Affichage des articles dont le libellé est Tín dụng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tín dụng. Afficher tous les articles

jeudi 9 septembre 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có biện pháp gì để chống thủ thuật giảm lãi suất chiếu lệ ?

 

1. CHỈ MỖI NGÂN HÀNG?

Trong khi vì Covid -19 mà hơn 500.000 doanh nghiệp lao đao, đến mức 79.900 doanh nghiệp phải đóng cửa trong 7 tháng đầu năm 2021 và hàng chục ngàn chủ doanh nghiệp khuynh gia bại sản, thì chỉ mỗi Ngân hàng “vui hưởng” “lợi nhuận khủng trong đại dịch”.

Sau khi xã hội kêu cứu liên tục, Ngân hàng đã tuyên bố những gói giảm lãi suất cho các vùng bị ảnh hưởng Covid -19 nặng. Nhưng chỉ là thủ thuật đối phó.

Ảnh hưởng dịch lên toàn dân, sao lại chỉ giảm cho một số đối tượng, một số vùng? Giảm cho một số đối tượng hạn chế là một cách đối phó. Vì sẽ có các yêu cầu đòi đáp ứng, và tinh vi hơn là có giảm cho ai hay không và bao nhiêu thì cũng không biết được.

lundi 9 août 2021

Nguyễn Thông - Thủ tướng và ngân hàng

 

Một người nhà tôi vay vốn ngân hàng để lo việc. Cũng không nhiều lắm, nhưng mấy tháng nay bị dịch dí muốn chết, nhà xưởng đóng cửa, sản xuất đình đốn, công nhân thất nghiệp, chỉ tiền ra chứ không có tiền vào, kêu trời chả thấu.

Cứ đà này kéo thêm thời gian nữa, chắc chắn sẽ bung toang, vô phương cứu chữa. Mục tiêu kép ở đâu chẳng biết, chứ chỉ thấy thiệt đơn thiệt kép.

Nợ ngân hàng thì họ (ngân hàng) phải đòi, không trách họ được. Họ càng đòi riết bởi đã mấy tháng ùn nợ, có điều con nợ đang “trên răng dưới cát tút”, không biết trả bằng cách nào, suốt ngày lầm bầm chửi dịch. May mà nó chửi dịch, chứ chửi ngân hàng, chửi chính phủ, người ta lại chả kêu nhà chức việc tới gô cổ về tội đã nợ lại còn láo.

samedi 7 août 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Đề nghị chính phủ chỉ đạo ngân hàng giảm lãi suất cho vay trong thời gian đại dịch

 


1.

Đại dịch Covid -19 mang đến tai họa điêu đứng cho cá nhân, gia đình, doanh nghiệp, và toàn thể quốc gia. Để vượt qua đại dịch Covid -19 cần sự chung tay đồng lòng của toàn quốc.

Vừa qua Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương giảm giá điện, giá nước để hỗ trợ người dân trong thời gian đại dịch. Đây là chủ trương đúng, thể hiện sự đùm bọc lẫn nhau để vượt qua hoạn nạn.

2.

Thế nhưng còn một lĩnh vực khác rất quan trọng nữa cần sự chỉ đạo của Chính phủ. Đó là giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng.

vendredi 24 juillet 2020

Việt Nam quyết đoán hơn về Biển Đông, Trung Quốc cho vay tiền

Ảnh minh họa: Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung (T) tiếp xúc với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 27/11/2020. AP/Florence Lo
Đăng ngày:


Bộ Ngoại giao Trung Quốc loan báo thứ trưởng La Chiếu Huy (Luo Zhaohui) đã gặp gỡ đồng nhiệm Việt Nam Lê Hoài Trung hôm thứ Năm 16/07, nhưng không cho biết chi tiết cụ thể. Đến thứ Sáu 17/07, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc tài trợ thông báo sẽ cho VPBank (Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng) vay 100 triệu đô la để mở rộng tín dụng cho các cơ sở tư nhân bị thiệt hại vì đại dịch virus corona.

Tờ báo có trụ sở ở Hồng Kông ghi nhận cuộc gặp trên đây diễn ra sau khi ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đầu tuần trước tuyên bố đường lưỡi bò tự vẽ của Bắc Kinh là « bất hợp pháp », theo phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016.

dimanche 7 juin 2020

Trần Văn Thọ - Đường sắt Cát Linh-Hà Đông và nguyên nhân lệ thuộc Trung Quốc



Tôi viết bài dưới đây đã 5 năm nhưng rất tiếc nội dung vẫn còn tính thời sự. Mong những người liên quan, nhất là các quan chức có trách nhiệm, hiểu vấn đề để đừng mù quáng lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.

Sự kiện đường sắt Cát Linh-Hà Đông và nguyên nhân lệ thuộc kinh tế Trung Quốc
(Viết vào mùa hè năm 2015 nhưng rất tiếc là vẫn còn nguyên giá trị)

Tháng 6 năm 2015 dư luận trong nước xôn xao về sự kiện Việt Nam mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Người dân đặt nghi vấn là tại sao phải mua của Trung Quốc, trong khi công nghệ tàu đường sắt của các nước tiên tiến chất lượng cao hơn. Hơn nữa, Việt Nam đang nhập siêu nhiều với Trung Quốc, ai cũng thấy phải cải thiện quan hệ một chiều này.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã giải đáp thắc mắc nầy trong buổi gặp mặt báo chí ngày 9/6/2015. Nếu những ý kiến của Bộ trưởng phản ảnh trên báo là chính xác thì thật đáng lo cho Việt Nam. Tôi thật sự ngạc nhiên nhưng hiểu được lý do tại sao Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc trong nhiều phương diện. 

mercredi 3 juin 2020

Quang Vĩnh - Trả lãi 980 tỉ đồng/năm để xây tượng đài hữu nghị ?

- Năm 2008, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông được ký kết giữa Việt Nam-Trung Quốc. Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (EPC) làm tổng thầu, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) là chủ đầu tư.

- Tổng mức đầu tư của dự án là 8.770 tỉ VNĐ (552,86 triệu USD), trong đó vốn vay ưu đãi của Trung Quốc là 419 triệu USD. 

- Ngày 10/10/2011, dự án chính thức khởi công và lộ trình về đích ban đầu ấn định vào tháng 6/2014. Từ tháng 10/2014 - 6/2015, sẽ tổ chức chạy thử và đưa vào khai thác từ ngày 30/6/2015.

* 8 LẦN THẤT HỨA?

mardi 11 septembre 2018

Malaysia nói không với ống dẫn dầu khí khổng lồ của Bắc Kinh


Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad và Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh, 20/08/2018. Ảnh AFP

(Libération 10/09/2018) Chính phủ Malaysia của ông Mahathir Mohamad đã báo cho Trung Quốc sẽ hủy bỏ ba dự án ống dẫn dầu và khí đốt, và có thể hủy luôn việc xây dựng một tuyến đường sắt.

Đó là một cái tát của ông Mahathir Mohamad vào mặt Trung Quốc. Tân thủ tướng Malaysia 93 tuổi, hôm thứ Hai 10/9 qua thư đã báo cho Bắc Kinh là hủy bỏ hẳn một dự án khổng lồ của Trung Quốc.

mercredi 5 septembre 2018

« Con đường tơ lụa » : Bẫy nợ rình rập « bạn bè » Trung Quốc

Thành phố cảng Colombo do Trung Quốc đầu tư đang được xây dựng tại Sri Lanka. Ảnh chụp ngày 23/08/2018.


Ngập trong những món tín dụng Trung Quốc, các nước có dự án cơ sở hạ tầng thuộc kế hoạch « Con đường tơ lụa mới » của Bắc Kinh nay thấy nợ nần tăng vọt, cho đến nỗi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải báo động, và một số Nhà nước nghĩ đến việc thối lui.

mercredi 22 août 2018

Thủ tướng Malaysia tố cáo chủ nghĩa thực dân mới của Trung Quốc



Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad và đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh. Ảnh How Hwee Yong/AP.

(Cyrille Pluyette, Le Figaro 22/08/2018) Công du Bắc Kinh, thủ tướng Mahathir Mohamad đã hủy bỏ ba dự án với Trung Quốc, một đòn đau cho Tập Cận Bình.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chắc chắn không chờ đợi một tuyên bố vỗ mặt như thế trong cuộc họp báo trên « sân nhà », một sự kiện vốn được chuẩn bị kỹ lưỡng. Nhưng ở tuổi 93, thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad, đến thăm Bắc Kinh lần đầu tiên kể từ khi bất ngờ đắc cử hồi tháng Năm, chẳng ngán ai cả !

lundi 26 février 2018

Đỗ Ngà - Ngân hàng Việt Nam, độ tin cậy đang tuột dốc



Ảnh minh họa của VietTimes

Thời kỳ sơ khai, người dân cất giữ tài sản của mình trong nhà. Điều này rất nguy hiểm, vì nó dễ xảy ra hiện tượng cướp đột nhập vào nhà cướp của giết người. Thế rồi ngân hàng ra đời, nó không những là nơi cất giữ tài sản cho người dân mà nó còn là nơi đầu tư sinh lời cho người gởi. 

Thông thường, ngân hàng cất giữ số tiền của nhiều người, và được phân phát ra nhiều chi nhánh. Công tác an ninh cho ngân hàng vì thế mà cũng được thực hiện một cách chuyên nghiệp hơn so với gia đình.

mardi 20 février 2018

Mai Quốc Ấn - Nên thả ông Đinh La Thăng ?



Đây là một câu hỏi không thừa chút nào, trong bối cảnh đã đầy rẫy đại án và sẽ còn xuất hiện thêm nhiều đại án nữa. Vì nếu xác định ông Đinh La Thăng phải đi tù thì cần xác định thêm những người xứng đáng ngồi nhà đá.

Ngày 22/01/2018, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) đề nghị thu hồi 6.100 tỉ đồng từ ba ngân hàng BIDV, TPBank, Sacombank trả cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB) để khắc phục hậu quả. Ngoài ra, VKS cũng yêu cầu Phạm Công Danh và tập đoàn Thiên Thanh có trách nhiệm bồi hoàn 6.100 tỉ đồng cho ba ngân hàng trên.

Trung Quốc dùng chính sách "ngoại giao chủ nợ" để tăng cường sức mạnh trên biển

Một góc cảng Hambantota, Sri Lanka.

Hãng tin Reuters ngày 20/02/2018 dẫn nguồn tin từ báo chí Hoa lục cho biết chỉ riêng trong tháng này, đã có đến 11 chiến hạm Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương, vào lúc cuộc khủng hoảng ở quần đảo Maldives đang gay gắt. 
Theo trang web sina.com.cn, một đội khu trục hạm, một tàu đổ bộ 30.000 tấn và ba tàu dầu đã đi xuyên qua Ấn Độ Dương. Trang tin này khoe khoang : « Nếu nhìn vào các chiến hạm và những trang thiết bị khác, khoảng cách giữa hải quân Ấn Độ và Trung Quốc chẳng là bao ».