jeudi 23 juin 2016

Châu Âu kêu gọi tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông


Các nước phải được "tự do lưu thông tại Biển Đông". Ủy ban Châu Âu hôm 22/06/2016 đưa ra cảnh báo ngoại giao đầu tiên với Bắc Kinh, sau vụ máy bay Trung Quốc ngăn chận một phi cơ quân sự Mỹ trên không phận Biển Đông tháng trước.

Thông cáo phát hành ngày hôm qua của Ủy ban Châu Âu ghi rõ : « Khối lượng lớn hàng hóa thương mại đường biển qua vùng này cho thấy tự do hàng hải và hàng không là điều quan trọng hàng đầu đối với EU. Liên hiệp Châu Âu cần cổ vũ Trung Quốc đóng góp vào sự ổn định của khu vực…và ủng hộ trật tự quốc tế trên cơ sở luật pháp ».

Biển Đông : Có 8 hay trên 40 nước ủng hộ Trung Quốc ?


Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay 23/06/2016 cố biện hộ trước những nghi ngờ về số các quốc gia ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về vụ Philippines kiện tại tòa quốc tế và nói rằng con số đang gia tăng mỗi ngày.
Reuters nhận định, Bắc Kinh đang trổ tài hùng biện trước khi Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye ra phán quyết về vụ kiện của Philippines. Trung Quốc từ chối tham dự, nói rằng mọi bất đồng phải được giải quyết qua thương lượng song phương.

Triều Tiên : Mỹ tái khẳng định tăng cường hệ thống phòng không


Hoa Kỳ cần tiếp tục tăng cường các hệ thống chống hỏa tiễn để bảo vệ lợi ích của nước Mỹ và các đồng minh ở châu Á. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 22/06/2016 tuyên bố như trên, sau khi Bình Nhưỡng bắn thử hai tên lửa đạn đạo.
Hôm qua, Bắc Triều Tiên đã phóng liên tiếp hai hỏa tiễn Musudan tầm trung, về lý thuyết có thể đe dọa Hàn Quốc, Nhật Bản và các căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam tại Thái Bình Dương.

Một dân biểu ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông bị cáo buộc tham nhũng

Dân biểu Lương Quốc Hùng (Leung Kwok Hung) hô khẩu hiệu trước trụ sở cảnh sát Hồng Kông, 15/01/2015.

Dân biểu Lương Quốc Hùng (Leung Kwok Hung), một khuôn mặt nổi bật của phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông hôm nay 23/06/2016 bị buộc tội tham nhũng, trong một vụ án mà ông gọi là « chính trị ».
Là thành viên của Liên đoàn Dân chủ Xã hội, ông Lương Quốc Hùng bị Ủy ban độc lập của Hồng Kông về chống tham nhũng (ICAC) bắt và buộc tội « sai sót khi thi hành công vụ ». Được tại ngoại hầu tra, sáng mai ông lại phải ra hầu tòa.

Tranh cử tổng thống Mỹ : D. Trump và H. Clinton đấu khẩu dữ dội


Ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump hôm 22/06/2016 mở đợt tấn công mới vào đối thủ Dân Chủ, tố cáo bà Hillary Clinton " tham nhũng và bất tài ", và bà cũng không ngần ngại đáp trả.
Thông tín viên RFI Jean-Louis Pourtet từ Washington nhận định, hai bài diễn văn đọc cách nhau vài tiếng đồng hồ của hai ứng viên cho thấy tính chất dữ dội của chiến dịch tranh cử kéo dài đến tháng 11:

mercredi 22 juin 2016

Báo Trung Quốc phản đối Mỹ đưa hàng không mẫu hạm đến Biển Đông

Hai tàu sân bay Mỹ John C. Stennis (CVN 74) và Ronald Reagan (CVN 76) tại Biển Đông, ngày 18/06/2016.

Nhân dân Nhật báo hôm nay 22/06/2016 cực lực lên án việc Hoa Kỳ điều hai hàng không mẫu hạm đến vùng Đông Á. Một động thái được nhiều nhà quan sát cho rằng nhằm gửi tín hiệu răn đe Bắc Kinh, vào thời điểm Tòa Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc chuẩn bị ra phán quyết liên quan đến yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. 
Tờ báo chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc nhận định: « Mỹ đã nhắm sai mục tiêu khi chơi trò này với Trung Quốc ». Bài viết ký tên « Zhong Sheng » tức « Trung Thanh », đồng âm với từ « Tiếng nói Trung Hoa ». Bút danh này thường được sử dụng để bày tỏ quan điểm của chính quyền Trung Quốc về chính sách đối ngoại. Tờ báo nói thêm : « Đằng sau tư tưởng sai lầm này là nỗi lo âu và sự ngạo mạn của Washington, và là biểu hiện chân thực cho đầu óc bá chủ của Mỹ ».

Biển Đông : Indonesia khẳng định không tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc


Ngoại trưởng Indonesia hôm nay 22/06/2016 bác bỏ lập trường của Bắc Kinh là hai nước có yêu sách chồng chéo trên Biển Đông, nơi vừa xảy ra các vụ chạm trán giữa các tàu hải quân Indonesia và Trung Quốc.
Ngoại trưởng Retno Marsudi hôm thứ Hai 20/6 tuyên bố, Indonesia không hề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, nhưng có một số bất đồng về « quyền hàng hải và lợi ích ». Bà nói : « Lập trường của chúng tôi rất rõ, các yêu sách chỉ có thể dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đối với Indonesia, chúng tôi không tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc về bất kỳ hình thức nào ».

Úc buộc một tàu chở người tị nạn Việt Nam phải quay lại


Đảng cầm quyền Úc hôm nay 22/06/2016 cho biết đã buộc một chiếc tàu chở thuyền nhân Việt Nam phải quay trở lại. Tổng cộng trong ba năm qua, Úc đã ngăn chận 28 tàu của người tị nạn tìm cách tới nước này.
Liên minh bảo thủ cầm quyền cảnh báo, sẽ có nhiều tàu chở di dân ra đi từ các cảng ở Indonesia hơn nếu đảng Lao Động cánh trung tả chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 2/7.

Tư pháp Ai Cập bác bỏ việc trao hai hòn đảo cho Ả Rập Xê Út


Tòa án hành chính Ai Cập hôm qua 21/06/2016 đã bác bỏ hiệp ước phân định ranh giới trên biển mà chính phủ nước này đã ký với Ả Rập Xê Út hồi tháng Tư, về việc trao trả hai hòn đảo ở Biển Đỏ cho Ryad. Hiệp ước đã gây nên nhiều đợt biểu tình phản đối tại Ai Cập, nhiều người đã bị bắt giữ và kết án.
Từ Cairo, thông tín viên RFI Alexandre Buccianti gởi về bài tường trình :

Bắc Triều Tiên bắn liên tiếp hai hỏa tiễn tầm trung


Bắc Triều Tiên hôm nay, 22/06/2016, đã liên tiếp phóng đi hai hỏa tiễn tầm trung. Các tên lửa dường như đã bay xa hơn so với các lần bắn trước, theo bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Các tên lửa được bắn thuộc loại hỏa tiễn Musudan, tầm bắn từ 2.500 đến 4.000 km, có thể đe dọa các căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam tại Thái Bình Dương. Hỏa tiễn thứ nhất được phóng đi lúc gần 6 giờ sáng nay (21 giờ GMT) và có thể đã bay được 150 km phía trên Biển Nhật Bản. Hỏa tiễn Musudan thứ hai bắn, đi hai tiếng đồng hồ sau đó, từ cùng địa điểm, đã bay được khoảng 400 km.

Bóng đá và chính trị : Những trận đấu kịch tính trong lịch sử

Đội tuyển Ý tranh Cúp bóng đá thế giới 1934 tại Ý dưới thời trùm phát xít Benito Mussolini.

Hôm nay 21/06/2016 hai đội tuyển Ukraina và Ba Lan đối đầu tại Marseille, nhân đó báo Libération điểm lại những trận cầu mà khía cạnh chính trị vượt lên hẳn thể thao, với những ví dụ từ cuốn sách « Mối nguy khi chính trị can dự vào bóng đá » của tác giả Chérif Ghemmour.
Ukraina coi như đã bị loại, hôm nay thi đấu với Ba Lan, đang đầy hy vọng vào vòng 1/8. Hai quốc gia này vốn có quan hệ sóng gió cách đây hơn ngàn năm, và gần đây khi xảy ra cuộc xung đột giữa hai phe chống và thân Nga tại Ukraina, Ba Lan vốn lo sợ tham vọng của ông Vladimir Putin, đã ủng hộ phe chống Nga.

Một số trận đấu tiêu biểu mang nặng tính chính trị trong lịch sử bóng đá :

lundi 20 juin 2016

Euro 2016 : Hooligan Nga là ai ?


« Hooligan Nga gây sợ hãi cho Cúp bóng đá châu Âu là những ai ? ». Đó là tựa đề bài điều tra của Le Figaro, về những người thích ấu đả hơn là quả bóng tròn. Bài báo được đăng tải trước khi diễn ra trận đấu nguy cơ cao giữa Nga và xứ Galles (Wales) hôm nay 20/06/2016, và nhấn mạnh, bạo động do các cổ động viên Nga gây ra ở Marseille đã khởi đầu cho những vụ chạm trán giữa các fan trong giải Euro 2016.
Các chuyên gia gọi họ là « okolo football », tạm dịch « bên lề bóng đá ». Những « chiến binh trong bóng tối » này thường xuyên tập luyện các các phòng tập thể dục thể thao, nhưng nhất là trong các khu rừng ngoại ô Matxcơva. Họ đi theo từng nhóm cả chục hoặc cả trăm người, hẹn nhau để tỉ thí trong rừng với các nhóm đối địch, thỏa thuận trước về số người và độ tuổi của các « chiến binh », và đi tay không.

samedi 18 juin 2016

Châu Âu cũng « xoay trục » sang châu Á ?

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 05/06/2016.

The Economist số ra tuần này trong bài « Lục địa bị mất » nhận định, châu Âu đang lúng túng tìm kiếm một chiến lược an ninh đối với Á châu.
Tờ báo viết, trước những căng thẳng trên Biển Đông gần đây do Trung Quốc gây ra, khi người Mỹ gởi một nhóm tàu sân bay tác chiến đến và những tàu ngầm của Bắc Kinh lẳng lặng đi qua các căn cứ Mỹ, Liên hiệp Châu Âu (EU) cũng cao giọng chỉ trích…nhưng rốt cuộc chỉ phản ứng bằng cách ra thông cáo.

jeudi 16 juin 2016

Cá chết hàng loạt tại Việt Nam: Dân biểu Đài Loan đòi điều tra Formosa


Các dân biểu Đài Loan hôm nay 16/06/2016 thúc giục chính phủ điều tra tập đoàn Formosa về vai trò trong vụ cá chết hàng loạt xảy ra tại Việt Nam, vì các nhà hoạt động tin rằng ô nhiễm công nghiệp từ nhà máy thép trị giá nhiều tỉ đô la của tập đoàn có thể là nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường này.
Cuộc họp báo tại Quốc hội Đài Loan do văn phòng của ba dân biểu Ngô Côn Dụ (Wu Yu Kun), Tô Trị Phân (Su Chih Fen) và Vưu Mỹ Nữ (Yo Mei Nu) bảo trợ, phối hợp với một số tổ chức phi chính phủ. Trong số đó có Liên minh theo dõi và thực thi công ước nhân quyền, Hiệp hội luật sư môi trường, Văn phòng trợ giúp công nhân và cô dâu Việt Nam ở Đài Loan.

Mỹ mở rộng hoạt động sang Đông Á để đối phó với Trung Quốc


Đệ tam Hạm đội của Hải quân Hoa Kỳ sẽ gởi thêm nhiều chiến hạm tới Đông Á, mở rộng hoạt động ra ngoài phạm vi thường lệ, song song với Đệ thất Hạm đội. Một quan chức Mỹ hôm 14/06/2016 cho biết như trên, trong bối cảnh đang căng thẳng với Trung Quốc.

Nhóm hành động Thái Bình Dương của Đệ tam Hạm đội, trong đó có các khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Spruance và USS Momsen đã được triển khai đến Đông Á hồi tháng Tư. Một viên chức Mỹ giấu tên nói rằng sẽ có thêm nhiều chiến hạm của Đệ tam Hạm đội được điều đến khu vực này trong tương lai, thực hiện một loạt chiến dịch, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Tổng thống Mỹ tiếp Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng

Đạt Lai Lạt Ma cầu nguyện cho các nạn nhân vụ thảm sát Orlando tại Viện Hòa bình ở Washington, 13/06/2016.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ngày 15/06/2016 tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng. Sự kiện này một lần nữa khiến Trung Quốc tức tối.

Cuộc hội đàm với lãnh tụ tinh thần Tây Tạng vào lúc 10 giờ 15 (14 giờ 15 GMT) không diễn ra tại "Phòng Bầu dục", mà trong "Phòng Bản đồ" và không mời báo chí tham dự.

Đối thoại Mỹ-Venezuela, ngoại trưởng Kerry ủng hộ trưng cầu dân ý

Người dân Venezuela phản đối chính quyền và nạn khan hiếm thực phẩm, 14/06/2016.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 14/06/2016 thông báo tiến hành đối thoại cấp cao với chính phủ Venezuela, vài giờ sau khi tuyên bố ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý có thể khiến tổng thống Nicolas Maduro bị truất phế.

Ông John Kerry cho biết, cuộc đối thoại sẽ diễn ra lập tức tại Caracas, thủ đô Venezuela, do nhà ngoại giao lão luyện Thomas Shannon chủ trì. Năm ngoái, ý định thảo luận giữa hai nước đã thất bại do quốc gia dầu lửa châu Mỹ la-tinh bị khủng hoảng.

Tàu do thám Trung Quốc đi vào lãnh hải Nhật Bản


Một chiếc tàu do thám Trung Quốc ngày 15/06/2016 đi vào vùng lãnh hải của Nhật Bản, trong khi Tokyo tiến hành tập trận chung với Hoa Kỳ và Ấn Độ, và chưa đầy một tuần sau khi Bắc Kinh cho chiến hạm đến gần Senkaku/Điếu Ngư.

Một phi cơ trinh sát P-3C của Hải Quân Nhật đã phát hiện chiếc tàu 6.000 tấn thuộc lớp Đông Điều (Dongdiao) của Trung Quốc đang « thu thập thông tin » vào khoảng 3 giờ rưỡi địa phương (18 giờ 30 GMT) trong vùng lãnh hải 12 hải lý của Nhật Bản, gần đảo Kuchinoerabu thuộc miền nam nước Nhật.

Hải quân châu Âu được phép kiểm soát cấm vận vũ khí ngoài khơi Libya


Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 14/06/2016 đã đồng ý cho Hải quân châu Âu tuần tra ngoài khơi Libya để kiểm tra việc tuân thủ lệnh cấm vận vũ khí, nhằm giúp đỡ chính phủ Libya trong cuộc chiến chống quân thánh chiến.

Nghị quyết do Anh và Pháp soạn thảo đã được 15 quốc gia thành viên Hội Đồng Bảo An nhất trí thông qua, cũng cho phép mở rộng chiến dịch hàng hải Sophia, mà mục đích ban đầu nhằm chống bọn đưa người vượt biên.

Libya : Đẩy lùi đợt phản công mới của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Syrte

Xe tăng quân chính phủ tiến về Syrte, 10/06/2016.
Phát thanh RFI 15.06.2016


Lực lượng thân chính phủ Libya hôm nay 15/06/2016 loan báo đã đẩy lùi được đợt phản công mới của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech) tại thủ phủ Syrte, nơi quân thánh chiến hầu như hoàn toàn bị bao vây.

IS toan chọc thủng các vị trí do dân quân của chính phủ đoàn kết quốc gia Libya (GNA) kiểm soát tại phía tây thành phố nằm cách Tripoli 450 km về phía đông, mà một phần lớn lãnh thổ đã được tái chiếm hôm 9/6. Quân thánh chiến sử dụng một xe tăng, các quả đạn súng cối và những tay súng bắn tỉa, nhưng đã thất bại.