Affichage des articles dont le libellé est Đảo chính. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đảo chính. Afficher tous les articles

mercredi 3 novembre 2021

Đoàn Ứng Viên - Sự soán ngôi bẩn thỉu !

 

Lật đổ một chế độ bằng đảo chánh, thường người cầm đầu chế độ bị lất đổ được cho đi lưu vong hoặc bị đưa ra tòa xét xử. Trường hợp Anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm lại không được như thế.

Khi đang tạm lánh ở nhà thờ Cha Tam, Tổng thống đã gọi phe đảo chánh đưa xe đến đón anh em ông về, nghĩa là ông chấp nhận cuộc đảo chánh ấy (đầu hàng). Vậy mà phe đảo chánh đã giết anh em ông ngay trong xe thiết giáp một cách tàn bạo.

Hàng binh trên chiến trường cũng không bị đối xử như vậy. Phải nói đấy là sự soán ngôi tiểu nhân, bẩn thỉu, cực kỳ dã man.

dimanche 31 octobre 2021

Cù Mai Công - Đại sự bất thành của ba đại tá dân Ông Tạ trong tuần tam nhật Các Thánh 31-10, 1-11, 2-11-1963

 

  HAI CÁI CHẾT THẢM Ở NGOẠI Ô VÀ MỘT ÁN TỬ HÌNH

(Tôi không phải là người viết sử mà chỉ ghi nhận thông tin từ góc người Ông Tạ. Nhưng lịch sử Việt Nam Cộng Hòa chắc chắn sẽ phải viết lại hoàn toàn nếu mưu sự ấy thành công).

Trên đường Thánh Mẫu (nay là Bành Văn Trân, Tân Bình, TP.HCM) có một ngôi nhà khá lặng lẽ. Dân trong xóm này gọi bà chủ nhà lịch thiệp, nét sang trọng này là o Khôi. Ít ai biết đó là vợ đại tá Việt Nam Cộng Hòa Lê Quang Tung.

O Khôi ở với con gái là Lan. Chồng cô Lan là đại tá Cầu, sĩ quan thuộc quyền đại tá Tung, tư lệnh Lực lượng Đặc biệt Việt Nam Cộng Hòa, kiêm Chỉ huy trưởng Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống phủ. Phó của ông Tung là đại tá Trần Khắc Kính; con rể cụ lý Sóc trong ngõ Con Mắt, cách nhà cũ của nhà thơ Đỗ Trung Quân chừng vài chục mét; gần sát nhà cụ Vũ Hữu Soạn, cha đại tá hạm trưởng HQ4-Trần Khánh Dư tham gia Hải chiến Hoàng Sa 1974 Vũ Hữu San.

mercredi 11 août 2021

Trung Quốc chuẩn bị đầu tư phát triển tại Miến Điện


Đăng ngày:

Bộ Ngoại giao Miến Điện cho biết số tiền được Trung Quốc chuyển đến sẽ được sử dụng vào lãnh vực văn hóa, nông nghiệp, khoa học, du lịch và đối phó thiên tai.

Reuters ghi nhận, ngược với các nước phương Tây vốn lên án vụ đảo chính ngày 01/02/2020, Trung Quốc tuyên bố ưu tiên đối với họ là sự ổn định và không can thiệp vào chuyện nội bộ của nước láng giềng.

jeudi 22 avril 2021

Miến Điện : Các công ty gỗ và ngọc của nhà nước bị Mỹ cho vào danh sách đen


Đăng ngày:

AFP cho biết từ nay các công ty Myanmar Timber Enterprise và Myanmar Pearl Enterprise không thể tham gia hệ thống tài chính quốc tế, tất cả công dân và doanh nghiệp Mỹ không được giao dịch với hai công ty trên, kể cả các ngân hàng có chi nhánh ở Hoa Kỳ. Tài sản các công ty này tại Mỹ cũng bị phong tỏa.

Trước đó chính quyền Mỹ cũng đã trừng phạt các tướng lãnh Miến Điện đã tổ chức đảo chính và đàn áp biểu tình và đến đầu tháng Tư đã cho một công ty nhà nước chuyên sản xuất đá quý vào danh sách đen.

mercredi 21 avril 2021

Đảo chính Miến Điện : Liên Âu ban hành thêm lệnh trừng phạt


Đăng ngày:

Liên hiệp Châu Âu cho thêm vào danh sách đen 10 nhân vật được cho là có liên quan trực tiếp đến các quyết định làm ảnh hưởng đến Nhà nước pháp quyền tại Miến Điện. Hai công ty mới bị trừng phạt là Myanmar Economic Holdings Ltd (MEHL) và Myanmar Economic Corporation (MEC). Trước đó hôm 22/03, EU đã trừng phạt 11 tướng lãnh trong đó có người đứng đầu tập đoàn quân sự là tướng Min Aung Hlaing.

Tuần trước, cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet đã cổ vũ các Nhà nước « có những biện pháp tức thời, mang tính quyết định và hiệu quả » để buộc các tướng lãnh chấm dứt đàn áp.

mardi 23 mars 2021

Miến Điện : Châu Âu trừng phạt 11 sĩ quan đảo chính, dân biểu tình cả ban đêm


Đăng ngày:

Trước cuộc họp các ngoại trưởng Liên hiệp Châu Âu, ông Borrell tuyên bố sẽ trừng phạt 11 người liên can đến đảo chính và đàn áp người biểu tình.Về phía tập đoàn điện lực Pháp EDF loan báo ngưng dự án đập thủy điện Shweli-3 trị giá 1,51 tỉ đô la ở bang Shan liên doanh với Nhật Bản và Miến Điện. EDF khẳng định « tôn trọng các quyền căn bản của con người là điều kiện tiên quyết cho mỗi dự án ». 

Tại Miến Điện, người dân ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai của nước này đã biểu tình vào sáng sớm hôm nay, sau cái chết của tám người biểu tình hôm Chủ nhật. Hôm qua, có khoảng 50 người khác bị thương, cho đến 23 giờ vẫn vang nhiều tiếng súng. Người dân ở một số khu phố Rangoon cũng xuống đường vào rạng sáng hôm nay.

dimanche 21 mars 2021

Quân đội Miến Điện và những « đồng tiền máu »


Đăng ngày:

Từ sau vụ đảo chính đến nay, đã có hơn 200 người Miến Điện thiệt mạng. Nhiều nạn nhân bị các tay súng thiện xạ bắn vào đầu khi họ xuống đường, số khác bị lãnh đạn một cách hú họa. Người dân vẫn tiếp tục biểu tình, nhưng trước sự kiên quyết của quân đội, nhiều người đặt hy vọng vào phong trào tẩy chay, bất tuân dân sự.

Một số dấu hiệu cho thấy tập đoàn quân sự đang thiếu tiền mặt. Vài ngày sau đảo chính, ngân hàng trung ương cố gắng chuyển 1 tỉ đô la từ Federal Reserve Bank ở New York về, nhưng bị chính phủ Mỹ chận lại. Hôm 15/02, chính quyền định bán 200 tỉ kyat (142 triệu đô la) trái phiếu kỳ hạn 5 năm, nhưng không thành công.

mardi 23 février 2021

Mỹ trừng phạt hai tướng lãnh Miến Điện, G7 lên án việc đàn áp biểu tình


Đăng ngày:

Reuters dẫn thông cáo bộ Tài chính Mỹ cho biết hai nhân vật bị trừng phạt là tướng Maung Maung Kyaw, tư lệnh không quân và tướng Moe Myint Tun, cựu tổng tham mưu trưởng quân đội nay là giám đốc cơ quan giám sát các chiến dịch đặc biệt. Tài sản của hai người này tại Mỹ bị phong tỏa.

Bộ Tài chính cho biết sẽ có những biện pháp bổ sung nếu quân đội không để chính phủ dân cử hoạt động trở lại. Ngoại trưởng Antony Blinken trong một thông cáo riêng rẽ cũng cảnh báo sẽ có những trừng phạt mới, đồng thời đòi hỏi quân đội và cảnh sát Miến Điện chấm dứt tấn công người biểu tình, trả tự do cho những người bị bắt.

mercredi 17 février 2021

Quân đội Miến Điện sẽ sớm mạnh tay đàn áp biểu tình ?


Đăng ngày:


Miến Điện và đại dịch corona là hai chủ đề chính trên trang nhất báo Pháp hôm nay

samedi 13 février 2021

Miến Điện đảo chính, Trung Quốc bắt cá hai tay


Đăng ngày:


L’Express tuần nàyphân tích « Miến Điện : Sau vụ đảo chính, Trung Quốc duy trì nhiều phương án ». Tờ báo chú ý đến sự kiện ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp tướng Min Aung Hlaing tại thủ đô Miến Điện mới đây. Liệu ông có biết vị tướng sắp về hưu ba tuần nữa sẽ đảo chính, và bắt giữ bà Aung San Suu Kyi hay không ? Một dấu hiệu mang tính cảnh báo : tướng Min khi gặp ông Vương đã phàn nàn về cuộc bầu cử « gian lận ».

Mặc cho phương Tây phản đối, Trung Quốc vẫn chặn một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhân danh chủ trương « không can thiệp vào chuyện nội bộ » của nước khác. Báo chí Hoa lục thì tuyên truyền rằng cuộc đảo chính chỉ là « một sự cải tổ nội các » quan trọng của Miến Điện.

samedi 6 février 2021

Hàng ngàn người Miến Điện biểu tình phản đối đảo chính, internet bị cắt


Đăng ngày:

« Độc tài quân sự, thất bại ; Dân chủ, chiến thắng », người biểu tình hô vang và giơ cao biểu ngữ. Nhiều người mặc áo đỏ hoặc phất cờ đỏ, màu của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND), đảng của bà Aung San Suu Kyi. Lực lượng an ninh được huy động đông đảo, phong tỏa nhiều con đường và bố trí các vòi rồng.

Trong lúc đoàn người biểu tình ngày càng đông thêm và có những lời kêu gọi tham gia trên mạng xã hội, mạng lưới internet đã bị chặn trên toàn quốc. Theo tổ chức phi chính phủ NetBlocks, đây là lần thứ hai internet bị cắt. Việc truy cập Twitter và Instagram đã bị hạn chế từ hôm qua, do các hashtag như #WeNeedDemocracy, #HeartheVoiceofMyanmar et #Freedomfromfear được sử dụng hàng triệu lần. 

mercredi 3 février 2021

Quân đội Miến Điện, một Nhà nước trong Nhà nước


Đăng ngày:

Đến 2015, lần đầu tiên chuyển sang một chính phủ được bầu cử một cách dân chủ, Tatmadaw (quân đội Miến Điện) vẫn là tổ chức do một giai cấp tướng lãnh thống trị, coi thường chính quyền dân sự. Họ có thể tiến hành những cuộc chiến tùy thích, cho đến khi nổi lên những vụ tàn sát người thiểu số Rohingya năm 2017. Liên Hiệp Quốc tố cáo các tướng lãnh, đứng đầu là tướng Min Aung Hlaing, « mưu toan diệt chủng ». Ngày nay chính vị tướng 64 tuổi này đang nắm trọn quyền hành tại Miến Điện.


Hôm 22/12/2020, tướng Min nhắc nhở Tatmadaw là « cần thiết cho nghĩa vụ bảo vệ Nhà nước », và mở rộng vai trò của quân đội : bảo vệ chính sách quốc gia, đạo Phật, văn hóa truyền thống. Theo nhà nghiên cứu Amara Thiha của think tank độc lập Myanmar Institute for Peace and Security, định nghĩa này quan trọng vì « giới quân nhân không tự đặt mình cao hay thấp hơn Nhà nước, mà là một định chế song song, tập trung vào nghĩa vụ quốc phòng ».

lundi 1 février 2021

Quân đội Miến Điện đảo chính, bắt bà Aung San Suu Kyi


Đăng ngày:

Thông tín viên Stéphan Lagarde cho biết thêm chi tiết :

« Vẫn có rất ít hình ảnh về đêm đảo chính ở Miến Điện. Đó là vì từ 3 giờ sáng nay (giờ địa phương), mạng internet đã sụp đổ. Ban đầu mạng chỉ hoạt động khoảng 75% so với tốc độ bình thường, rồi sau đó hoàn toàn bị cắt, nhất là tại thủ đô. Mạng lưới điện thoại di động cũng ngưng hoạt động một phần.

vendredi 29 janvier 2021

Cộng đồng quốc tế cảnh báo Miến Điện trước nguy cơ đảo chính


Đăng ngày:

Đại sứ Hoa Kỳ cùng với đồng nhiệm 16 nước hôm nay ra tuyên bố kêu gọi quân đội « gắn bó với các giá trị dân chủ ». Tuyên bố cho biết các nước chờ đợi việc triệu tập Quốc Hội vào ngày 01/02 để bầu lên tổng thống, chủ tịch lưỡng viện, đồng thời phản đối mọi mưu toan thay đổi kết quả bầu cử.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng bày tỏ « mối quan ngại lớn lao » trước tình hình hiện nay ở Miến Điện. Ông cổ vũ các nhân tố tránh mọi dạng khiêu khích, và chứng tỏ tinh thần trách nhiệm.

lundi 11 janvier 2021

Đặng Sơn Duân - Cuộc đảo chính của Nancy Pelosi


Thừa thắng xông lên, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi huênh hoang với các đồng sự chuyện điện đàm với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mike Milley về các bước đề phòng để ngăn cản quyền phát động vũ khí hạt nhân của Tổng thống Trump.

Động thái này của bà Pelosi có thể bị xem như là tiến hành một cuộc đảo chính quân sự, vì cho đến lúc này ông Trump vẫn là tổng thống hợp pháp của Mỹ. Bà chủ tịch Hạ viện có thể sử dụng mọi con đường Hiến pháp như kêu gọi áp dụng Tu chính án 25 hoặc tiến hành luận tội trong khuôn khổ Hiến pháp để phế truất tổng thống. Tuy nhiên, can thiệp vào quyền chỉ huy quân đội của Tổng thống Trump là sự chà đạp tam quyền phân lập.

Trong khi sự kiện Điện Capitol bị tấn công gây tranh cãi và sự dính líu của ông Trump chỉ ở mức suy diễn, thì hành động của bà Pelosi tương đương với một âm mưu đảo chính thực sự. Càng trớ trêu hơn nữa khi ông Trump sẽ đi vào lịch sử như một trong số rất hiếm những tổng thống Mỹ không phát động cuộc chiến tranh nào trong nhiệm kỳ của mình.

mardi 12 novembre 2019

Lê Nguyễn - Chút gợi nhớ của một người chứng, sau sự ra đi của một nhà tu hành


Thượng tọa Thích Trí Quang (G) trong cuộc tuyệt thực trước Dinh Độc Lập.


Một bài viết hiếm hoi tương đối khách quan và rất nhiều thông tin cần thiết cho lớp hậu sinh - TM
 
Những ngày qua, khi Thượng tọa Thích Trí Quang qua đời, mình không muốn nghĩ lại, nhớ lại một quãng đời tuổi trẻ đã qua - vào những tháng ngày sau 1.11.1963, khi nhiều tướng lãnh miền Nam thực thi kế hoạch của chính phủ Mỹ, lật đổ, thậm chí sát hại hai anh em nhà lãnh đạo Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu. 

Nhưng rồi có một số bạn trẻ liên lạc, bày tỏ ý muốn biết một vài chi tiết về những gì liên quan đến thầy Trí Quang và Phật giáo miền Nam những năm sau sự sụp đổ của nền Đệ nhất Cộng hòa. Thôi thì xin ghi lại chút hồi ức và cảm nghĩ linh tinh vậy. 

Những ngày sôi động vào giữa năm 1963, các cuộc biểu tình của Phật tử nổ ra khắp nơi. Đặc biệt là Phật tử Huế, sau sự kiện chính quyền Thừa Thiên - Huế chỉ cho phép treo Phật kỳ tại các chùa, mà không cho treo ở khắp các ngả đường trong dịp Phật đản 1963, như đã từng cho phép làm thế trong các mùa Phật đản trước. Cái sảy nảy cái ung, chính quyền Thừa Thiên – Huế hành xử thiếu kiên nhẫn, súng nổ và sự kiện “đàn áp Phật giáo” được sớm sủa loan truyền trên khắp cả nước.

samedi 11 mai 2019

Đảo chính Venezuela : Thất bại là mẹ thành công

Tổng thống Nicolas Maduro thăm một trung tâm huấn luyện quân sự ở El Pao, Venezuela, ngày 04/05/2019.

Tựa chính của các tuần báo Pháp kỳ này tập trung cho những vấn đề xã hội : những câu hỏi đặt ra xung quanh việc nghỉ hưu (Le Point), thụ tinh nhân tạo (L’Express), các liệu pháp mới để trị trầm cảm (L’Obs). Courrier International dành hồ sơ cho thủ tướng New Zealand, chạy tựa « Jacinda Ardern, một hiện tượng chính trị », còn báo Anh The Economist báo động « Xung đột Mỹ-Iran : Cả hai bên đều nên lùi bước ».

Đối lập Venezuela thất bại nhưng chưa thua

Về thời sự châu Mỹ la-tinh, Courrier International chơi chữ « Venezuela : Đối lập thất bại nhưng chưa thua ». Lời kêu gọi của thủ lãnh Juan Guaido, thúc giục quân đội lật đổ chế độ của ông Nicolas Maduro đã không mang lại hiệu quả, dù có được một số tác động. Cuộc chơi đã tàn chăng ? Theo tờ báo, tất cả tùy thuộc vào sự so găng giữa Washington và Matxcơva.

Tờ El Carabobeno ở Valencia ghi nhận, Nicolas Maduro đến 12 tiếng đồng hồ sau mới xuất hiện và tuyên bố vẫn đang nắm quyền. Sự trễ tràng này cho thấy tình hình không sáng sủa cho ông.

vendredi 12 avril 2019

Tổng thống Sudan bị quân đội lật đổ, dân muốn có chính quyền dân sự

Rừng người biểu tình phản đối một chính quyền quân đội ở Sudan, ngày 12/04/2019.

Hàng ngàn người dân Sudan hôm nay 12/04/2019 biểu tình trước bộ Quốc phòng để đòi hỏi thành lập một chính quyền dân sự, bất chấp lệnh giới nghiêm của quân đội, sau khi tổng thống Omar Hassan El Béchir bị lật đổ hôm qua. Hội đồng quân nhân hứa hẹn sẽ trao quyền lại trong vòng một tháng, đồng thời loan báo sẽ không cho dẫn độ cựu tổng thống.

Trước đó vào hôm qua, Hội đồng quân nhân do bộ trưởng Quốc phòng Aouad Mohamed Ahmed Ibn Aouf đứng đầu tuyên bố thời kỳ chuyển tiếp kéo dài hai năm, sau đó sẽ tổ chức bầu cử. 

samedi 26 janvier 2019

Quân đội Venezuela : Chỗ dựa cho Maduro

Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela, Vladimir Padrino Lopez trong cuộc họp báo tại Caracas ngày 24/01/2019.

Mặc cho những náo động dữ dội, ông Nicolas Maduro vẫn luôn là người đứng đầu Venezuela, nhờ sự ủng hộ của một đồng minh hết sức quan trọng : quân đội. Hôm 24/01/2019, các tướng lãnh đã tái khẳng định sự trung thành với Maduro, sau khi chủ tịch Quốc hội Juan Guaido tự xưng là tổng thống lâm thời. 

Tổng tư lệnh quân đội khẳng định Nicolas Maduro là « tổng thống hợp pháp » của Venezuela, cho rằng việc lãnh tụ đối lập Juan Guaido tuyên bố nhận chức vụ tổng thống là một « vụ đảo chính ». Bộ trưởng Quốc phòng, tướng Vladimir Padrino, bao quanh là những tướng lãnh cao cấp tố cáo trong cuộc họp báo : « Họ tìm cách thành lập một chính phủ thứ hai trên thực tế ».

Hôm thứ Tư 23/1, chủ tịch Quốc hội 35 tuổi Juan Guaido đã tự uyên bố là « tổng thống đương nhiệm » của Venezuela trước hàng chục ngàn người ủng hộ phe đối lập. Ngay lập tức ông nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ và khoảng 12 nước châu Mỹ la-tinh.

vendredi 25 janvier 2019

Venezuela : Được quân đội ủng hộ, Maduro tố cáo Mỹ xúi giục đảo chính

Ông Nicolas Maduro trong cuộc họp báo ở Caracas ngày 25/01/2019.

Từ hai ngày qua, Venezuela có hai tổng thống : ông Nicolas Maduro, bị phương Tây tố cáo là đắc cử nhiệm kỳ thứ hai nhờ gian lận ; và tổng thống tự phong Juan Guaido, nhà đối lập vừa lên làm chủ tịch Quốc hội. Có được sự ủng hộ của quân đội, hôm nay 25/01/2019 ông Maduro lớn tiếng tố cáo đối thủ làm đảo chính với sự trợ giúp của Mỹ.

Trước đó Nicolas Maduro đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Washington, hạn định cho các đại diện Mỹ 72 tiếng đồng hồ để rời khỏi Venezuela. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đáp trả là ông Maduro « không có quyền hạn hợp pháp » để ra lệnh như thế. Tuy nhiên hôm qua Washington đã yêu cầu những nhà ngoại giao giữ nhiệm vụ không thiết yếu về nước, đồng thời khuyến cáo công dân Mỹ không nên ở lại Venezuela. Hoa Kỳ cũng đề nghị đưa vấn đề Venezuela ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào ngày mai 26/1.