jeudi 30 novembre 2017

Vũ khí chống đối lập ở Việt Nam : Tước thẻ hành nghề luật sư


Luật sư Võ An Đôn. Ảnh FB

(AFP 30/11/2017) Một nhà ly khai Việt Nam mà đơn kháng cáo đã bị tòa phúc thẩm bác hôm nay 30/11/2017, là mục tiêu bị trấn áp một cách gián tiếp : luật sư của bà bị xóa tên khỏi Luật sư đoàn trước phiên xử.

Ông Võ An Đôn, luật sư của bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một trong những người chỉ trích gay gắt chính quyền, nói với AFP qua điện thoại : « Lý do chính là tôi tham gia bào chữa cho nhiều tù nhân lương tâm. Có thể chính quyền không ưa tôi vì thế ».

Mỹ kêu gọi quốc tế cắt đứt quan hệ với Bắc Triều Tiên

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley trong phiên họp Hội đồng Bảo an về vụ thử tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên, tại New York ngày 29/11/2017.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã họp khẩn hôm qua 29/11/2017 để lên án vụ bắn hỏa tiễn mới nhất của Bắc Triều Tiên, mà theo các chuyên gia có thể tấn công lãnh thổ nước Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ tỏ ra cứng rắn, cảnh báo chế độ Bắc Triều Tiên sẽ bị « hủy diệt » trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên không có biện pháp trừng phạt mới nào được đưa ra. Mỹ kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc cô lập Bình Nhưỡng.

Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau tường trình :

Sau tám lần trừng phạt vẫn chưa có được kết quả như mong muốn, nay Mỹ muốn ra tay mạnh hơn : tất cả các Nhà nước thành viên Liên Hiệp Quốc cần phải cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại với Bình Nhưỡng.

Dư luận Croatia chia rẽ về vụ bị cáo Slobodan Praljak tự tử tại Tòa La Haye

Bị cáo, cựu tướng quân Croatia - Bosnia, Slobodan Praljak uống thuốc độc ngay khi tòa tuyên án ông 20 năm tù vì phạm tội ác chiếc tranh. Ảnh chụp qua TV trực tiếp tại tòa án La Haye ngày 29/11/2017.

Trong phiên tòa cuối cùng trước khi đóng cửa hẳn vào tháng 12 tới, hôm qua một sự kiện vô tiền khoáng hậu đã xảy ra tại Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ ở La Haye. Khi tòa vừa tuyên án, một trong sáu bị cáo là cựu tướng Slobodan Praljak đã uống thuốc độc khiến phiên tòa phải ngưng lại. Ông Praljak tử vong vài giờ sau tại bệnh viện. Chính quyền Hà Lan hôm nay 30/11/2017 cho mở điều tra.

Tại Croatia, Quốc hội hôm nay dành một phút mặc niệm cho « tất cả thường dân bị thiệt mạng trong chiến tranh ở Croatia và Bosnia », và nữ tổng thống Kolinda Grabar-Kitarovic ngưng chuyến công du Iceland.

Tin vắn 30.11.2017



Ảnh chụp màn hình một chương trình của RT ngày 12/09/2017.

(AFP) – Kênh truyền hình Nga RT không được phép đưa tin về Quốc hội Mỹ

Kênh truyền hình Nga Russia Today (RT) do Matxcơva kiểm soát và bị buộc phải đăng ký là « cơ quan nước ngoài » ở Mỹ, hôm qua 29/11/2017 đã bị từ chối tham gia đưa tin về Quốc Hội Hoa Kỳ. 

Ủy ban các nhà báo sau khi nhất trí bỏ phiếu, đã cho RT hay là thẻ ra vào của các phóng viên đài này bị thu hồi, theo quy định không cấp cho những người làm việc cho một chính phủ ngoại quốc. Trước đó hôm thứ Bảy 18/11, tổng thống Nga Vladimir Putin đã ban hành một đạo luật giúp liệt VOA, RFA là « cơ quan nước ngoài ». Cả hai đài này đều do Quốc hội Mỹ tài trợ.

mercredi 29 novembre 2017

Chu Mộng Long - Vì sao thiên hạ chửi ông Bùi Hiền?



Tôi không thương, không ghét ông Bùi Hiền, nhưng xin nói thẳng: thiên hạ chửi ông có lý của thiên hạ. Ông đáng bị chửi. Và đáng bị chửi hơn là những kẻ bảo kê và ủng hộ cho “dự án cải cách tiếng Việt” gọi là “đầy tâm huyết” của ông ta!

Phải nói là chưa có vụ nào dậy sóng dư luận mạnh mẽ như vụ này. Điều đó chứng tỏ cái món cải tiến cải lùi của ông Bùi Hiền đã gây chấn thương lớn đối với xã hội chứ không ngẫu nhiên.

Riêng tôi ghét nhất là những nhà khoa học đạo mạo, dù không ủng hộ “dự án” của ông Bùi Hiền, nhưng lại tỏ ra đạo đức, chửi lại những người chửi Bùi Hiền là “vô học”, “vô văn hóa”, “bầy đàn”…

Chu Mộng Long - Về cải tiến chữ Quốc ngữ theo sáng kiến Bùi Hiền



Ba ngày nay tôi bận công tác tận biên giới Việt – Cam, không theo dõi mạng được. Trước đó tôi đã thấy một bạn share bài viết của PGS.TS. Bùi Hiền, tôi chỉ cười vì… không lạ.

Trong Hội thảo Ngôn ngữ ở Việt Nam – Hội nhập và Phát triển tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn, vào buổi sáng tại phiên thảo luận chung ở Hội trường 13, có một PGS không được ban điều hành chọn báo cáo chính thức đã đứng lên phát biểu về việc cải tiến chữ Quốc ngữ. Lý do đúng như bài viết của ông Bùi Hiền. Tôi bật cười, vì đây không phải lần đầu tôi được nghe giới ngữ học ở Việt Nam đề xuất.

Vũ Thư Hiên - Lý Phương, người tù muốn la-tinh hóa tiếng Trung Quốc



Tôi muốn giới thiệu với các bạn một đoạn ghi chép trích trong hồi ký Đêm Giữa Ban Ngày, về một người Trung Quốc rất chăm chỉ nghiên cứu ngôn ngữ Việt được la-tinh hoá ngay khi anh ta ở trong nhà tù Việt Nam. Tôi nhắc lại chuyện này, nhân có một quan chức ngành giáo dục Việt Nam coi thường thành tựu đã có được trong ngôn ngữ Việt, để chế ra một thứ chữ Việt mới nhang nhác cái pinyin mà người Trung Quốc nói trên coi là kém cỏi, so với ngôn ngữ Việt được la-tinh hóa. 

“… Trong những người tù Phong Quang mà tôi quen đầu tiên, tôi đặc biệt nhớ một thanh niên Trung Quốc bởi ý chí kiên cường của anh ta. Theo anh ta tự giới thiệu thì ở Trung Quốc anh là sinh viên một trường đại học ở Vũ Hán. Mấy ông già biết phiên âm Hán Việt gọi anh ta là Lý Phương, phiên âm từ tên Trung Quốc Li Fang hay Li Feng, không biết phiên âm thế có đúng hay không. Những người Trung Quốc mới sang trong đợt chạy cách mạng văn hóa vô sản nói chung không có tên gọi theo âm Hán Việt. Tên Việt của họ là do các cán bộ coi tù đặt theo kiểu hầm bà lằng, miễn sao dễ gọi. 

Nguyễn Việt Long - Chữ Quốc ngữ trong hệ thống ngôn ngữ quốc tế



(Zing.vn 29.11.2017) Theo dịch giả Nguyễn Việt Long, chữ viết tiếng Việt dùng bộ chữ cái La-tinh (Latin) nằm trong nhóm phổ biến nhất thế giới xét về địa bàn, số người và số quốc gia sử dụng.

Kể từ khi ra đời vào đầu thế kỷ XVII, chữ quốc ngữ, sử dụng bộ chữ cái La-tinh có thêm các dấu phụ, do các giáo sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha và Pháp tạo ra đã định hình như ngày nay.

Nó được viết hầu như giống với cách viết trong Tự điển Việt - La tinh (1838), do giám mục Jean-Louis Taberd biên soạn lại, dựa theo bản thảo năm 1773 của Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc).

Một số hệ lụy từ «cải cách» tiếng Việt theo kiểu ông Bùi Hiền



(Facebook 25.11.2017) Tôi sẽ chỉ ra những hệ lụy từ cái đề án cải cách tiếng Việt của ông phó giáo sư tiến sĩ nhé.


Tôi chưa thấy tiết kiệm được 8% giấy từ việc cải cách tiếng Việt - như ông nói, nhưng tôi thấy sự tốn kém, lãng phí về thời gian, tiền bạc và công sức thì không thể đo lường nổi. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến toàn xã hội, có thể làm suy sụp nền kinh tế, văn hóa của một quốc gia, bởi những lý do sau:

1 - Toàn bộ kho dữ liệu, tài liệu, sách vở, các bộ khuôn mẫu, từ điển tiếng Việt về tất cả các lĩnh vực phải hủy bỏ và làm lại để chuyển đổi qua ngôn ngữ mới.

Tin vắn 29.11.2017



Cựu lính SS Oskar Gröning trước đây và bây giờ.
(AFP) –  Đức : Cựu phát-xít 96 tuổi vẫn phải vào tù

 Oskar Gröning, cựu kế toán trại tập trung Auschwitz năm nay 96 tuổi, rốt cuộc sẽ phải vào trại giam thi hành bản án bốn năm tù, được tuyên cách đây hai năm. Tòa án Celle ở miền trung nước Đức hôm nay 29/11/2017 cho biết sau khi tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn, nhận định rằng bị cáo vẫn phải thụ án dù tuổi cao.

Mỹ hứa hỗ trợ châu Âu trước « sự tấn công » của Nga

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson thảo luận về quan hệ Mỹ - Âu tại Trung tâm Wilson, Washington, ngày 28/11/2017.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm qua 28/11/2017 tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ nhằm đối phó với « sự hung hãn » của Nga trước các nước láng giềng. Đồng thời ông cũng yêu cầu các nước châu Âu phải nỗ lực hơn trong việc bảo vệ an ninh của chính mình.
Ngoại trưởng Tillerson tuần tới sẽ dự các hội nghị của NATO ở Bruxelles và của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) tại Vienna. Phát biểu trước chuyến công du, ông Rex Tillerson xác định : « Cũng như các bạn bè châu Âu, chúng tôi nhìn nhận là mối đe dọa từ Nga lại trỗi dậy ».

Phản ứng chừng mực của Donald Trump trước hỏa tiễn Bắc Triều Tiên

Kim Jong Un khoe hỏa tiễn ICBM trên truyền hình Bắc Triều Tiên ngày 29/11/2017.



Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được thông báo về sự kiện trong lúc hỏa tiễn Bắc Triều Tiên vẫn còn đang trên đường bay hôm qua 28/11/2017. Sau hơn hai tháng yên ắng, vụ bắn hỏa tiễn liên lục địa mạnh nhất từ trước đến nay, có thể đe dọa các thành phố lớn của Hoa Kỳ, là một thách thức mới cho tổng thống Mỹ vốn từng tuyên bố là Bình Nhưỡng sẽ không làm nổi.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết phản ứng của phía Hoa Kỳ:

mardi 28 novembre 2017

Châu Phi mơ về «Con đường tơ lụa mới» của Trung Quốc

Các doanh nhân dự hội thảo trong Diễn đàn đầu tư Trung Quốc - Phi Châu tại Marrakech, Maroc ngày 27-28/11/2017.

Các cơ hội từ « Con đường tơ lụa mới » và chính sách chuyển dịch sản xuất công nghiệp của Bắc Kinh, cùng với viễn cảnh đầu tư đã mang lại giấc mộng phát triển cho Châu Phi, nhân diễn đàn Trung Quốc – Châu Phi tổ chức tại Marrakech bắt đầu từ hôm qua 27/11/2017.
Hội nghị chiến lược về các nhà hoạch định chính sách kinh tế Trung Quốc – Châu Phi quy tụ trên 400 doanh nhân trong đó có 150 người từ Hoa lục đến. Hãng tin Pháp AFP cho biết trong ngày khai mạc, ông Vương Dũng (Wang Yong), phó giám đốc Quỹ Phát triển Trung Quốc – Châu Phi, đã khẳng định ý hướng « đẩy nhanh việc hợp tác trong lãnh vực đầu tư ». Ông cho biết Đại hội Đảng Trung Quốc 19 họp hồi tháng 10 « đã đưa ra những dấu hiệu rõ ràng và mạnh mẽ : Trung Quốc phải tăng tốc chương trình Con đường tơ lụa mới ».

RSF phản đối bản án 7 năm tù cho nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa trước tòa ngày 27/11/2017.

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), trụ sở tại Paris, ngày 27/11/2017 đã ra thông báo phản đối bản án 7 năm tù của tòa án Hà Tĩnh dành cho nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, vì cáo buộc « tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa », theo điều 88 Luật Hình sự Việt Nam.

Ông Daniel Bastard, phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, cho biết « kiên quyết phản đối » bản án nặng nề này.Thông cáo của RSF viết tiếp: « Hơn nữa, ông Hóa đã tỏ thiện chí qua việc chấp nhận mọi khuyến cáo của công an : không mời luật sư, ký bản nhận tội đã được công bố trên truyền hình nhà nước tháng 4/2017…Thế mà gia đình ông Nguyễn Văn Hóa cũng không được thông báo về phiên xử ».

Tại Miến Điện, Đức giáo hoàng kêu gọi tôn trọng mọi sắc tộc

Đức giáo hoàng Phanxicô và bà Aung San Suu Kyi tại Naypyidaw ngày 28/11/2017.

Hôm nay, 28/11/2017, tại Naypyidaw, Đức giáo hoàng Phanxicô tuyên bố tương lai của Miến Điện thông qua nền hòa bình, dựa trên « sự tôn trọng mọi nhóm sắc tộc thiểu số », hàm ý nói đến người Rohingya tuy ngài không nêu tên.
Trong bài phát biểu trước chính quyền dân sự Miến Điện và các nhà ngoại giao, Đức giáo hoàng Phanxicô kêu gọi tôn trọng tư pháp và nhân quyền. Ngài hoan nghênh « những nỗ lực của chính phủ », trong đó có giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi, trong việc khởi động tiến trình đối thoại với nhiều sắc tộc khác nhau, để « cố gắng chấm dứt bạo động, tạo dựng lòng tin và bảo đảm tôn trọng quyền lợi của tất cả những ai coi mảnh đất này là ngôi nhà của mình ».

Facebook dùng trí tuệ nhân tạo chống nạn tự tử


Facebook ngày 27/11/2017 loan báo triển khai một hệ thống trí tuệ nhân tạo nhằm nhận diện nhanh chóng và kịp thời ngăn cản các thành viên có ý định tự tử.
Công nghệ này tự động tìm kiếm các dấu hiệu từ các bài viết và video phát trực tiếp trên Facebook Live, để nhanh chóng báo động cho các nhân viên của mạng xã hội và các tổ chức chuyên môn hỗ trợ. Trí thông minh nhân tạo sẽ xem xét kỹ các bài viết của những thành viên, và cả các câu trả lời của bạn bè họ.

lundi 27 novembre 2017

Chuyến tông du Miến Điện, thông điệp của Đức giáo hoàng cho Trung Quốc

Đức giáo hoàng Phanxicô và các trẻ em Miến Điện tại phi trường quốc tế Răngun, ngày 27/11/2017.

Chuyến tông du Miến Điện của Đức giáo hoàng Phanxicô được hầu hết các báo Paris hôm nay 27/11/2017 quan tâm. Trong bài « Chuyến đi gian truân của Đức giáo hoàng đến Miến Điện và Bangladesh », Le Figaro nhận định đây là sự kiện ngoại giao hết sức nhạy cảm, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Rohingya.
Còn không đầy một tháng nữa là đến sinh nhật 81 tuổi, người đứng đầu Giáo hội Công giáo, trung thành với truyền thống Dòng Tên, tối qua đã lên đường sang châu Á. Ngài thăm Miến Điện, đất nước mà từ trước đến nay chưa hề có Giáo hoàng nào đặt chân đến, và sau đó là Bangladesh. Bối cảnh căng thẳng giữa Miến Điện Phật giáo và Bangladesh Hồi giáo sẽ đè nặng lên chuyến đi, bên cạnh đó là hồ sơ Rohingya.

dimanche 26 novembre 2017

Hoàng Dũng - Đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ hay là “cơn bão trong tách trà”



Dư luận đang dậy sóng vì một bài đăng trong kỷ yếu của một cuộc hội thảo về chữ Quốc ngữ. Tác giả của bài báo cáo đó là PGS TS Bùi Hiền. Ông cho VTC News biết đã nghiên cứu vấn đề cải tiếng chữ Quốc ngữ đã 30 năm. Kết quả là những đề xuất táo bạo, giảm số lượng ký tự từ 38 xuống 31 chữ bằng cách thay ng bằng q; đ bằng d; c, k, q bằng k; ph bằng f; s, x bằng s; gi, d, r bằng z; nh bằng n’; th bằng w; v.v. Mà đó mới chỉ là phụ âm, còn cải tiến về nguyên âm thì ông hứa hẹn sẽ công bố vào tháng 3/2018.

Lý do của sự cải tiến này, theo ông là chữ Quốc ngữ không triệt để theo nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt.

Không khó để thấy rằng đề xuất của ông rất bấp bênh về mặt thực tiễn.

Lưu Trọng Văn - Đừng để dân chúng lộn... ruột



Gã tán đồng với nhà báo, nhà giáo Huỳnh Ngọc Chênh khi ông kêu gọi hãy tôn trọng những ý tưởng cải cách chữ Việt của tiến sĩ Bùi Hiền.

Sự sáng tạo nào cũng có thể bị người đương thời phản ứng. Chuyện thường. Thói quen đã đi vào cuộc sống và thói quen không muốn thay đổi cái gì mà mình đã cảm thấy dễ dàng với mình rồi ở bất cứ đâu, ở bất cứ thời khắc nào đều ẩn chứa sự bảo thủ và sự vô tình cản trở cái mới, cái sáng tạo.

Gã cho rằng tiến sĩ Bùi Hiền có quyền thay đổi hệ thống chữ viết Việt Nam hiện nay theo ý mình mà ông cho là khoa học hơn. Có điều ông đã tách chữ viết ra khỏi âm, với bất cứ ngôn ngữ nào âm tức là tiếng mới là hồn, cốt cách, văn hoá của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy. 

Lại Nguyên Ân - Không mạt sát nhưng có quyền bình phẩm



Trong tư cách chuyên gia, những hoạt động như soạn thảo một hệ thống ký âm mới cho tiếng Việt, là đề tài có thể hiểu được. 

Nhưng đề xuất này lại động đến một công cụ mang tính toàn dân, tức là cái ngôn ngữ đang được gần 100 triệu người sử dụng, lại là thứ văn tự đã được cộng đồng này sử dụng 150 năm, đã sản sinh ra hàng tỉ đơn vị văn bản viết tương ứng.