống Ashraf Ghani, hôm qua ông đã lên tiếng từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, ủng hộ cuộc đối thoại giữa người tiền nhiệm Karzai với Taliban. Ông khẳng định đã ra đi để tránh « biển máu », không hề muốn lưu vong mà đang thương lượng để quay về, đồng thời bác bỏ tin đồn ông đã mang theo rất nhiều tiền mặt khi trốn khỏi Afghanistan. Từ Dubai, thông tín viên Vincent Souriau cho biết thêm :

Biden: Không thể tránh được hỗn loạn khi rút quân khỏi Afghanistan


Đăng ngày:

Khi nhà báo George Stephanopoulos nêu ra hình ảnh trên 600 người chen chúc trong chiếc phi cơ C-17 của Mỹ, những người Afghanistan bị rơi khỏi máy bay… ông Biden nói rằng chuyện đó đã cũ, cách đây bốn, năm ngày rồi.

Mặt khác, tổng thống Mỹ nhìn nhận đang gặp những khó khăn trong việc di tản người Afghanistan. Washington tố cáo Taliban không giữ lời hứa để cho tất cả những ai muốn ra đi được tự do vào phi trường Kabul, và như vậy việc di tản hàng ngàn người Mỹ và thường dân Afghanistan hoàn toàn tùy thuộc vào Taliban. Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki tường trình :

mercredi 18 août 2021

Tuệ Lãng - Từ câu chuyện Afghanistan…


Có vẻ như người Việt hóng hớt nhiều chuyện, khi mà môt phần lớn cộng đồng mạng vẫn dành thời gian cho việc Tailiban tái chiếm Afghanistan.

Một quốc gia xa xôi, hẻo lánh cuối trời, dường như chẳng có liên quan lịch sử nào tới xứ Việt đang kẹt trong trùng vây tang thương không đường ra của Covid Trung cộng lúc này?

Có lắm "dường như" cho chuyện này, nhưng tất thảy đều liên quan đến phận người, đến thân phận dân tộc trong cuộc chiến văn minh.

mardi 17 août 2021

Bông Lau - Thượng nghị sĩ Joe Biden 1975

 

Sự sụp đổ của Afghanistan và Nam Việt Nam có những điểm tương đồng và khác biệt. Tương đồng là cả hai đều bị đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi. Những điểm khác biệt thì khá phức tạp.

Afghanistan không bị phong trào phản chiến đánh phá như chiến tranh Việt Nam, và chính quyền này vẫn được Hoa Kỳ viện trợ khá đầy đủ cho tới những ngày sau cùng. Tuy nhiên quân đội Afghanistan bị vấn đề bộ tộc phân hóa trầm trọng, và hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào yểm trợ phi pháo, tình báo và phương tiện kỹ thuật tối tân của Hoa Kỳ. Quân đội Afghanistan thô sơ hơn nếu so sánh cùng thời gian với Quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Một trong những lý do quan trọng đã làm Afghanistan sụp đổ mau chóng là sự rút quân vội vã của Hoa Kỳ, bất chấp điều kiện quân Taliban phải tôn trọng ngưng bắn mà Thỏa Ước Doha đã được các phe ký kết. Trong cuộc rút quân này, Hoa Kỳ rút luôn 16 ngàn nhân viên kỹ thuật Mỹ phụ trách sửa chữa bảo trì khí cụ cho Quân Đội Afghanistan.

Pháp lập cầu không vận di tản công dân khỏi Afghanistan


Đăng ngày:

Từ Dubai, thông tín viên Vincent Souriau cho biết thêm về căn cứ quân sự của Pháp tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất :

« Căn cứ Abu Dhabi được thành lập năm 2009, theo yêu cầu của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, vốn tìm cách tự bảo vệ trước những bất ổn trong khu vực. Trước sức mạnh quân sự của Iran, các tiểu quốc yếu thế này cần đến một sự hiện diện quân sự để răn đe.

Afghanistan : Đại sứ Nga sẽ gặp Taliban ở Kabul


Đăng ngày:

Từ Matxcơva, thông tín viên Jean-Didier Revoin cho biết thêm chi tiết :

« Trong việc xử lý cuộc khủng hoảng Afghanistan, như thường lệ, Nga tìm cách tỏ ra mình là người đối thoại quan trọng. Cho dù đến trưa nay người ta biết rằng Matxcơva chuẩn bị di tản một phần đại sứ quán, nhưng điện Kremlin vẫn muốn tiếp tục đối thoại với Taliban.

lundi 16 août 2021

Taliban chiếm Afghanistan : Bước ngoặt cho thế giới, cú sốc đầu tiên cho Biden


Đăng ngày: 16/08/2021 - 22:39

Lịch sử sẽ lưu lại bức ảnh của hãng thông tấn AP sáng Chủ nhật : một trực thăng vận tải Chinook phía trên nóc tòa nhà tua tủa những ăng-ten của đại sứ quán Mỹ. Sài Gòn 30/04/1975, Kabul 15/08/2021. Điểm khác biệt : lần này là ảnh màu chứ không phải đen trắng. Trong khi chỉ mới cách đây một tháng, Joe Biden từng khẳng định « không thể nào có chuyện di tản bằng trực thăng từ tòa đại sứ Mỹ » như Sài Gòn trước đây.  

 

Tình hình Afghanistan là chủ đề chính của tất cả báo Pháp ra ngày hôm nay 16/08/2021. Le Figaro chạy tít « Kabul trong tay phe Taliban », Les Echos cho rằng đây là « Thất bại đáng sợ của phương Tây », Le Monde giải thích « Vì sao quân đội Afghanistan gục ngã ». Ảnh bìa của Libération là chiếc trực thăng cất cánh phía trên tòa đại sứ Mỹ, nhắc đến thất bại ở Việt Nam, với dòng tựa « Afghanistan : Lại sụp đổ » ? Đặc biệt hôm nay Le Figaro, Libération, Le Point, L’Express đều mở mục tường thuật trực tiếp trên trang web, cập nhật từng diễn biến tại Afghanistan.

Bông Lau - Thảm kịch

 

Đoạn phim ghi lại hình ảnh người dân Afghanistan tuyệt vọng tràn vào phi trường quốc tế Kabul để tìm phương tiện rời bỏ đất nước này.

Máy bay vận tải C-17 của Không Quân Hoa Kỳ được gởi đến để di tản công dân Mỹ, và khi máy bay chuẩn bị cất cánh thì những người dân Afghanistan chạy theo, bám vào các ụ bánh đáp vì không muốn bị bỏ lại.

Phi cơ vận tải C-17 rất lớn và nặng nề. Khi cất cánh động cơ sẽ tạo ra sức đẩy khủng khiếp để nâng máy bay rời mặt đất. Không con người nào có đủ sức mạnh để bám bên ngoài máy bay.

dimanche 15 août 2021

Bông Lau - Khi người Mỹ cuốn gói ra đi

 

Tình hình ở Afghanistan hiện nay giống Nam Việt Nam ở những tháng sau cùng trước khi sụp đổ. Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở thủ đô Kabul có 4.000 nhân viên, trong đó có khoảng 1.400 nhân viên Hoa Kỳ được lịnh phá hủy máy computer của mình và đốt hồ sơ mật.

Hôm nay chính quyền Joe Biden ra lịnh gởi 5.000 lính Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến đến Kabul để yểm trợ cuộc di tản nhân viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ cùng với tất cả các công dân Mỹ sống và làm việc nơi ấy. Các tiểu đoàn tác chiến này được trang bị súng nặng để phòng thủ phi trường quốc tế Kabul và Tòa Đại Sứ.

Nhìn vào bản đồ thì thấy tổ chức di tản người Mỹ khỏi Afghanistan không dễ như khi người Mỹ cuốn gói ra đi ở Sài Gòn năm 1975, vì Kabul không gần biển như Sài Gòn. Muốn thoát khỏi Afghanistan thì phải bay nhiều giờ qua nhiều vùng đất không an toàn đối với máy bay trực thăng. Vì vậy bảo vệ phi trường quốc tế để thiết lập cầu không vận cho máy bay phản lực vận tải rất quan trọng.