dimanche 14 juin 2020

Virus corona: Hà Lan diệt hàng ngàn con chồn để tránh lây sang người

lundi 8 juin 2020

Nguyễn Thông - Đối tượng của ngựa



Nhà chức việc phú lít cho biết lực lượng kỵ binh cơ động có nhiệm vụ trấn áp tội phạm.

Điều ấy thì ai cũng biết. Không trấn áp tội phạm thì chẳng nhẽ chỉ để diễu chơi làm cảnh. Bao nhiêu tiền của công sức vào cái trại ngựa này chứ có ít đâu.

Vấn đề là tội phạm nào?

dimanche 7 juin 2020

Huỳnh Ngọc Chênh - Cuồng chống Trump



Trump tốt hay xấu với nước Mỹ, cử tri Mỹ sẽ xử y. 

Y bị đánh rớt hay được tái bầu thêm một nhiệm kỳ thì phe cuồng Trump hay phe cuồng chống Trump cũng nên fairplay. Đừng chơi xấu đòi bỏ nước Mỹ ra đi, cũng đừng chơi quá xấu mang Trump hay Biden ra luận tội để tìm mọi cách truất phế cho bằng được. Và khi không truất phế được thì dấy lên phong trào chống Trump hay Biden, gây ra căng thẳng và chia rẽ nước Mỹ và cả thế giới, rồi đổ thừa tại thằng cha này lên mà gây ra chia rẽ. Như vậy là không fairplay.

Thật ra không chỉ là chuyện fairplay mà là chuyện tôn trọng Hiến pháp. Hiến pháp công nhận ai nhiều phiếu thì người đó là tồng thống của liên bang. Nói xấu tổng thống hoặc tìm mọi cách không công nhận tổng thống, hay tìm mọi cách truất phế tổng thống cho bằng được là xúc phạm cử tri đa số của Mỹ, là đa số công dân Mỹ đã tin tưởng người họ đã bầu ra.

Vũ Thị Phương Anh - Chuyện ông Trump



Dùng ngựa chở thực phẩm tặng người dân ở West Baltimore, Maryland trong mùa dịch. Ảnh Reuters ngày 12/05/2020.
Chuyện ông Trump là chuyện của nước Mỹ, người Việt sống ở Việt Nam có bàn bạc tranh luận gì thì cũng để cho vui thôi chứ không có ích lợi gì. Trừ phi chúng ta có thể rút ra được một điều gì đó cho mình.

Riêng tôi, qua những tranh luận giữa hai phe ủng hộ và chống Trump, tôi nhận thấy vài điều thế này: 

1. Nhiều người Việt, dù ở Việt Nam hay ở Mỹ, khi không cùng quan điểm thì rất hay rơi vào tình trạng "chia phe đánh nhau", vì bên nào cũng thấy mình đúng 100% nên làm gì còn chỗ để chấp nhận bên kia.

Lưu Trọng Văn - Giáo dục và giao thông



Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng ký ngày 5/6 quyết định của Bộ Chính trị đồng ý: "Một số dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam sẽ được điều chỉnh từ phương thức đầu tư đối tác công - tư (PPP) sang đầu tư từ ngân sách nhà nước."

Đây là một việc đúng lẽ ra Bộ Chính trị phải làm từ lâu đó là huy động tối đa nguồn lực của nhà nước từ tiền thuế của Dân, tiền thu về từ bọn quan khốn nạn tham nhũng và quan khốn nạn vô trách nhiệm lãng phí, tập trung đầu tư cho giáo dục và giao thông.

Muốn đột phá phát triển quốc gia phải làm ba điều:

Trần Văn Thọ - Đường sắt Cát Linh-Hà Đông và nguyên nhân lệ thuộc Trung Quốc



Tôi viết bài dưới đây đã 5 năm nhưng rất tiếc nội dung vẫn còn tính thời sự. Mong những người liên quan, nhất là các quan chức có trách nhiệm, hiểu vấn đề để đừng mù quáng lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.

Sự kiện đường sắt Cát Linh-Hà Đông và nguyên nhân lệ thuộc kinh tế Trung Quốc
(Viết vào mùa hè năm 2015 nhưng rất tiếc là vẫn còn nguyên giá trị)

Tháng 6 năm 2015 dư luận trong nước xôn xao về sự kiện Việt Nam mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Người dân đặt nghi vấn là tại sao phải mua của Trung Quốc, trong khi công nghệ tàu đường sắt của các nước tiên tiến chất lượng cao hơn. Hơn nữa, Việt Nam đang nhập siêu nhiều với Trung Quốc, ai cũng thấy phải cải thiện quan hệ một chiều này.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã giải đáp thắc mắc nầy trong buổi gặp mặt báo chí ngày 9/6/2015. Nếu những ý kiến của Bộ trưởng phản ảnh trên báo là chính xác thì thật đáng lo cho Việt Nam. Tôi thật sự ngạc nhiên nhưng hiểu được lý do tại sao Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc trong nhiều phương diện. 

samedi 6 juin 2020

Trương Châu Hữu Danh - Hồ Duy Hải, thủ phạm sạch sẽ nhất thế giới !



Vụ án bưu điện Cầu Voi, cơ quan tố tụng biến Hồ Duy Hải thành một nhân vật sạch sẽ nhất hành tinh:

- Vào bưu điện, Hải bỏ dép ở bậc tam cấp.

- Cứ mỗi lần gây án xong là Hải đi rửa dao thật sạch, sau đó cẩn thận cất sau tấm bảng.

Trương Châu Hữu Danh - Chấn động : Người phát hiện vụ án Cầu Voi không ký tên trong hồ sơ vụ án !



Anh Phùng Phụng Hiếu - bưu tá phát hiện thi thể hai nạn nhân tại bưu điện Cầu Voi đã lập tức trèo rào quay ra và báo công an. Anh vừa là bưu tá, vừa là anh bà con của hai cô gái. 

Thông tin về anh trên báo chí xuất hiện rất nhiều, nhưng dư luận cứ băn khoăn: Rốt cuộc cánh cổng bưu điện sáng hôm đó mở hay đóng? Có khóa hay không? Vì sao Hồ Duy Hải lại trèo rào ra phía trước lấy xe, và hồ sơ vụ án không hề nói Hải sau khi lấy xe thì đóng cổng lại?

Đến hôm nay, tôi đã có bút lục lời khai của anh Hiếu. Nhưng lời khai này được lấy sau khi cả hai cấp tòa đã tuyên Hải tử hình. Biên bản ghi lời khai lập ngày 26/9/2011, do ông Đỗ Xuân Tựu - Phó Vụ 3 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao thực hiện.

"Chiến trường pháp lý" Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc



Bà con giới "học giả Biển Đông" bàn tán mấy ngày nay về "cuộc chiến công hàm", nhân việc Mỹ cũng gới công hàm phản đối các yêu sách của Trung Quốc lên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc mấy hôm trước. 

Sự tham gia đột ngột của Mỹ trong "chiến tranh công hàm", xảy ra từ tháng 12 năm ngoái tại "chiến trường" là Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa" giữa các quốc gia chung quanh Biển Đông. Các quốc gia Việt Nam, Phi, Mã Lai... từ nay có "đồng minh" Mỹ đứng cùng "chiến tuyến". 

Việc lựa chọn Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc, thay vì một trọng tài quốc tế, làm "chiến trường pháp lý" để chống lại các yêu sách phi lý của Trung Quốc (về đường chữ U, về quyền lịch sử, về vùng biển tiếp cận các đảo Trường Sa...) cho thấy là một "lựa chọn thông minh". 

Lưu Trọng Văn - Không thể tụ hội thiên hạ bằng thói bẩn thỉu của loài sói



Thị trường nội địa rộng lớn Hoa lục luôn được Trung Quốc dùng làm mồi nhử.
Báo Global Times của cộng sản Trung Quốc cho rằng : "Anh cần ổn định quan hệ kinh tế với những đối tác thương mại lớn, bao gồm Trung Quốc, để vực dậy nền kinh tế, thay vì can thiệp và công việc nội bộ của Trung Quốc bằng cái giá của một thỏa thuận thương mại. Người dân Anh sẽ mất nhiều hơn được nếu một thỏa thuận thương mại như vậy sụp đổ".

Úc cũng bị cộng sản Trung Quốc đe dọa như thế. Và đương nhiên Việt Nam thường xuyên bị nhận những lời đe dọa hơn nhiều lần như thế.

Trung Quốc cách đây 30 năm thì sao nhỉ? Nước Anh vẫn là cường quốc kinh tế, mà chả cần thị trường và bẩt cứ hiệp định thương mại nào với Trung Quốc sất. Úc cũng vậy. Mỹ cũng vậy, EU cũng vậy.

Biển Đông : Tư lệnh Mỹ tố cáo Bắc Kinh lợi dụng đại dịch để bành trướng

Trung tướng Kevin Schneider và tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đăng ngày:


Trung tướng Kevin Schneider tuyên bố, đang có sự gia tăng hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Các chiến hạm của hải quân, tàu tuần duyên và tàu cá của dân quân biển quấy nhiễu tàu bè của các nước khác, tại vùng biển bị Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền.

Trao đổi với Reuters qua điện thoại, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Nhật Bản tố cáo trong cuộc khủng hoảng Covid-19, tần suất hoạt động của hải quân Trung Quốc tăng vọt, không chỉ trên Biển Đông, mà cả tại Biển Hoa Đông. Tướng Schneider nhận định Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục nhịp độ này.

WHO khuyến cáo đeo khẩu trang ở nơi đông người trong vùng dịch

Trạm métro Shinagawa ở Tokyo ngày 26/05/2020.
Đăng ngày:


Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố trong cuộc họp báo, theo những diễn tiến hiện nay, các chính phủ nên khuyến khích công chúng đeo khẩu trang khi khó thể giữ giãn cách xã hội, chẳng hạn trong giao thông công cộng, cửa hàng, các địa điểm khép kín hoặc quá đông người.

Tại những nơi virus đang lây lan trong cộng đồng, những người từ 60 tuổi trở lên hoặc có bệnh nền nên đeo khẩu trang y tế. Còn tại những vùng lây nhiễm rộng, WHO khuyến cáo tất cả các nhân viên làm việc tại các cơ sở y tế đều mang khẩu trang y tế, trong khi từ trước đến nay họ chỉ đưa ra khuyến cáo này đối với những ai trực tiếp chăm sóc các bệnh nhân Covid-19.

Đang mùa dịch, Pháp cấm biểu tình chống bạo lực cảnh sát

Biểu tình ở Paris tưởng niệm cái chết của Traoré, một thanh niên người Pháp gốc Phi, qua đời sau bị hiến binh triệu tập vào ngày 02/06/2016. © REUTERS - Gonzalo Fuentes
Đăng ngày:


Trong một thông cáo, giám đốc cảnh sát Paris Didier Lallement nhấn mạnh, trên các mạng xã hội đã có những lời kêu gọi xuống đường chiều 06/06 gần tháp Eiffel. Các cuộc tập họp này có thể thu hút nhiều người, cho nên bị cấm chiếu theo sắc lệnh ngày 31/05 liên quan đến tình trạng khẩn cấp về y tế, không cho phép tụ tập nơi công cộng quá 10 người.

Ngày 05/06, ông Lallement cũng đã cấm hai cuộc biểu tình khác vào chiều 06/06 trước đại sứ quán Mỹ, nhằm tưởng niệm George Floyd, người da đen bị một cảnh sát da trắng đè chết ở Minneapolis.

Pháp tiêu diệt thủ lãnh Al Qaida ở Bắc Phi

Droukdal, người Algérie, có biệt danh Abou Moussa Abdelwadoud, thủ lĩnh Al Qaida ở Bắc Phi (AQMI). Ảnh chụp tại Mali năm 2010. Hand-Out/AFP/File
Đăng ngày:


Abdelmalek Droukdal, người Algérie, thành viên ban lãnh đạo Al Qaida, là thủ lãnh của nhiều nhóm thánh chiến Bắc Phi và vùng Sahel, đã bị trừ khử tại Talhandak, tây bắc thành phố Tessalit của Mali, cùng với nhiều tay chân thân cận. Chiến dịch được thực hiện bằng bộ binh kết hợp trực thăng vận.

Pháp còn bắt được Mohamed el Mrabat, một nhân vật quan trọng của nhóm thánh chiến Nhà nước Hồi giáo vùng Đại Sahara (EIGS), mà hội nghị thượng đỉnh Pau của G5 Sahel (Mauritanie, Burkina Faso, Mali, Niger, Tchad) hồi tháng Giêng đã đánh giá là kẻ nguy hiểm số một.

Tin vắn 06.06.2020


Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 92 tại California, ngày 09/02/2020.

(AFP)California cho phép quay phim trở lại kể từ 12/06/2020
Văn phòng thống đốc California hôm qua 05/06/2020 đã bật đèn xanh cho việc quay phim màn ảnh rộng và phim truyền hình, dựa trên các dữ liệu khả quan về dịch virus corona tại tiểu bang. Các ê-kíp quay phim và diễn viên phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện vệ sinh dịch tễ để ngăn ngừa việc lây nhiễm virus corona.
Tuy nhiên không chắc các hãng phim lớn ở Hollywood, phải đóng máy từ ngày 15/03, sẽ tái hoạt động ngay tuần tới, vì Los Angeles là một trong những ổ dịch lớn. Tại California đã có trên 125.000 ca dương tính và 4.500 trường hợp tử vong vì Covid-19.

vendredi 5 juin 2020

Nguyễn Thông - Phá có môn bài


Khu vực Trường đua Phú Thọ trước 1975. Ảnh David Green.

Đọc báo, thấy bà Phạm Phương Thảo, người từng làm chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và phó bí thư Thành ủy hai khóa (nhìn chung cũng chả được việc gì ra hồn), than rằng "nhân dân thành phố chờ có sân vận động và nhà hát thành phố đã quá lâu rồi".

Ối giời ơi, ối cha mẹ ơi, ối làng nước ơi, các ông các bà cứ phá cho thật lực, rồi sau đó vêu mồm kêu la cứ như thương dân lắm ấy.

Nếu có xây thì cũng các ông bà hưởng phần trăm tiền đầu tư (có làm thì mới có ăn), hưởng thụ tài sản... chứ dân nào mà lôi dân ra làm bình phong.

Hơn ba thập niên sau Thiên An Môn, Trung Quốc vẫn giữ nguyên chính sách đàn áp


Công an nhân dân vũ trang diễn tập tại Thiên An Môn ngày 19/05/2020, trước thời điểm họp Quốc hội Trung Quốc. © REUTERS/Thomas Peter
Đăng ngày:


Nhân dịp này, RFI Tiếng Việt xin giới thiệu bài : « Từ 1989 đến 2019 : Những biến chuyển của học thuyết duy trì trật tự của Trung Quốc từ sau Thiên An Môn» của nhà nghiên cứu Marc Julienne, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), đăng trên website Le grand continent, ngày 27/06/2019.

*
Ngày 20/05/1989 vào lúc 10 giờ sáng, Bắc Kinh tuyên bố thiết quân luật. Những đoàn quân và xe bọc thép của Giải phóng quân Trung Quốc tiến vào trung tâm thành phố, hướng về Thiên An Môn, địa điểm biểu tượng lịch sử của Trung Quốc. Quảng trường này đã bị hàng mấy chục ngàn sinh viên chiếm đóng từ hơn một tháng.

Bannon: Phương Tây cần cảnh giác Bắc Kinh, sau Hồng Kông là Biển Đông

Ajouter une légende

Ông Steve Bannon, cựu cố vấn chiến lược Nhà Trắng trong một cuộc họp báo tại Roma (Ý). Ảnh tư liệu chụp ngày 22/09/2018. © REUTERS/Alessandro Bianch


Le Figaro : Ông rút ra được bài học chủ chốt nào về cuộc khủng hoảng virus corona ?

Steve Bannon : Cuộc khủng hoảng này đã cho thấy những điều mà nhiều người đã biết rồi nhưng không muốn nhìn nhận, đó là không thể tin tưởng được đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đảng Cộng Sản chịu trách nhiệm về đại dịch đã ập xuống chính nhân dân của họ và trên thế giới.

Vụ George Floyd và lá bài lập lại trật tự của Donald Trump trong bầu cử


Lực lượng cảnh sát ở Minneapolis (Minnesota, Hoa Kỳ) đối phó với người biểu tình phản đối cảnh sát về cái chết của George Floyd, ngày 31/05/2020. © REUTERS/Leah Millis
Đăng ngày:


Bạo loạn lan tràn tại nước Mỹ sau cái chết của một người da đen tên George Floyd là chủ đề chính của các báo Paris hôm nay, bên cạnh đó là việc dỡ bỏ phong tỏa ở Pháp bước vào giai đoạn hai. Le Figaro chạy tựa « Một nước Pháp muốn lại cất bước tiến lên », trong khi ảnh biểu tình ở Mỹ chiếm trang nhất của các tờ báo khác. « Hoa Kỳ : Làn sóng phẫn nộ trước bạo lực cảnh sát », tựa chính của Le Monde. « Hoa Kỳ : Nổi loạn », tít trang nhất của Libération, La Croix nói về « Tiếng kêu của nước Mỹ da đen », còn Les Echos coi đây là « Thách thức cho tổng thống Donald Trump ».

« Xin đừng phóng hỏa », « Chủ là người da màu »…

Về tình hình tại chỗ, Le Figaro trong bài phóng sự « Tại Minneapolis đang trong tình trạng giới nghiêm, cư dân tổ chức phòng vệ » ghi nhận, do cảnh sát bị quá tải, người dân đang phải làm mồi cho bạo lực và cướp bóc.

Biển Đông : Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc


Quần đảo Hoàng Sa (wikipedia.fr)
Đăng ngày:


Công hàm do đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Kelly Craft ký, nhằm đáp trả công hàm CML/14/2019 của phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Bắc Kinh ngày 12/12/2019 đã gởi công hàm này lên Ủy ban về ranh giới thềm lục địa (CLCS) để phản đối việc Malaysia xin công nhận thềm lục địa mở rộng bên ngoài phạm vi 200 hải lý.

Hoa Kỳ bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), tái khẳng định rằng Bắc Kinh không thể yêu sách các đường căn bản hay vùng nội thủy giữa các đảo, và các thực thể dưới nước không thể coi như đất liền. Đồng thời yêu cầu cho lưu hành công hàm này cho tất cả các quốc gia thành viên như tài liệu chính thức của Đại hội đồng.