Affichage des articles dont le libellé est Ca sĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ca sĩ. Afficher tous les articles

vendredi 29 janvier 2021

Lê Nguyễn - Tiếc nhớ một giọng ca vàng

 

Đôi lời: Danh ca Lệ Thu được an táng hôm nay 29/01/2021 tại California. Thụy My đăng lại một số bài viết thương tiếc một nữ nghệ sĩ tài năng thời trước 1975. 

Thế là sau bao nhiêu hồi hộp, đồn đoán, tin về sự ra đi của ca sĩ Lệ Thu đã trở thành sự thật! Một giọng ca vàng sẽ không bao giờ tìm thấy lại nữa. Thế hệ của tôi, trưởng thành tại miền Nam vào thập niên 1960, với cuộc sống tinh thần gắn chặt với ba giọng ca vàng: Thái Thanh, Khánh Ly và Lệ Thu. 

Đó là những giọng ca biết tìm cho mình một không gian âm nhạc lý tưởng phù hợp với chất giọng trời cho.

Thái Thanh tìm đến Phạm Duy, với những bản tình ca sâu lắng, luyến láy những tình tự dân tộc và buồn mênh mang; Khánh Ly tìm đến Trịnh Công Sơn, một phù thủy của ngôn ngữ âm nhạc, mà từng giai điệu, từng lời ca tưởng như viết ra chỉ để dành riêng cho chất giọng liêu trai của chị. Lệ Thu không tìm đến một không gian âm nhạc nào nhất định, song chị vượt trội hơn nhiều giọng ca cùng thời ở chỗ chọn đúng âm nhạc cho chất giọng sâu lắng, mượt mà của chị

lundi 18 janvier 2021

Lê Học Lãnh Vân - Những khuôn mặt của thời đại


Ca sĩ tài danh Lệ Thu đã mất rồi !

Tôi không nói gì hết. Từ cuối thập niên 1960, tôi đã quen khuôn mặt đó, tiếng hát đó.

Là người bên ngoài thế giới Âm Nhạc, lễ tang chị, tôi như kẻ đứng dưới tàn cây vòng ngoài, xa thật xa ngó vô thánh đường ca nhạc sáng đèn, nơi người thân, chuyên gia, nghệ sĩ tiễn biệt Lệ Thu. Thế hệ đã, đang, sắp trưởng thành vào năm 1975, những người biết tiếng hát Lệ Thu, có mấy người không khóc chị ?

dimanche 17 janvier 2021

Huỳnh Duy Lộc - Lệ Thu và “Rồi mai tôi đưa em”


Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh ngày 16 tháng 7 năm 1943 tại Hải Phòng, nhưng trải qua thời thơ ấu ở Hà Đông.

Cô đã kể về gia thế của mình: “Cha tôi trước Cách mạng Tháng Tám làm một chức quan nhỏ ở Hải Phòng. Mẹ tôi là vợ lẽ, sống dưới quyền của bà vợ cả, phải chịu đựng đủ điều. Bà bắt mẹ tôi làm đủ thứ việc. Năm 1953, khi mẹ tôi vào Nam, bố tôi nói không đi vì ông tiếc của cải. Năm 1954, một ngày nọ tôi đi học về, mẹ gọi tôi vào và chỉ nói một câu ngắn gọn: “Thầy con mất rồi!”. Ông bị xử tử trong đợt cải cách ruộng đất…".

Lệ Thu đến với nghề ca hát hết sức tình cờ vào năm 1959: trong một lần đến phòng trà Bồng Lai nghe nhạc, được sự khuyến khích của bạn bè, cô đã bước lên sân khấu hát ca khúc “Dang dở” (tức “Tà áo xanh”) của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – Từ Linh.

Nguyễn Văn Tuấn - "Tiếng hát bay trên thành phố bâng khuâng" Lệ Thu qua đời


Lệ Thu, người ca sĩ mà tôi mến mộ nhứt, đã qua đời cách đây khoảng 1 giờ ở California, thọ 78 tuổi. Theo báo chí và giới nghệ sĩ bên California thì bà bị nhiễm virus Vũ Hán vài tuần trước và đã nằm viện thở máy hơn một tuần.

Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sanh ngày 16/7/1943 tại Hải Phòng. Bà cùng thân mẫu di cư vàoNam năm 1953. Bà bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 1959 tại phòng trà Bồng Lai ở Sài Gòn. Trong một lần trả lời phỏng vấn, bà cho biết nghệ danh 'Lệ Thu' là bà tự đặt nhằm giấu gia đình để đi ca hát.

Lệ Thu trở thành một ca sĩ bậc nhứt của miền Nam Việt Nam. Khi nghĩ lại những ca sĩ nổi tiếng thời đó chuyên ca dòng nhạc tình, tôi nghĩ ngay đến Thái Thanh, Lệ Thu và Khánh Ly là hai người nổi tiếng nhứt. 

samedi 16 janvier 2021

Những tuyệt phẩm gắn liền với tên tuổi cố danh ca Lệ Thu



(LĐO 16/01/2021) Trong suốt sự nghiệp ca hát của mình, cố danh ca Lệ Thu đã khiến khán giả mê mẩn khi thể hiện hàng loạt tuyệt khúc. Trong đó, có không ít sáng tác của các tác giả như: Trường Sa, Ngô Thụy Miên, Phạm Duy...

Vào những năm thập niên 60, danh ca Lệ Thu đã trở thành một trong những "nữ hoàng phòng trà" với tiếng hát giàu cảm xúc, giọng ca thổn thức người nghe.

Bà cũng là một trong những danh ca hàng đầu thể hiện rất thành công các tuyệt khúc của Phạm Duy, Trường Sa, Cung Tiến, Ngô Thụy Miên, Vũ Đức Sao Biển…

Hoàng Nguyên Vũ - Vĩnh biệt Lệ Thu: Giọng ca vàng mười sẽ ở lại mãi mãi


Bà là một trong tứ đại danh ca của tân nhạc Việt Nam (ba người còn lại là Thái Thanh, Bạch Yến, Khánh Ly). Giọng bà hiếm và đặc biệt: cao, rõ, sáng, truyền cảm. Chính giọng ca ấy đã đưa những bản tình ca viết cho Sài Gòn trở nên đẹp hoàn mỹ.

Và bà cũng chính là người hát hay nhất về Sài Gòn.

Từ thời những cuốn băng thu mộc cho đến những đĩa hát được phối khí cẩn thận hôm nay, thì vẫn một Lệ Thu đậm đà, mặn mòi như nhau với những "Tình khúc chiều mưa", "Mùa Thu trong mưa", "Mùa Thu mây ngàn", "Sài Gòn niềm nhớ không tên ", "Xin còn gọi tên nhau", "Mười năm tình cũ"...

mercredi 23 décembre 2020

Nguyễn Đình Bổn - Chuyện Chế Linh hát nhạc Lam Phương và bị thành tên phản động !


Vừa online lại Facebook thì thấy tin nhạc sĩ Lam Phương từ trần. Tại miền Nam thì tên tuổi của ông, ca khúc của ông ai cũng biết. Thôi nhắc một chuyện liên quan về ca khúc Thành Phố Buồn đã khiến ca sĩ Chế Linh bị giam 18 tháng.

Câu chuyện Chế Linh dám hát Thành Phố Buồn trên sân khấu trong thời điểm hát nhạc Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) được cho là phản động, có nhiều người kể nó xảy ra tại nhiều sân khấu không khớp nhau. Mùa hè vừa rồi, trong chương trình Jimmy Show tại Mỹ, chính ca sĩ Chế Linh lần đầu tiên kể chi tiết về cuộc sống của ông sau ngày 30 tháng 4 và cả câu chuyện này.

Theo đó, sau năm 1975, tất cả các bài nhạc sáng tác tại miền Nam trước đó đều bị cấm. Chế Linh có đi “hát chui” một vài nơi, nhưng chỉ hát được những bài “nhạc đỏ” như bài gì... có con bồ câu trắng ! (Tự Nguyện).

vendredi 18 décembre 2020

Nguyễn Đình Bổn - Rón rén đề nghị !


"Nghị định 144 bỏ hoàn toàn việc dùng từ "cấp phép" vốn gây dị ứng về sự kiểm duyệt của cơ quan nhà nước với hoạt động văn hóa văn nghệ, được thay bằng từ "văn bản chấp thuận" (nghe như quơ tay trúng má!).

Và điểm mới được đông đảo dư luận hoan nghênh nhất ở thời điểm này, là nghị định mới hoàn toàn không còn nhắc tới các khái niệm: "tác phẩm sáng tác trước năm 1975 tại các tỉnh phía Nam" (hay được gọi "ca khúc trước 1975"), người biểu diễn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (ca sĩ hải ngoại)."

***

Nhân việc nghị định 144 vừa ký, từ nay xem các ca khúc của Việt Nam Cộng Hòa là... của chung, các ca sĩ hải ngoại là... một nhà, tui xin rón rén đề nghị áp dụng cho mọi ngành văn học nghệ thuật luôn.

jeudi 10 décembre 2020

Don Hồ - Chí Tài & Phương Loan


Cuối cùng thì cũng phải chấp nhận tin anh Chí Tài đã ... không còn nữa !

Hai giờ sáng đêm qua nghe mấy người bạn ở bên Sài Gòn báo cho hay, còn bán tin bán nghi.

Nhắn tin đại cho chị Phương Loan là vợ anh Chí Tài coi chị còn thức không:

- [Chị Phương Loan ơi...]

Và chỉ vậy thôi, không dám đá động gì tới anh Chí Tài.

samedi 24 octobre 2020

Lưu Trọng Văn - Thuận lòng Dân, Dân ủng hộ


Hàng ngàn người từ hai đầu Đất nước kéo về miền Trung cùng chính quyền, quân đội, công an địa phương cứu giúp bà con bị lũ lụt.

Riêng ca sĩ Thủy Tiên huy động được hơn 100 tỉ. Và điều không ai muốn xảy ra : khi đối chiếu nghị định 64 do bộ trưởng tài chính Vũ Văn Ninh đề xuất, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt chính phủ ban hành năm 2008 thì việc huy động cứu trợ, phát cứu trợ của tư nhân là phạm luật.

Dấy lên làn sóng phản ứng của mọi tầng lớp Nhân dân, vì cứu giúp đồng bào là nghĩa cử với đồng loại, không kẻ nào có quyền cản trở bằng luật độc quyền được.

jeudi 22 octobre 2020

Tạ Duy Anh - Trường hợp Thủy Tiên và chương trình cứu trợ quốc gia


Thôi, đừng ai èo xèo, thị phi, ghen tức khi Thủy Tiên kêu gọi được hơn 100 tỉ đồng cứu trợ lũ lụt chỉ trong vài ngày. Ở đất nước này, trong thời điểm này, ngoài cô ấy ra, không ai, không tổ chức nào làm được điều phi thường đó. Bi kịch thảm thương của dân tộc là đấy chứ đâu.

Qua chuyện này, cả thiên hạ biết rõ (chứ không phải phản động, thế lực thù địch tuyên truyền) niềm tin của người dân vào các cơ quan nhà nước, cụ thể là vào đội ngũ cán bộ mang rất nhiều danh vị, học qua rất nhiều trường, bộ sưu tập huân huy chương, bằng khen giấy khen cực kỳ đồ sộ…hóa ra không có gì để so được với một cá nhân chả bao giờ diễn thuyết về đạo đức cách mạng.

Bởi sự tử tế của Thủy Tiên là tử tế thật, sự tử tế mang tinh thần đồng bào, chứ không đầu môi chót lưỡi, giả tạo như của những cái miệng chỉ quen với “nịnh và cạp”, để rồi viết một cái băng rôn cho đúng ngữ pháp cũng không xong!

lundi 17 août 2020

Khánh Ly - Đừng đánh mất nụ cười



(VnExpress 15/08/2020) Tôi đã định về Việt Nam một lần thôi, “để nhìn cho biết”. Đi xuyên đất nước một lần, thăm tất cả, thế là đủ. Dầu mình không bao giờ trở lại nữa thì trong lòng vẫn yên.
Đó là tôi tự nhủ đã lâu lắm rồi, rất nhiều lần. Tôi là người không định đi khỏi Việt Nam và cũng không định về. Ngày đi hay về đều không chuẩn bị. Nhưng, người ta có cái số rồi. Khi nào rời cố hương là rời, quy cố hương là quy.
Lần đầu, khi những suy nghĩ "về Việt Nam" đến, tôi vẫn tự nhủ "có khi nào mình trở lại nơi mình bắt đầu, biết là không tìm được gì đâu". Lúc đó chồng tôi đồng ý, các con lớn rồi, có gia đình đầm ấm rồi, mình có vắng một thời gian cũng không sao cả. Rồi chồng tôi mất, ý định không về nữa càng lớn hơn. Vì trước kia đi đâu cũng có chồng tôi lo mọi thứ, không có anh thì tôi về làm gì nữa. Vì nhiều năm, tôi cũng coi mình là người ngoài lề của thời cuộc.

jeudi 19 mars 2020

Nhà văn Mai Thảo viết về danh ca Thái Thanh năm 1971



Bao nhiêu năm nay, mỗi lần nghe tiếng hát Thái Thanh, từ một ca khúc tiền chiến như hơi thở tuyệt vời duy nhất còn lại của một thời đã mất, đến những bài hát mới, phản ảnh sinh động cái hơi thở trăm lần đầm ấm hơn của âm nhạc bây giờ, tôi không khám phá mà chỉ thấy trở lại trong tâm hồn và thẩm âm của mình một số rung động và liên tưởng cố định.

Những rung động ấy đã có từ lâu, những liên tưởng ấy từ đầu đã có. Chúng có từ Thái Thanh với bài hát thứ nhất, và nguyên vẹn như thế cho đến bây giờ. Chẳng phải vì con người thưởng ngoạn âm nhạc trong tôi không có những thay đổi. Cũng chẳng phải vì tiếng hát Thái Thanh là một thực thể âm nhạc bất biến và bất động, không có những thay đổi.

Đã hai mươi năm Thái Thanh hát. Lịch sử âm nhạc ta đã được đánh dấu bằng cái hiện tượng khác thường, duy nhất, là Thái Thanh tiếng hát hai mươi năm. Nếu mỗi con người, mỗi vật thể đều được thực chứng như một biến thái thường hằng trước va chạm khốc liệt dữ dội với đời sống mỗi ngày là một khuôn mặt mới, một tiếng hát, dẫu vượt thời gian như tiếng hát Thái Thanh cũng vậy. Bằng chứng là Thái Thanh của những năm bảy mươi, Thái Thanh của bây giờ không thể và không còn là Thái Thanh của những năm tháng khởi đầu.

Mạnh Kim – Thái Thanh 1934-2020



Thái Thanh dưới nét vẽ của họa sĩ Đinh Trường Chinh
THẾ BÂY GIỜ… BÀ ĐÃ ĐI XA…

Nhạc sĩ Bảo Chấn kể với tôi một chuyện về Thái Thanh. Lần đó, Bảo Chấn – một nhạc sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khoa dương cầm Nhạc viện Sài Gòn hạng xuất sắc – còn rất “hăng”. Khi đệm cho ca sĩ, ông thường nổi hứng “phăng” những đoạn gian tấu lả lướt bất tận. 

Lần đệm cho đàn chị Thái Thanh cũng vậy. Ông cũng vuốt miên man như mây trôi gió thoảng trên phím. Đợi nhạc sĩ Bảo Chấn dứt, rồi với phong cách nhẹ nhàng và kiêu kỳ đúng “kiểu… Thái Thanh”, bà quay sang hỏi, “Thế bây giờ… anh đàn hay tôi hát nhỉ”...

Thái Thanh là vậy. Khi hát, bà không chỉ hát. Đúng ra chỉ cần nghe bà hát. Không cần đệm. Không cần đàn. Bà không phải là ca sĩ. Bà kể chuyện bằng giai điệu. Bà ẻo lả. Bà điệu đàng. Bà đùa cợt. Bà khóc than. Bà tỉ tê. Bà vuốt ve. Bà mơn trớn. Bà hờn dỗi. Bà tươi vui. Bà tự sự. Bà là kịch sĩ xuất chúng diễn bằng phong cách hát có một không hai. 

Huỳnh Duy Lộc - Thái Thanh và “Tình hoài hương”



Nữ danh ca Thái Thanh với Hoài Trung, Hoài Bắc Phạm Đình Chương

Trong một chương trình nhạc Phạm Duy ở hải ngoại nhiều năm về trước, nhạc sĩ Phạm Duy có bày tỏ lòng tri ân đối với người em vợ của ông là nữ ca sĩ Thái Thanh: “Không có Thái Thanh thì sẽ không có ai biết đến Phạm Duy”.
 
Câu nói của Phạm Duy không phải là một lời xưng tụng quá mức vì Thái Thanh thật sự là người đã thể hiện xuất sắc rất nhiều ca khúc do ông sáng tác.

Thái Thanh là thứ nữ của ông Phạm Đình Phụng với người vợ thứ hai. Người vợ đầu của ông Phạm Đình Phụng sinh được hai người con là Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Người vợ thứ hai sinh ra Phạm Thị Quang Thái (tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy), nhạc sĩ Phạm Đình Chương và con gái út Phạm Thị Băng Thanh (tức ca sĩ Thái Thanh). Thái Thanh còn một người chị gái lớn, sinh trước ca sĩ Thái Hằng, nhưng không may đã trúng bom chết khi còn nhỏ. 

Nguyễn Công Khế - Phòng trà nghỉ chân nghe Thái Thanh ca Biệt Ly



“Phòng trà nghỉ chân nghe Thái Thanh ca biệt ly”. Người có một giọng hát mượt mà như nhung lụa. Tiếng hát ấy làm cho tôi yêu thêm, hiểu thêm âm nhạc Việt Nam.

Từ tuổi tôi mới lớn, tôi nghe Tình ca, Tình Hoài Hương, Quê nghèo, Kỷ niệm, Cỏ hồng…của Phạm Duy. Suối mơ, Buồn tàn thu, Bến Xuân... của Văn Cao, Đêm thu, Con thuyền không bến, Giọt mưa thu... của Đặng Thế Phong. Giọng ca Thái Thanh là một trong những giọng ca làm cho những người Việt chúng ta yêu thêm đất nước mình.

”Cho tôi lại từ đầu, chưa đi vội về sau, xin đi từ thơ ấu...” ‘’Cho tôi lại một chiều, tôi đi giữa đường quê, hai bên là hương lúa, xa xa là ngọn tre, thấp thoáng vài con nghé, tôi mê trời mây tía, không nghe mẹ gọi về...” Mỗi lần Thái Thanh cất lên lời ca như vậy, hỏi có ai mà không mê nước Việt này.

Lưu Trọng Văn - Thái Thanh với « Tình ca »



"Tôi luôn xem bà là ngọn hải đăng của mình." - Khánh Ly


"Nếu nói vượt thời gian, chỉ duy nhất dành cho danh ca Thái Thanh mà thôi." - Lệ Thu.

"Nếu ta nghiêng mình lệch đi một tí, bình diện với thời gian thay đổi, thì cô Thái Thanh đã ở bên kia tự bao giờ rồi, ví dụ năm ngàn năm về trước hoặc năm ngàn năm về sau " - Thích Nhất Hạnh.

vendredi 21 février 2020

Đỗ Duy Ngọc - Sao lại cười vui khi trình bày những bài hát đau thương về Mậu Thân ?


Thời gian gần đây, trên mạng xã hội có nhiều bài ca ngợi một giọng ca trẻ là Hoàng Trang với những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. 

Tò mò tìm xem thì đúng là cô ca sĩ trẻ này có giọng ca vang, khỏe, hồn nhiên, có nội lực, lại mộc mạc rất phù hợp với dòng nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, phát âm lại tròn vành rõ chữ. Nói chung là một giọng hát khá hay và lạ trong thị trường bát nháo của âm nhạc hiện nay.

Tuy nhiên, khi xem cô trình bày một số bài hát trong Ca khúc da vàng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà đặc biệt là những bài hát viết về nỗi đau Mậu Thân 1968 ở Huế, thì tui hơi thất vọng. Đơn cử như bài Hát trên những xác người Bài ca dành cho những xác người. Đây là hai bài hát thể hiện nỗi đau tột cùng của người dân Huế trong biến cố Mậu Thân, người chết, người trốn chạy tên bay đạn lạc và cũng có người mẹ, người chị điên loạn trước cái chết của người thân:

HÁT TRÊN NHỮNG XÁC NGƯỜI

lundi 6 janvier 2020

Nguyễn Đông Thức - Ván bài cuối của cuộc đời đã được lật



NĐT: Sáng nay Tuổi Trẻ đã đăng bài này ở trang 1. Tôi đã nghi nghi sẽ bị cắt ở đoạn nói Tín vượt biên bị bắt..., thì y như rằng! Kể cả chi tiết vừa hát “Nghìn trùng xa cách” vừa cầm điếu thuốc, chả hiểu sao cũng cắt! Bản đầy đủ đây:

VÁN BÀI CUỐI CỦA CUỘC ĐỜI ĐÃ ĐƯỢC LẬT...

Cuộc đời một ca sĩ có khi chỉ cần một ca khúc, là đã đủ để được nhớ đời.


Với Nguyễn Chánh Tín, anh được hơn vậy. Bài đầu tiên, Tín lĩnh xướng giọng nam chính trong hợp ca “Hòn Vọng Phu” (Lê Thương) của chương trình trường trung học công lập Mạc Đĩnh Chi (Q.6, Sài Gòn) năm 1970, trong một cuộc thi văn nghệ liên trường, khi anh đang học lớp 12 tại đây. Để lấp chỗ trống giờ chót, Tín còn được hát thêm hai ca khúc “Tìm nhau” “Nghìn trùng xa cách” (Phạm Duy).

dimanche 5 janvier 2020

Nguyễn Công Khế - Nhớ những cuộc chuyện trò đầy tiếng cười với Nguyễn Chánh Tín



Mặc dù nổi danh là một diễn viên với bộ phim kinh điển Ván Bài Lật Ngửa, nhưng cố nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín xuất thân là một ca sĩ. Sinh thời, có rất nhiều bài hát gắn liền với tên ông. Những ngày Duyên Dáng Việt Nam đầu tiên, Nguyễn Chánh Tín là một trong những ca sĩ góp mặt.

Vừa từ Israel về qua sân bay Hồng Kông, đáp xuống Tân Sơn Nhất, máy bay vừa dừng bánh, mở FB ra, hiện lên Face Bảo Yến báo tin: Nguyễn Chánh Tín đã ra đi. Tôi comment vào: Chia buồn. Một đời người, buồn thật!

Một con người, một nghệ sĩ nổi tiếng đào hoa và mơ ước của nhiều cô gái Saigon năm xưa đã đi ra khỏi cuộc đời này đang trong giấc ngủ!