mercredi 20 juin 2018

Kim Jong Un thăm Trung Quốc, một tuần sau thượng đỉnh Mỹ-Triều

Xe hơi chở lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đến nhà khách Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh. Ảnh 19/06/2018.

Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un hôm nay 19/06/2018 bắt đầu chuyến viếng thăm Trung Quốc hai ngày. Chuyến thăm này diễn ra chỉ một tuần sau cuộc gặp lịch sử với tổng thống Mỹ Donald Trump, vào lúc mà Bắc Kinh muốn duy trì vai trò quan trọng đối với Bình Nhưỡng.

Tân Hoa Xã thông báo tin trên chỉ một dòng ngắn ngủi, không có chi tiết nào về chương trình viếng thăm, xác nhận thông tin của nhiều tờ báo Nhật trước đó. 

Hoa Kỳ: Trẻ em nhập cư bị tách khỏi cha mẹ gây xúc động lớn

Ảnh minh họa: Người từ Trung Mỹ tìm cách vào Hoa Kỳ bị bắt cùng con cái ở gần McAllen au Texas, ngày 12/06/2018.

Tổng thống Mỹ hôm nay 19/06/2018 tham dự một hội nghị bàn tròn về nhập cư, ông mong muốn Quốc hội nhanh chóng thông qua dự luật về vấn đề này. Donald Trump khẳng định không muốn để nước Mỹ trở thành « một trại tị nạn ». Tuy nhiên số phận của hơn hai ngàn trẻ em nhập cư bất hợp pháp bị tách rời khỏi cha mẹ đang gây xúc động lớn cho dư luận, kể cả năm đệ nhất phu nhân Mỹ.

Theo số liệu chính thức, do chính sách « không dung thứ » áp dụng từ đầu tháng Năm, đã có 2.342 trẻ em di dân bị tách rời khỏi gia đình (từ ngày 5/5 đến 9/6). Bên cạnh đương kim đệ nhất phu nhân Melania Trump, cả bốn vị cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama, Hillary Clinton, Laura Bush, Rosalynn Carter đều bày tỏ ý kiến thương cảm hoặc bất bình trước số phận được dành cho các trẻ em này.

Thông tín viên Anne Corpet tường trình từ Washington :

Bệnh lao có thể sẽ bùng phát ở Bắc Triều Tiên do cấm vận

Ảnh minh họa: Thủ đô  Bình Nhưỡng, ngày 05/01/2018.

Trong lúc tình hình giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ, Hàn Quốc đang trở nên hòa hoãn, lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc vẫn còn nguyên giá trị. Tại Seoul, một tổ chức nhân đạo lên tiếng cảnh báo về việc Quỹ thế giới chống SIDA, lao và sốt rét quyết định ngưng gởi thuốc men cho các bệnh nhân Bắc Triều Tiên, gây nguy cơ trở thành nạn dịch không kiểm soát nổi.

Từ Seoul, thông tín viên RFI Frédéric Ojardias cho biết thêm chi tiết :

Tin vắn 19.06.2018


Người Rohingya tị nạn ở Bangladesh đi đánh cá, 21/03/2018.

(AFP)LHQ : 68,5 triệu người di tản trên thế giới trong năm 2017

Liên Hiệp Quốc hôm nay 19/06/2018 loan báo số người tị nạn và di tản do các cuộc xung đột trên thế giới trong năm 2017 đã đạt đến con số kỷ lục là 68,5 triệu người, tăng 3,1 triệu so với năm 2016, trong số đó phân nửa là trẻ em.

Các cuộc khủng hoảng ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Miến Điện và cuộc chiến ở Nam Sudan, Syria, Afghanistan, Colombia là những nguyên nhân chính khiến nhiều triệu người phải di tản, bên cạnh đó số người xin tị nạn cũng tăng lên, trong đó 1/5 là người Palestine.

lundi 18 juin 2018

Hàn Quốc tập trận bảo vệ đảo chống Nhật Bản

Hàn Quốc tập trận bằng đạn thật năm 2014 với bài tập chiếm lại đảo Dokdo bị Nhật chiếm đóng. Ảnh tư liệu.

Hàn Quốc ngày 18/06/2018 khởi động cuộc tập trận kéo dài hai ngày nhằm bảo vệ Dokdo, với giả thiết quần đảo này bị quân Nhật tấn công. Tokyo đã lên tiếng phản đối.
Seoul kiểm soát quần đảo Dokdo (Độc Đảo) nằm trên Biển Nhật Bản từ sau Đệ nhị Thế Cchiến, nhưng Tokyo đòi hỏi chủ quyền của quần đảo có tên tiếng Nhật là Takeshima (Trúc Đảo), tố cáo Hàn Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.

Mỹ: Melania Trump kêu gọi Quốc hội nhanh chóng thỏa thuận về nhập cư

Đệ nhất phu nhân Mỹ, Melania Trump: "Tôi ghét thấy cảnh con trẻ phải rời xa cha mẹ".

Trong lúc tranh cãi đang dấy lên dữ dội tại Mỹ về việc trẻ em nhập cư bất hợp pháp bị tách rời khỏi người thân, đệ nhất phu nhân hôm  17/06/2018 bất ngờ lên tiếng, nói rằng không muốn tình trạng này xảy ra. Trong tuần, Quốc hội sẽ phải biểu quyết hai dự luật về vấn đề nhập cư, và bà Melania Trump kêu gọi các đại biểu cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ nhanh chóng đạt được thỏa thuận.

Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier phân tích:

« Việc bà Melania Trump bỗng tham gia cuộc tranh luận về nhập cư gây ngạc nhiên, vì đệ nhất phu nhân chưa bao giờ bày tỏ chính kiến - đặc biệt là để lên án một chính sách của tổng thống, dù bằng cách nhẹ nhàng nhất. Liệu có phải đây là một sự giữ khoảng cách về mặt đạo đức đối với ông chồng, mà từ lâu bà không có nhiều điểm chung ?

Tin vắn 18.06.2018



Inaki Urdangarin, anh rể quốc vương Tây Ban Nha Filipe sau khi bị tòa tuyên án ngày 13/06/2018.

(Reuters)Anh rể của vua Tây Ban Nha vào tù

Ông Inaki Urdangarin, anh rể quốc vương Felipe của Tây Ban Nha, sáng nay 18/06/2018 đã đến trại giam Brieva ở miền trung để chấp hành án phạt 5 năm 10 tháng tù vì tội biển thủ công quỹ, trốn thuế và hối mại quyền thế. Ông Urdangarin - chồng của công chúa Cristina - đã bị tòa phúc thẩm kết án vào tuần trước.

Ấn Độ tiếp tục truy quét phiến quân ở Cachemire

Cachemire, vùng đất luôn là cái gai trong quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan.

Ấn Độ hôm 17/06/2018 cho biết sẽ mở lại các hoạt động quân sự chống lại quân nổi dậy tại Cachemire, sau khi đã tạm ngưng 30 ngày nhân lễ Ramadan.
Bộ trưởng Nội vụ Rajnath Singh tuyên bố : « Trong khi lực lượng an ninh tỏ ra kiềm chế một cách mẫu mực, bọn khủng bố lại tiếp tục tấn công vào thường dân và lực lượng chức năng, làm cho nhiều người chết và bị thương ». Thông cáo của văn phòng bộ Nội vụ khẳng định chính phủ Ấn Độ « tiếp tục mở lại các chiến dịch chống khủng bố ».

Trên 50 chiến binh thân chính phủ Syria thiệt mạng do oanh kích

Một khu phố bị không kích ở Syria. Ảnh minh họa.

Trên 50 chiến binh thân Damas, đa số là người Irak, tử thương trong các cuộc không kích đêm 17/06/2018 vào các vị trí quân chính phủ Syria ở miền đông. Đây là thiệt hại nặng nề nhất của chế độ Assad từ nhiều tháng qua, theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria (OSDH). 
Các cuộc không kích diễn ra tại thành phố Al Hari gần biên giới Irak trong đêm Chủ nhật rạng sáng thứ Hai. Theo OSDH, có 52 chiến binh gồm 30 người Irak, 16 quân nhân và dân quân người Syria và 6 người khác chưa rõ quốc tịch, đã bị thiệt mạng. Tổ chức phi chính phủ này cho biết không thể xác định được điểm xuất phát của đợt không kích.

dimanche 17 juin 2018

Việt Nam : Hàng ngàn người dân Hà Tĩnh biểu tình ôn hòa chống Luật Đặc khu và An ninh mạng

Giáo dân giáo hạt Văn Hạnh, thuộc giáo phận Vinh, Hà Tĩnh biểu tình ngày 17/06/2018 phản đối dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.

Hàng ngàn người dân Hà Tĩnh, hôm nay Chủ nhật 17/06/2018 đã biểu tình ôn hòa chống lại dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng, vài ngày sau khi xảy ra các vụ đụng độ tại Bình Thuận, cũng ở miền trung Việt Nam. 
Reuters ghi nhận những người phản kháng lo sợ ba vùng đất chiến lược Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ bị lọt vào tay các nhà đầu tư của nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc, với lịch sử một ngàn năm Bắc thuộc trước đây. Người dân cũng phản đối việc Quốc hội vừa thông qua Luật An ninh mạng, mà họ cho rằng sẽ hạn chế tự do ngôn luận.

Hoa Kỳ : Gần 2.000 trẻ em nhập cư trái phép bị tách rời khỏi cha mẹ

Trẻ em nhập cư tại trại tạm cư Casa Padre ở Texas, 14/06/2018.

Tranh luận đang dấy lên tại Hoa Kỳ về số phận của các gia đình di dân từ Mêhicô vượt qua biên giới bất hợp pháp. Chính quyền Mỹ loan báo chính sách « không dung thứ » : tất cả những ai vào Mỹ mà không có giấy tờ đều bị khởi tố hình sự, còn trẻ em được đưa vào trại tạm cư. Hôm qua 16/06/2018 chính quyền cho biết từ giữa tháng Tư đến nay có gần 2.000 em đã bị tách rời khỏi cha mẹ.
Thông tín viên Grégoire Pourtier từ New York cho biết thêm chi tiết :

samedi 16 juin 2018

Đỗ Duy Ngọc - Thế lực thứ ba





Cảnh hỗn loạn ở Phan Rí cửa ngày 10/06/2018.
Phan Rí là một thị trấn nhỏ, hầu như mọi người đều quen mặt nhau. Nhưng trong cuộc biểu tình và bạo loạn vừa qua, có xuất hiện một nhóm người lạ, người dân không biết mặt. Toàn người trẻ tuổi, đeo khẩu trang, và nhóm người này là ngòi nổ của những hành động quá khích. Họ chở từng bao gạch đá, họ đi đầu trong việc phá phách và người dân cũng sợ hãi họ. Thế lực thứ ba đó của ai? Tạo bạo loạn với mục đích gì? Và tại sao chọn Phan Rí làm mục tiêu? 



Thông thường, trong mọi cuộc đối đầu, chỉ có hai thế lực đối chọi nhau. Các cuộc đấu tranh, biểu tình chống đối cũng chỉ là lực lượng tham gia biểu tình và các bộ phận an ninh, trật tự của nhà nước đối nghịch nhau. 

Nhưng khi các cuộc biểu tình xảy ra ngày 10.6 và những ngày sau đó ở Phan Rí, Bình Thuận, theo tin tức và chính từ những người dân Bình Thuận cho biết, có một nhóm thứ ba. Và chính nhóm này châm ngòi nổ cho các cuộc bạo loạn, ném đá, đốt trụ sở và thiêu cháy xe công vụ. 

Mỹ, Trung ăn miếng, trả miếng: Đồng loạt áp thuế 50 tỉ đô la hàng hóa

Ảnh minh họa : Đồng đô la Mỹ và đồng nhân dân tệ Trung Quốc.

Washington đang cân nhắc thêm những sắc thuế mới, và lần này đánh lên lượng hàng có tổng giá trị 100 tỉ đô la, nhất là hàng được trợ giá trong chương trình "Made in China 2025".

Kể từ ngày 6/7 tới, trên 800 sản phẩm Trung Quốc có trị giá 34 tỉ đô la sẽ bị Hoa Kỳ áp thuế, và đợt hai đánh vào 280 mặt hàng khác, nhưng chưa rõ thời hạn. Mỹ chủ yếu nhắm vào các sản phẩm công nghệ, tránh những mặt hàng phổ biến như điện thoại di động, tivi. Mục tiêu là làm giảm số thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc, năm ngoái lên tới 375 tỉ đô la. 

« Mắt đổi mắt, răng đổi răng »

Ngay sau đó, Trung Quốc loan báo đánh thuế 25% lên hàng Mỹ có trị giá cũng 34 tỉ đô la, cũng từ ngày 6/7 tới, gồm nông sản, xe hơi và hải sản. Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt cho biết thêm chi tiết :

Thụy Điển: Dọ thám người tị nạn Tây Tạng, một người Hoa bị kết án

Người tị nạn Tây Tạng tại Thụy Điển.


Cộng đồng tị nạn Tây Tạng tại Thụy Điển chỉ có 130 người, nhưng cũng không thoát khỏi cặp mắt cú vọ của tình báo Hoa Nam !
 
Một người Trung Quốc hôm 15/06/2018 đã bị tòa án Thụy Điển tuyên án 22 tháng tù vì đã dọ thám cộng đồng người tị nạn Tây Tạng tại quốc gia Bắc Âu này, thu thập các tin tức cho Bắc Kinh.
Dorjee Gyantsan, 49 tuổi, bị tòa khẳng định đã trà trộn vào cộng đồng người Tây Tạng gồm khoảng 130 người sống tại Thụy Điển, để thu thập các thông tin về nghề nghiệp, tình trạng gia đình và hoạt động chính trị của họ. Sau đó những tin tức này được chuyển giao cho tình báo Trung Quốc để được nhận tiền thưởng.

Nicaragua : Chính quyền chấp nhận quốc tế điều tra về đàn áp biểu tình

Đám tang một người biểu tình phản đối chính quyền Ortega, ngày 15/06/2018, tại Tipitapa.

Tại Nicaragua, chính phủ của ông Daniel Ortega và phe đối lập hôm qua 15/06/2018 với sự trung gian hòa giải của giáo hội Công giáo, đã nối lại cuộc Đối thoại Quốc gia bị ngưng lại cách đây hơn ba tuần. Các cuộc đàm phán gay gắt diễn ra cho đến khuya hôm qua, rốt cuộc đã giúp đôi bên đạt đến thỏa thuận đầu tiên : chính quyền chấp nhận cho điều tra về việc sử dụng bạo lực đàn áp biểu tình, làm trên 170 người chết.
Thông tín viên của RFI tại châu Mỹ Latinh Patrick John Buffe cho biết thêm chi tiết :

Tin vắn 16.06.2018



Những người ủng hộ ông Lula đòi trả tự do cho cựu tổng thống, 30/05/2018.

(AFP)Cựu tổng thống Brazil, tù nhân kiêm bình luận viên bóng đá

Cựu tổng thống Luiz Inacio Lula Da Silva, bị tống giam từ hai tháng qua vì tham nhũng, từ tuần tới sẽ chính thức bắt đầu công việc bình luận viên bóng đá truyền hình trong World Cup lần này.

Ông Lula từ phòng giam viết bài gởi cho kênh truyền hình TVT ở Sau Paolo, sau đó bài bình luận sẽ được xướng ngôn viên đọc trên đài. Tin này đã được nhà đài xác nhận với hãng tin Pháp hôm qua 15/06/2018.

Mỹ : Cựu giám đốc tranh cử của Trump bị tạm giam

Ông Paul Manafort đến Tòa án Liên bang, Washington DC, 15/06/2018.

Tại Hoa Kỳ, gọng kềm đang siết lại với cuộc điều tra về nghi vấn Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Hôm qua 15/06/2018 ông Paul Manafort, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử của Donald Trump đã bị bắt tạm giam trong khi chờ đợi ra tòa, vì tội danh gây áp lực lên nhân chứng. Cho dù các cáo buộc hiện chưa trực tiếp liên quan đến tổng thống Trump, nhưng với biện pháp này công tố viên đặc biệt Mueller hy vọng Manafort sẽ khai báo.
Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier tường trình :

Thủ tướng Nhật xúc tiến cuộc gặp Kim Jong Un

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trả lời báo giới, Tokyo, 12/06/2018.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay 16/06/2018 kêu gọi nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vượt lên trên những mối nghi kỵ lâu nay, và xác nhận là đang có các nỗ lực để chuẩn bị cho một cuộc họp thượng đỉnh.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình, ông Abe nói rằng chính phủ Nhật đã liên lạc với phía Bắc Triều Tiên « thông qua nhiều kênh khác nhau » để sắp xếp một cuộc gặp với Kim Jong Un. Theo nhật báo Sankei, khi gặp gỡ tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore hôm 12/6, lãnh đạo Bình Nhưỡng cho biết sẵn sàng gặp thủ tướng Nhật.

Lưu Trọng Văn - Một bước tiến, muôn bước lùi...



Những con số mơ ước này liệu có thực chất ???
Một bước tiến là gì, của ai? 


Câu chuyện Vân Đồn theo gã tìm hiểu và phán đoán bắt đầu từ động cơ rất đúng. Đó là xây dựng một sân bay quốc tế, trước hết phục vụ khách du lịch đến Hạ Long và Vân Đồn - vùng biển đẹp nhất Việt Nam, một trong những kỳ quan thế giới.

Đúng. Đúng quá đi chứ.

Vậy thì sân bay phục vụ du lịch, khách đến thì vui chơi giải trí ra sao? Có thằng dùi mõm vào: các đồng chí chủ lò đỏ đen Las Vegas, Ma Cao nói, sẽ đầu tư sòng bài tỉ đô nếu đáp ứng về hạ tầng giao thông và có luật đặc khu bảo đảm pháp lý trăm năm.

vendredi 15 juin 2018

Việt Nam: Luật An ninh mạng "nhằm ngăn dòng chảy cuộc sống"

Kết quả bỏ phiếu Luật An ninh mạng tại Quốc Hội Việt Nam ngày 12/06/2018.

Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 12/06/2018 đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trong và ngoài nước. Cư dân mạng đồng loạt thay đổi hình đại diện phản đối, Hoa Kỳ, Canada, RSF kêu gọi hủy bỏ đạo luật này. RFI Việt ngữ phỏng vấn phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng, trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề đang gây xôn xao dư luận.
RFI: Kính chào phó giáo sư Hoàng Dũng. Thưa ông, như ông cũng thấy, vừa qua có phong trào rầm rộ hầu như khắp nơi phản đối Luật An ninh mạng. Trên mạng có những người đã than “Hôm nay, chúng ta bước vào bóng tối”. Vì sao dân chúng, đặc biệt là trí thức, lại phản dữ dội như vậy?

PGS Hoàng Dũng: Ngay câu hỏi cũng đã cho thấy thành công của những người soạn thảo luật này. Đặt tên là Luật An ninh mạng, họ cài đặt trong đầu người đọc rằng quan tâm của luật là quyền lợi của người sử dụng, cũng như đề phòng và trừng trị trộm cướp vào nhà.