Affichage des articles dont le libellé est Tàu ngầm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tàu ngầm. Afficher tous les articles

vendredi 17 septembre 2021

Đặng Sơn Duân - Úc, « điển hình tiên tiến thoát Trung »

 

Trong một cuộc họp báo sáng nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông báo khai sinh Đối tác an ninh ba bên (AUKUS) với mục tiêu duy trì hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Đây là một sự kiện mang tính lịch sử sẽ ảnh hưởng lớn đến cục diện ở khu vực này trong thời gian tới.

Một sáng kiến lớn của thỏa thuận này là Mỹ và Anh sẽ hỗ trợ Úc xây dựng đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

mercredi 17 mars 2021

Đài Loan tăng cường lực lượng ở đảo Ba Bình, Mỹ đồng ý bán công nghệ tàu ngầm


Đăng ngày:

Bộ trưởng Khâu Quốc Chính (Chiu Kuo Cheng) vừa nhậm chức tháng trước nói rằng Đài Loan đã tăng cường nhân lực và vũ khí trên đảo Ba Bình (Itu Aba). Đây là đảo san hô lớn nhất thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Trong thời Pháp đô hộ, Ba Bình thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa của Việt Nam, hiện nay Đài Loan quản lý với tên gọi đảo Thái Bình và vẫn đang bị Việt Nam, Philippines, Trung Quốc tranh chấp.

Ông Khâu Quốc Chính tuyên bố Đài Loan phải củng cố lực lượng trên đảo này vì « chủ nghĩa bành trướng » của Trung Quốc trong khu vực, cho dù không có ý định điều quân đội chính quy trở lại Ba Bình thay cho tuần duyên. Trả lời câu hỏi của một dân biểu, liệu Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan hay không, bộ trưởng Quốc phòng cảnh báo Bắc Kinh có thể gây chiến bất kỳ lúc nào, và mục tiêu là Đài Bắc luôn phải sẵn sàng đối phó.

lundi 25 janvier 2021

Trung Quốc vẽ bản đồ đáy biển để tàu ngầm nguyên tử hoạt động


Đăng ngày:

Nguy cơ phong tỏa lần thứ ba đang hiển hiện tại Pháp, cuộc biểu tình trên khắp nước Nga vào cuối tuần qua theo lời kêu gọi của nhà đối lập Navalny là hai đề tài chính của báo chí Pháp hôm nay 25/01/2021. Liên quan đến châu Á, Le Monde tố cáo « Chính quyền Trung Quốc tiến hành các hoạt động thu thập thông tin quy mô tại Ấn Độ Dương ». Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách vẽ bản đồ đáy biển.


Chiếc tàu Hướng Dương Hồng (Xiang Yang Hong) 03 những ngày gần đây đã bị vệ tinh nhận ra tại phía tây đảo Sumatra, trong lãnh hải của Indonesia. Tuy là tàu nghiên cứu đại dương của chính phủ Trung Quốc, chiếc tàu này lại di chuyển mà không bật tín hiệu nhận diện. Tờ báo chuyên ngành The Print hôm 22/01 cho biết Hướng Dương Hồng 03 đã bị tuần duyên Indonesia chận lại vì lý do trên.

mardi 24 novembre 2020

Đài Loan tự đóng tàu ngầm để đối phó với Trung Quốc


Đăng ngày:

Trong lễ khởi công tại thành phố cảng Cao Hùng, có sự hiện diện của ông Brent Christensen, thực chất là đại sứ Mỹ, bà Thái Anh Văn tuyên bố đây là một quyết định « lịch sử », sau khi đã vượt qua được « nhiều thử thách và nghi ngờ ». Bà nói : « Dự án này chứng tỏ quyết tâm cao độ của Đài Loan nhằm bảo vệ chủ quyền. Tàu ngầm rất quan trọng để tăng cường năng lực chiến đấu của hải quân, nhằm răn đe các tàu địch bao vây Đài Loan ».

Tập đoàn Đài Loan CSBC cho biết sẽ giao chiếc tàu ngầm đầu tiên vào năm 2025, trong số 8 chiếc được đặt hàng. Chủ tịch tập đoàn nói rằng đã gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất là việc mua thiết bị và những cản trở từ các thế lực bên ngoài.

vendredi 14 août 2020

Đài Loan tăng chi quốc phòng, mua hỏa tiễn Mỹ chống Trung Quốc đổ bộ

Ảnh tư liệu: Quân đội Đài Loan tập trận ngày 30/05/2019 tại Bình Đông (Pingtung) theo nội dung chống lại lực lượng Trung Quốc tấn công chiếm đảo. © REUTERS/Tyrone Siu
Đăng ngày:


Theo Reuters, văn phòng tổng thống Thái Anh Văn đề nghị dành ngân sách quốc phòng 15,42 tỉ đô la từ tháng Giêng năm tới. Từ khi tái đắc cử, nữ tổng thống luôn coi việc tăng cường quân đội và tăng chi tiêu quân sự là ưu tiên hàng đầu.

Bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi Khim) thuộc đảng Dân Tiến, được coi như đại sứ không chính thức của Đài Loan tại Hoa Kỳ, khi nói chuyện với Viện Hudson (nghiên cứu, tư vấn) ở Washington hôm qua nhận định, Đài Loan đang đối mặt với vấn đề sống còn, trước sự đe dọa ngày càng cao của quân đội Trung Quốc.

samedi 23 mai 2020

Cuộc đối đầu West Capella, bước tiến trong chính sách Biển Đông của Mỹ

Tuần dương hạm USS Gabrielle Giffords (LCS 10) hoạt động gần giàn khoan dầu West Capella ngày 13/05/2020. Ảnh do Bộ tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương (Hải quân Mỹ) công bố. © US Navy/MC2 Brenton Poyser
Đăng ngày:


Chiến dịch West Capella

Khi tập đoàn dầu khí Petronas của Malaysia thuê giàn khoan West Capella để khai thác tại vùng biển chồng lấn mà Malaysia và Việt Nam cùng yêu sách chủ quyền, Trung Quốc bèn điều chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) cùng với một đoàn tàu hải giám và dân quân biển đến (địa điểm West Capella hoạt động nằm bên trong đường lưỡi bò do Bắc Kinh vẽ ra).

Đáp lại, Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện gần West Capella trong gần một tháng. Trước hết là tàu tuần duyên tác chiến USS Gabrielle Giffords đã từng được điều đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương từ tháng 9/2019, nay tuần tra từ ngày 26 đến 28/04. Ngày 29/04, hai oanh tạc cơ B-1B của Không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Ellsworth ở South Dakota, tiến hành phi vụ 32 tiếng đồng hồ trên Biển Đông.

vendredi 1 novembre 2019

Trung Quốc hung hăng tìm cách chiếm đoạt công nghệ Pháp

Một tàu ngầm nguyên tử trang bị hỏa tiễn đạn đạo của Pháp, vũ khí công nghệ mà Trung Quốc rất thèm muốn.

Nhân chuyến công du của tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Bắc Kinh và Thượng Hải tuần tới, Le Figaro có bài phỏng vấn nhà báo Antoine Izambard của tạp chí Challenge, tác giả cuốn sách « Pháp-Trung Quốc, mối liên hệ nguy hiểm ». Ông Izambard khẳng định : « Trung Quốc là quốc gia hung hăng nhất với các doanh nghiệp của chúng ta (Pháp) ».

Gián điệp, con đường nhanh nhất để rút ngắn khoảng cách công nghệ

Tin tặc, các biện pháp gián điệp truyền thống, mua lại công ty, tài trợ cho các trung tâm nghiên cứu…Bắc Kinh liên tục tấn công vào lãnh thổ Pháp với mục đích chiếm lĩnh ngôi vị hàng đầu về công nghệ trên thế giới mà Hoa Kỳ đang giữ, mà gần đây nhất tập đoàn viễn thông Hoa Vi (Huawei) đã khiến tình báo Pháp phải chú ý.

jeudi 17 octobre 2019

Hoàng Sa: Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc sợ vướng lưới ngư dân Việt Nam?

Chiếc tàu ngầm hạt nhân Trường Chinh 10, thuộc loại 094A lớp Tấn (Jin-class), tham gia cuộc duyệt binh hải quân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập binh chủng hải quân Trung Quốc ngoài khơi Thanh Đảo ngày 23/04/2019.

Báo Forbes của Mỹ hôm nay 17/10/2019 cho biết các ngư dân Việt đã vô cùng bất ngờ khi một tàu ngầm khổng lồ 11.000 tấn của Trung Quốc bỗng nổi lên giữa các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt ở gần Hoàng Sa. Sự cố này xảy ra từ tháng Chín, nhưng gần đây mới được mạng xã hội tiết lộ.

Đó là một tàu ngầm thuộc lớp Tấn (Jin-class) hay type 094, là loại tàu ngầm nguyên tử hiện đại nhất của Trung Quốc, trang bị hỏa tiễn đạn đạo. Trung Quốc hiện có 6 chiếc tại căn cứ ở Tam Á, trên đảo Hải Nam, cách Hoàng Sa không đầy 200 hải lý.

Các tàu ngầm nguyên tử loại này có thể lặn sâu dưới lòng biển trong nhiều tháng trời, giấu mình dưới những ngọn sóng trong suốt thời gian hoạt động. Việc chiếc tàu ngầm phải nổi lên giữa những con tàu của một quốc gia khác là điều bất thường, cho thấy có một tình huống trầm trọng đã xảy ra khiến con tàu này phải « hy sinh » ưu thế nổi trội của mình là chức năng hoạt động « ngầm ».

vendredi 14 juin 2019

Pháp chuẩn bị ra mắt tàu ngầm Barracuda hiện đại

Công nhân tập hợp bên cạnh chiếc Suffren, một tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Barracuda, tại xưởng đóng tàu Cherbourg-Octeville (Pháp) ngày 09/07/2017, nhân một chuyến thăm của bộ trưởng Quân lực Pháp Florence Parly và thủ tướng Úc Malcolm Turnbull.

Một buổi lễ trang trọng để ra mắt chiếc tàu ngầm nguyên tử thế hệ mới đầu tiên của Pháp trong chương trình Barracuda sẽ được tổ chức tại cảng Cherbourg vào ngày 12/7 tới, với sự hiện diện của bộ trưởng Quân lực Florence Parly. Hãng tin AFP hôm 13/06/2019 dẫn một nguồn tin thông thạo cho biết như trên.

Trong buổi lễ này, chiếc tiềm thủy đĩnh tấn công Barracuda hiện đại của Pháp sẽ được đưa từ xưởng đóng tàu đến thiết bị hạ thủy. Lễ hạ thủy chính thức sẽ diễn ra nhiều tuần lễ sau đó, để chuẩn bị chuyển giao cho Hải quân Pháp vào cuối năm 2020. 

Tàu ngầm Barracuda chạy bằng năng lượng nguyên tử nhưng trang bị vũ khí quy ước, dài 99 mét, trọng tải 4.650 tấn ; có khả năng bắn đi thủy lôi F21, hỏa tiễn chống hạm SM39 thế hệ mới, hỏa tiễn hành trình (MdCN). Loại tàu ngầm tấn công thế hệ mới này sẽ hỗ trợ đắc lực cho Hải quân, có thể tham gia các hoạt động tấn công dưới lòng đại dương, cũng như các chiến dịch đặc biệt của biệt kích và người nhái tác chiến.

jeudi 9 mai 2019

Đài Loan khởi công nhà máy đóng tàu ngầm để đối phó Trung Quốc

Ảnh minh họa : Tuần duyên Đài Loan tập chống đổ bộ đánh chiếm đảo và tấn công khủng bố. Anh ngày 04/05/2019.

Hôm nay 09/05/2019 Đài Loan làm lễ khởi công xây dựng một cơ sở đóng tàu ngầm để đối phó với mối đe dọa quân sự ngày càng tăng lên từ phía Trung Quốc.

Tổng thống Thái Anh Văn chủ trì buổi lễ khởi công tại thành phố cảng Cao Hùng, nhấn mạnh rằng tàu ngầm là phương tiện hiệu quả để răn đe kẻ thù muốn đổ bộ từ phía biển để xâm lược Đài Loan. Bà cho là trong một cuộc chiến không cân sức, cần sử dụng những chiến lược và chiến thuật đặc thù, để chống lại địch thủ hùng mạnh hơn.

Trung Quốc không loại trừ việc dùng vũ lực đánh chiếm Đài Loan, hiện có đội ngũ hùng hậu khoảng 75 tàu ngầm, gồm cả những chiếc thuộc thế hệ mới. Còn Đài Loan chỉ có 4 tàu ngầm cũ kỹ, và không thể mua thêm từ nước ngoài do Bắc Kinh gây áp lực.

jeudi 20 décembre 2018

Tại sao ngư lôi Trung Cộng dạt vào biển Phú Yên?



Hình ảnh chiếc ngư lôi mắc vào lưới ngư dân Phú Yên sáng 18 Tháng Mười Hai, 2018. (Hình: Trí Thức Trẻ)

(Người Việt 19/12/2018)Tạp chí “Máy Móc Phổ Thông” (Popular Mechanics) đã phân tích nguồn gốc chiếc vỏ ngư lôi dạt vào bờ biển Phú Yên hôm Thứ Ba, 18 Tháng Mười Hai vừa qua.

Chiếc ngư lôi dài 6.8 mét, đuôi có một cặp chong chóng quay ngược chiều để giữ thăng bằng. Đây là cách thông thường khi chế tạo ngư lôi ngày nay. Đằng sau các chong chóng có lỗ cho dây liên lạc nhận lệnh từ tàu ngầm chỉ huy.

mercredi 1 novembre 2017

Biển Đông : Trung Quốc bám sát chiến hạm Pháp ở Hoàng Sa

Chiến hạm chống tàu ngầm Auvergne của Pháp.

Liên quan đến khu vực Thái Bình Dương, Le Monde có bài phóng sự mang tựa đề « Trên chiến hạm Auvergne tại Biển Đông ». Bài báo tường thuật lại chuyến hải hành của chiến hạm hiện đại Pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang bị Bắc Kinh yêu sách chủ quyền.
Ngày thứ Sáu 20/10, Auvergne, chiến hạm mới nhất của Hải quân Pháp, đi làm nhiệm vụ tại Biển Đông, hướng về quần đảo Trường Sa hiện đang bị nhiều nước đòi hỏi chủ quyền, mà hàng đầu là Trung Quốc, với những cơ sở vững chắc tự động xây lên tại đây. Trong những ngày sau đó, chiến hạm Auvergne đến quần đảo Hoàng Sa ở ngoài khơi Việt Nam, đã bị Bắc Kinh quân sự hóa, trở thành phòng tuyến ở sườn phía nam.

samedi 17 décembre 2016

Trung Quốc tịch thu một tàu lặn tự hành của Mỹ tại Biển Đông



Tàu nghiên cứu hải dương USNS Bowditch của Mỹ.

(Belga 16/12/2016) Trung Quốc đã tịch thu một tàu lặn thăm dò tự hành của Hải quân Mỹ tại Biển Đông. Lầu Năm Góc hôm thứ Sáu 16/12 khẳng định như trên. Sự kiện này có nguy cơ làm căng thẳng thêm tình hình tại vùng biển tranh chấp.

jeudi 1 septembre 2016

Bắc Triều Tiên tăng cường lực lượng tàu ngầm

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sau vụ bắn thử hỏa tiễn từ tàu ngầm. Ảnh của KCNA ngày 25/08/2016.

Hôm thứ Tư 24/08/2016, Bắc Triều Tiên đã cho bắn một hỏa tiễn đạn đạo KN-11 từ căn cứ hải quân Mayangdo ở vùng Sinpo, ở bờ biển phương đông bán đảo. Đây là lần bắn thử thứ 6 hoặc thứ 7 từ một tàu ngầm. Lần thử nghiệm trước vào tháng Bảy dường như đã thất bại, còn lần này hỏa tiễn đã bay được 480 km trước khi rớt xuống Biển Nhật Bản.
Le Figaro nhận xét, vụ bắn thử này chứng tỏ tiến bộ của công nghệ SLBM (submarine-launched ballistic missile) của Bắc Triều Tiên. Theo nhiều chuyên gia, Bình Nhưỡng cũng có những tiến triển trong nỗ lực hoàn chỉnh một hỏa tiễn liên lục địa (ICBM) có thể mang ngọn lửa nguyên tử đến lục địa Mỹ. Năm nay, Bắc Triều Tiên đã tung ra một số hỏa tiễn gồm nhiều loại và hồi tháng Giêng đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ tư kể từ năm 2006.

mercredi 24 août 2016

Hàng loạt dữ liệu tàu ngầm Pháp Scorpène bị tiết lộ

Tàu ngầm Scorpene đầu tiên của Hải quân Ấn Độ. Ảnh chụp tại Mumbai, ngày 06/04/2016.

Tờ The Australian hôm nay 24/08/2016 cho biết, tập đoàn đóng tàu Pháp DCNS là nạn nhân của vụ rò rỉ hàng loạt thông tin kỹ thuật bí mật về các tàu ngầm Scorpène đóng cho Ấn Độ. DCNS tuyên bố không loại trừ giả thiết vụ này là một phần của cuộc chiến tranh kinh tế, trong bối cảnh siêu cạnh tranh.
Tờ báo Úc khẳng định đã tham khảo được 22.400 trang tài liệu, với các chi tiết về khả năng chiến đấu của tàu ngầm Scorpène của DCNS, được thiết kế cho Hải quân Ấn Độ và nhiều chiếc đã được Malaysia, Chilê mua. Brazil cũng sẽ triển khai loại tàu ngầm này từ năm 2018.

vendredi 3 juin 2016

Vì sao Trung Quốc triển khai tàu ngầm nguyên tử tại Biển Đông?


"Vũ khí nguyên tử của Trung Quốc là bảo đảm tối hậu cho sự thống trị của đảng Cộng sản, và bất kỳ điều gì thiết yếu cho sự sống còn của chế độ đều không thể thương lượng".

Tuần trước, tờ The Guardian loan báo Trung Quốc đang chuẩn bị các tàu ngầm trang bị hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân tại Biển Đông. Bắc Kinh đưa ra lý do là nhằm chống lại các hành động của Hoa Kỳ ở nước láng giềng Hàn Quốc. Nhưng theo báo The Week, chỉ là ý định thô thiển của Bắc Kinh nhằm đóng vai nạn nhân mà thôi. Trên thực tế, Trung Quốc đã lên kế hoạch từ nhiều thập kỷ.

jeudi 2 juin 2016

Ấn Độ chuẩn bị bán hỏa tiễn chống hạm siêu thanh cho Việt Nam


Các quan chức quốc phòng Ấn Độ đang chuẩn bị bán cho Việt Nam một trong những loại hỏa tiễn hành trình chống hạm có tốc độ nhanh nhất thế giới. Trang mạng USNI News của Học viện Hải quân Hoa Kỳ dẫn nhiều nguồn tin báo chí hôm qua 01/06/2016 cho biết như trên.
BrahMos là loại tên lửa chống hạm siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình, dựa theo kiểu P-800 Onyx của Nga, được New Delhi và Matxcơva cùng hợp tác sản xuất trong thập kỷ qua. Hỏa tiễn này được cho là một trong những loại hỏa tiễn chống hạm có tính sát thương cao nhất, nhờ vào tốc độ siêu nhanh của nó.

mardi 3 mai 2016

Mỹ-Ấn bàn việc chống tàu ngầm xâm nhập vì lo ngại Trung Quốc


Ấn Độ và Hoa Kỳ đang thảo luận về việc giúp đỡ lẫn nhau truy lùng các tàu ngầm tại Ấn Độ Dương. Reuters hôm nay 02/05/2016 dẫn lời các viên chức quân sự cho biết như trên. Việc hợp tác này có thể giúp siết chặt quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn trước tình hình Trung Quốc tăng cường các hoạt động dưới đáy biển.
Cả Hoa Kỳ và Ấn Độ đang hết sức quan ngại trước tầm vóc và tham vọng của Hải quân Trung Quốc, hiện đang ngày càng hung hăng hơn tại Biển Đông đồng thời thách thức vị thế hiện nay của New Delhi ở Ấn Độ Dương. Sau nhiều thập kỷ do dự không muốn ngả về phía Mỹ, rốt cuộc tháng trước Ấn Độ đã chấp nhận mở cửa các căn cứ quân sự cho Hoa Kỳ, để được chuyển giao công nghệ vũ khí nhằm rút ngắn khoảng cách với Trung Quốc.

mercredi 27 avril 2016

Pháp giành được hợp đồng khổng lồ đóng tàu ngầm cho Úc


Ba mươi bốn tỉ euro để đóng 12 chiếc tàu ngầm, đó là hợp đồng thế kỷ của quân đội Úc và tập đoàn DCNS của Pháp vừa mới giành được, hiện đã chuyển sang giai đoạn thương lượng độc quyền với Canberra. Sáng nay 26/04/2016 thủ tướng Úc Malcolm Turbull đã chính thức loan báo quyết định trên.
Từ Melbourne, thông tín viên RFI Caroline Lafargue tường trình :

vendredi 22 avril 2016

Pháp nhiều hy vọng giành hợp đồng đóng tàu ngầm cho Úc


Cuộc chạy đua giữa các nhà sản xuất Pháp, Đức, Nhật giành hợp đồng khổng lồ trị giá 50 tỉ đô la Úc nhằm cung cấp tàu ngầm cho Canberra đang gần đến hồi kết. Theo báo chí Úc ngày 22/04/2016 Tokyo hầu như thua cuộc.
Nước Úc muốn tăng gấp đôi số lượng tàu ngầm hiện có, lên 24 chiếc. Hợp đồng này có giá trị tương đương 34,5 tỉ euro, nhằm thay thế đội tàu ngầm Collins chạy bằng diesel và điện hiện nay bằng đội tàu thế hệ mới.