Affichage des articles dont le libellé est Tưởng niệm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tưởng niệm. Afficher tous les articles

samedi 27 janvier 2024

Nguyễn Đình Bổn - Nhà thơ Trần Dzạ Lữ đã đi xa !

Có lần vì một việc gì đó tôi gọi anh muốn gặp, anh nói "Bổn đến trước cổng chợ Trần Hữu Trang, mình giữ xe ở đó".

Tôi đến, nắng giữa chiều Sài Gòn bạo liệt, anh mặc cái áo cũ màu chàm, đội nón lá, cười với tôi nhưng tay quệt mồ hôi. Hình như anh có vài chục năm giữ xe ở đây. Trong hàng trăm ngàn người đến ngôi chợ thuộc Phú Nhuận đó, có ai biết người đàn ông dong dỏng cao, có nụ cười tươi, dắt xe cho khách kia là một nhà thơ đã nổi tiếng tại miền Nam từ trước biến cố 1975 !

"Mười năm ch không tri k

Ta đng thu thân mt ni bun

Sáng bnh mt ra ngi đc m

Chiu v tra vn ly lương tâm

vendredi 19 janvier 2024

Vĩnh Quyền - Nhớ và nghĩ trong Ngày-Hoàng-Sa-của-chúng-ta

 

Năm 2008, vào một cuối chiều se sẽ sương thu, là thứ chẳng mấy khi chạm vào vùng tiểu khí hậu ven biển như Đà Nẵng, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc từ Sài Gòn về quê, đến thăm nhà mới của tôi.

Cuộc trò chuyện ngẫu hứng giữa hai anh em văn nghệ biến thành bài phỏng vấn trên báo Thanh Niên sau đó. Tựa đề rút từ một câu trong cuốn nhật ký đi biển loằng ngoằng của tôi: "Hãy nhớ lấy những cái tên không được phép lãng quên". Là tên quần đảo Hoàng Sa đã bị cướp.

Cũng là lần đầu tiên trên mặt báo chính thống xuất hiện dòng chữ tưởng như đương nhiên từ buổi cha ông mình mở nước, "bởi quân xâm lược Trung Quốc".

Lưu Trọng Văn - Năm mươi năm nỗi đau dân tộc

 

Vậy là tròn 50 năm Hoàng Sa bị cộng sản Trung Quốc cưỡng chiếm.

1. Gã nhớ như in ngày 27.07.2011, lần đầu tiên giới trí thức Sài Gòn tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh bảo vệ Tổ quốc, trong đó có cả 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh ngày 19.1.1974 tại Hoàng Sa.

Khi luật gia Lê Hiếu Đằng mời gã phát biểu, lời thưa đầu tiên của gã là: Thưa bà Huỳnh Thị Sinh vợ của hải quân thiếu tá Việt Nam Cộng Hòa Ngụy Văn Thà, người đã chỉ huy hạm tàu Nhật Tảo HQ-10, hy sinh anh dũng ở Hoàng Sa.

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 3

 

CHÍ KHÍ VIỆT LẪM LIỆT TRÊN SÓNG BIỂN HOÀNG SA

Sáu giờ sáng 19-1, hải đoàn Việt Nam Cộng Hòa chia hai phân đoàn. Phân đoàn Một gồm hai tàu tốt nhất HQ-4, HQ-5 đổ bộ các nhóm biệt hải, hải kích (tấn công biển) tái chiếm đảo Quang Hòa (HQ-4 chỉ huy). Phân đoàn Hai gồm HQ-10, HQ-16 yểm trợ hải pháo, ngăn chặn tàu địch (HQ-16 chỉ huy).

Theo thượng sĩ giám lộ tàu HQ-4 Lữ Công Bảy, “Khi đến gần đảo Quang Hòa, bằng ống dòm và mắt thường, chúng tôi phát hiện doanh trại mới toanh có cờ Trung Quốc. Ở phía bắc đảo, hàng trăm quân Trung Quốc đổ bộ ào ạt lên. Chúng núp sau các tảng đá chĩa súng vào các biệt đội... Và rồi quân Trung Quốc đã nổ súng. Lúc 8 giờ 30, đại liên và cối 82 bắn thẳng vào đội hình nhóm hải kích Việt Nam. Họ đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm. Hai  binh sĩ Việt Nam tử thương, hai bị thương”.

Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San yêu cầu: Tất cả sĩ quan, binh lính sẵn sàng quân trang, quân dụng chiến đấu với nón sắt, áo giáp, áo phao, giày không cột dây...

jeudi 18 janvier 2024

Huy Đức - Các cựu binh Hoàng Sa và thân nhân thăm Nhà trưng bày Hoàng Sa

 

Sáng nay, 18-1-2024, Tiến sĩ Lê Tiến Công, Giám đốc Nhà Trưng bày Hoàng Sa đồng thời là Chánh Văn phòng UBND huyện đảo Hoàng Sa, đã tiếp đoàn khách đặc biệt.

Gồm có: Năm cựu binh của Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận Hải chiến bảo vệ bất thành Hoàng Sa ngày 19-1-1974, và bốn người con của những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận Hải chiến này.

Chuyến đi của Đoàn do Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa tài trợ và tổ chức.

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 2

 

HOÀNG SA TRƯỚC 6 GIỜ SÁNG 19-1-1974

Quần đảo Hoàng Sa gồm 130 đảo san hô, mỏm đá ngầm và bãi cát nằm rải rác trên 5.800 dặm vuông trên Biển Đông, cách gần đều cảng Đà Nẵng của Việt Nam (200 hải lý) và đảo Hải Nam của Trung Quốc (162 hải lý).

Diện tích của toàn quần đảo (chỉ tính mặt đất) khoảng ba dặm vuông. Hầu hết các đảo hợp thành nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group) về phía đông bắc và nhóm đảo Nguyệt Thiềm/Lưỡi Liềm (Crescent Group) về phía tây, cách nhau khoảng 39 hải lý. Đảo Phú Lâm (Woody island) thuộc nhóm An Vĩnh lớn nhất trong các đảo thuộc Hoàng Sa, có diện tích khoảng hơn 5 km2 (530 hecta).

Việt Nam Cộng Hòa tiếp quản nhóm đảo Nguyệt Thiềm/Lưỡi Liềm từ năm 1954.  Trung Quốc kiểm soát nhóm đảo An Vĩnh và đảo Phú Lâm vào năm 1956. Năm 1959, với hỗ trợ của chính quyền Trung Quốc, ngư dân Trung Quốc từng đổ bộ lên đảo Quang Hòa (Duncan) nhưng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã xua đuổi họ đi.

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 1

 

NGƯỜI ÔNG TẠ TRONG HẢI CHIẾN HOÀNG SA 

(Một phần được trích trong “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó” tập 2 - đã phát hành)

0 giờ đêm 16 rạng 17-01-1974, 25 tháng Chạp, còn vài ngày nữa là tết. Vùng Ông Tạ đang tràn ngập không khí đón tết Giáp Dần 1974 thì ít nhất bốn cư dân vùng Ông Tạ lặng lẽ cùng chiến hữu lướt sóng Biển Đông tiến ra Hoàng Sa.

Bốn vị đó là Hạm trưởng HQ-4 Trần Khánh Dư, Vũ Hữu San, nhà ở ngõ Con Mắt (nay là hẻm 766 Cách Mạng Tháng Tám); thợ máy tàu HQ-800 (cơ xưởng hạm nổi chuyên sửa chữa tàu ngoài khơi) Nguyễn Xuân Hiển nhà gần ngã tư Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai) - Trương Minh Ký (Lê Văn Sỹ); Hải quân trung úy Vũ Đình Huân của tàu HQ-10, có gia đình ở khu Cầu Sạn - Ông Tạ, sau đó riêng anh về khu nhà thờ Hầm ở Thăng Long, Phú Thọ  (anh Huân vừa đính hôn xong, chuẩn bị sau khi đi trận về sẽ làm lễ cưới); Hải quân trung sĩ điện tử HQ-10 Nguyễn Quang Xuân, trong nhà và hàng xóm gọi là Sinh. Hai anh sau cùng xứ Tân Chí Linh của tôi.

mercredi 10 janvier 2024

Nguyễn Hoàng Linh - Giã từ "hoàng đế" của bóng đá thế giới

 

Tượng đài của nền bóng đá Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức và thế giới, "Vua Libero" Franz Beckenbauer, người từng cùng tuyển Đức vô địch thế giới cả trên tư cách cầu thủ lẫn huấn luyện viên về sau này, đã qua đời ở tuổi 78.

Được mệnh danh là "Hoàng đế" (Kaiser), cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Đức, đồng thời cũng được xem là một trong những danh thủ có lối chơi trí tuệ và bao sân nhất. Beckenbauer đã giành được mọi huy chương tại Giải Vô địch Thế giới (World Cup) cùng đội tuyển quốc gia mà ông đã khoác áo 103 lần: Huy chương vàng năm 1974, Huy chương bạc năm 1966 và Huy chương đồng năm 1970.

Ông cũng đã giành chức vô địch Châu Âu cùng đội tuyển Đức vào năm 1972. Và năm 1976, tuyển Đức cũng vẫn với Beckenbauer trong hàng phòng ngự chỉ chịu thua Tiệp Khắc trong trận chung kết tại Nam Tư, được quyết định bằng trái phạt đền huyền thoại của Antonín Panenka trong loạt penalty luân lưu.

Dũng Phan - Beckenbauer, dị nhân của bóng đá thế giới

 

Bức ảnh tôi dùng để minh họa cho bài viết này là hình ảnh kiêu hùng nhất trong lịch sử bóng đá thế giới. Bán kết World Cup 1970, Đức gặp Ý vào ngày 17/06/1970.  Đó là trận đấu được mệnh danh là hay nhất thế kỷ 20, niềm cảm hứng của mọi cuốn truyện tranh, bộ phim về bóng đá.

Tỉ số 4-3 nghiêng về phía Ý với đủ mọi cung bậc cảm xúc, rượt đuổi kịch tính. Nhưng thứ để biến trận đấu này thành “trận đấu thế kỷ”, để khiến sân vận động Azteca ở thủ đô Mexico phải khắc bảng đồng bên ngoài sân để nói lời cảm ơn, chính là chi tiết Hoàng đế Franz Beckenbauer bị gãy xương quai xanh trong trận đấu nhưng không rời sân. Ông yêu cầu buộc chặt cánh tay lại, chơi hết 120 phút (kể cả hiệp phụ).

Thế là một hình ảnh bi tráng xuất hiện trên sân, Beckenbauer với cánh tay và bộ ngực buộc trắng xóa vẫn dẫn đồng đội xông lên phía trước. Chi tiết cực đắt ấy biến một trận bóng đá thành một bộ phim sử thi.

lundi 8 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Quan

 

Từ Hà Nội, Nguyễn Trọng Tạo vào Sài Gòn rủ gã làm báo. Báo ấy do Tạo đặt tên: Sao Việt. Gã bảo: ông muốn làm báo bán chạy hay báo ra báo. Tạo cười : Đâu phải tự dưng tôi mời ông. Gã bảo: Tôi làm mấy tờ bị cấm rồi đấy nhé. Ông tính kỹ nhé.

Tạo bảo : Hẻm nhà ông có quán rượu vỉa hè nào không. Gã dẫn Tạo ra quán miến ngan đầu ngõ. Rượu quê có sẵn. Tạo uống rồi nói, tôi đọc ông bài thơ này nhé.

NHÂN DÂN

Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân

Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc

Nhưng sự thật khó tin mà có thật

Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!

lundi 25 décembre 2023

Tuấn Khanh - Tiễn biệt dịch giả Mai Sơn

 

Dịch giả, nhà văn Mai Sơn (1956-2023) đã tạ thế ở Long An vào 12 giờ  tối ngày 24-12-2023.

Mai Sơn là một trí thức điển hình mang đầy trong mình văn hóa miền Nam cũ: Thế hệ khao khát học hỏi, thận trọng khai phá, tâm hồn đầy thơ mộng như những bậc tiền bối Mai Thảo, Phạm Công Thiện, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Hiến Lê....

Mai Sơn từng có một thời gian dài làm việc ở ban tu thư Đại học Hoa Sen trong việc xây dựng nền tảng tri thức cấp đại học. Anh cũng là thành viên ban giám khảo nhiều năm của giải thưởng Văn Việt - một tập hợp trí thức văn chương độc lập, khởi xướng bởi nhà văn Nguyên Ngọc. Chính vì vậy, gần cuối đời anh cũng gặp khó khăn trong công việc, thậm chí được biết phải rời khỏi công việc của mình ở khối đại học.

samedi 9 décembre 2023

Jimmy Nguyen Nguyen - Love Story

 

Trong chuyện phim này thì Jenny mất sớm, để lại Oliver với nỗi buồn. Phim hay đến nỗi mà hai vai chính sống mãi trong lòng khán giả. Họ trở thành nhân vật thật. Xuất hiện với nhau gần đây. Họ già đi như ... tui và các bạn thế hệ 70.

Hôm nay Ryan mất. Đâu được tám mấy. Sanh lão bệnh tử mà. Tuy vậy nghe tin, tui có hơi ướt ướt ở mắt. Tui có thói quen nghệ sĩ nào mình ưa thích, thì khi họ mất tui đều chia sẻ cảm tưởng. Hình như tuyển tập đã khá... dày. Buồn!

Ryan nổi tiếng sau phim Love Story. Ảnh có đóng thêm vài phim nữa mà không hay lắm. Công nhận đạo diễn chọn vai hay. Cái tướng và cái mặt ảnh đúng điệu "đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi". Niềm mơ ước của tui thời đó.

vendredi 8 décembre 2023

Huy Đức - "Sáu câu vọng cổ..."

 

Cho dù Đài Tiếng Nói Việt Nam vẫn phát những chương trình của Đoàn Cải lương Chuông Vàng. Nhưng, phải sau 30-4-1975, tôi mới thực sự biết thế nào là cải lương, vọng cổ...

Nghe riết, cho tới khi "rành sáu câu".

Cho dù, trên hệ thống loa phóng thanh, Thanh Tuấn - Lệ Thủy luôn chiếm sóng với "Cô Gái Tưới Đậu", Út Trà Ôn với "Đài Hoa Dâng Bác". Akai, cassette cũng mang đến cho chúng tôi những Thành Được, Út Bạch Lan, Thanh Kim Huệ... và Văn Hường.

Xin nghe lại những khúc hát này để tiễn biệt "Vua Vọng Cổ" Văn Hường (1934-2023).

HUY ĐỨC 08.12.2023

Mai Bá Kiếm - Vua vọng cổ hài Văn Hường qua đời !

Văn Hường, Hề Minh, Kim Quang là ba danh hề cải lương mà tôi mê từ thuở lên bảy. Dường như ba ông đã khơi gợi tánh cà khịa trong tôi từ nhỏ.

Từ năm 1990, khi biết ông nghỉ hát, về mở quán nghệ sĩ Văn Hường ở quê nhà, xã Long Thạnh Mỹ, huyện Thủ Đức, mỗi khi đi lấy tin, viết bài ở Thủ Đức tôi đều ghé quán Văn Hường ủng hộ.

Thật ra tôi không thích nghe mấy cô đào trẻ nghiệp dư hát vọng cổ. Tôi chỉ muốn nghe ông hát mấy bài vọng cổ, mà soạn giả tài danh Viễn Châu đã "đo ni đóng giày" từng lời hát cho ông. Đặc biệt, bài Vợ Tôi Nói Tiếng Tây, mà lúc tôi mười mấy tuổi rất thán phục khi nghe ông hát vọng cổ bằng tiếng Tây, bắt đầu nói lối:

Hoàng Hải Vân - Vĩnh biệt Nghệ sĩ nhân dân Văn Hường

 

“Nghệ sĩ nhân dân” là tôi “phong” cho ông đó, chứ ông không quan tâm đến các danh hiệu.

Nghe nói trước đây “cơ quan chức năng” có cử người đến bảo ông làm hồ sơ đề nghị để họ làm thủ tục phong Nghệ sĩ nhân dân. Nhưng ông dứt khoát từ chối, nói rằng ông nghỉ hát từ lâu rồi, nhận cái danh hiệu đó để làm gì, trông kỳ cục lắm.

Theo quy chế thì người nghệ sĩ phải tự đề nghị thì Nhà nước mới phong, nhưng ông không đề nghị nên Nhà nước không phong.

jeudi 30 novembre 2023

Nguyễn Văn Tuấn - "Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai"

 

Người viết ra những câu chữ quen thuộc đó đã từ giã chúng ta đi về cõi vĩnh hằng vào ngày 28/11, thọ 87 tuổi. Người đó là Nhạc sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn, còn được mệnh danh là 'Người tình không chân dung'.

Theo báo Người Việt, Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn sanh năm 1936 ở Gia Lâm (xưa thuộc tỉnh Bắc Ninh). Năm 1954 ông di cư vào Nam, và từng có thời làm việc như là một phát thanh viên của Đài Phát Thanh Sài Gòn, phụ trách chương trình Nhạc Chủ Đề nổi tiếng.

Sau 1975, ông bị đi tù cải tạo 10 (?) năm. Cuối năm 1998 ông sang Mỹ định cư và tiếp tục sáng tác. Ông qua đời vào lúc 7 giờ 15 sáng ngày 28/11/2023 tại Nam California. Trước đó (năm 2021) phu nhân của ông, bà Nguyễn Thị Thu Hồng (cũng từng là một phát thanh viên đài Phát Thanh Sài Gòn), qua đời ở tuổi 78.

Trần Tiến Dũng - Nguyễn Đình Toàn yên nghỉ trong giấc mơ diễm tuyệt

 

Hôm qua nghe tin anh khuất núi, định viết đôi dòng về anh nhưng ở cái tuổi rơi vào nhiều sự kiện buồn tôi thấy hụt hơi, thiếu lực.

Tôi không thân với anh, mà thân sao được bởi từ lúc biết tên anh, anh đã là một văn nhân lớn trên bầu trời các tinh tú nghệ thuật Miền Nam Tự Do. Thì việc tôi hát, đọc các sáng tác hoặc nghe anh giới thiệu chương trình nhạc chủ đề trên sóng phát thanh Sài Gòn cũng đủ hạnh phúc cho người ái mộ tài danh của anh.

Người dân miền Nam xưa hầu hết không có thói quen lân la làm quen các nghệ sĩ nổi danh mà mình yêu thích. Họ chỉ lặng lẽ ngưỡng mộ, như cách họ ngắm bầu trời đêm cao vời lấp lánh các vì sao. Cảm xúc ngưỡng mộ của họ trở thành quà tặng, kỷ vật riêng tư  không phải để người nghệ sĩ hay biết, mà chỉ đơn giản nghệ thuật của người nghệ sĩ luôn sống cùng với họ.

Tuấn Khanh - Nguyễn Đình Toàn, người mở cửa khu vườn bí mật

Trong cái chớp mắt của cõi nhân gian, lại bàng hoàng nhận ra một cái tên quen thuộc nữa đã ra đi. Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã rời bỏ nơi trần thế, ra đi vào lúc 7 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi.

Năm 1998 nhà văn Nguyễn Đình Toàn đến Mỹ, góp vào khung trời ký ức mang theo của người Việt hải ngoại về một thời thi ca nhạc họa lẫy lừng miền Nam, có Nguyễn Đình Toàn là người kể chuyện âm nhạc độc đáo Sài Gòn, qua sóng phát thanh.

Nhà thơ Du Tử Lê từng gọi ông là một nghệ sĩ như người tình không chân dung của người yêu nhạc. Vì người nghe mê say cách ông trình bày một ca khúc, diễn đạt một ý niệm, mô tả về hình ảnh như du vào mộng, mở cửa vào khu vườn bí mật của mỗi tối phát thanh thứ Năm, chương trình nhạc chủ đề.

Trần Vương Thuận - Một nhà sư hiện sinh

 

Nay nhục thân của thầy Tuệ Sỹ đã về nơi trà tỳ, rồi thành tro bụi, tất nhiên. Nhưng tro bụi không mất, tro bụi sẽ tuần hoàn, miên tục, trong các hình thái khác, ở cõi ta bà này.

Tôi chỉ tiếp xúc với ngài Tuệ Sỹ qua sách vở, những trước tác, dịch phẩm, luận giải của ông. Và vì thế, nghĩ về ông, tôi thường tiếc 17 năm tù đày của ông.

Thời gian ấy, khi sức làm việc đang ở kỳ sung mãn, có thể nếu có các điều kiện làm việc đơn giản nhất, có lẽ những người thụ hưởng như tôi đã có nhiều hơn những ngón tay chỉ trăng, có nhiều hơn một người bạn chữ để song thoại, tư ghì.

mercredi 29 novembre 2023

Nguyễn Tấn Cứ - Tiễn biệt Nhà văn Nhạc sĩ thi sĩ Nguyễn Đình Toàn

 

Mới hôm qua một thiền sư thi sĩ ra đi, và hôm nay một nhà văn nữa ra đi.

Một là thiền sư và một là thi sĩ, họ đều những người muôn năm cũ, những con người tài hoa ngoại hạng, gọi họ là gì cũng được.

Một nhà văn Nguyễn Đình Toàn với ”Áo mơ phai“ bất hủ. Một Nguyễn Đình Toàn thi sĩ nhạc sĩ với những bản tình ca với “ngày thần tiên em bước lên ngôi, đã nghe son vàng tả tơi“.