Affichage des articles dont le libellé est Bành trướng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bành trướng. Afficher tous les articles

mardi 16 mai 2023

Tạ Duy Anh - Tôi tiếp tục cảnh báo

Suốt hàng nửa tháng nay, các báo lớn trên thế giới (tạm chỉ tính bản tiếng Việt) đều đưa tin các tầu khảo sát của Trung Quốc, được hàng chục tầu “dân sự” bao bọc, liên tiếp áp sát và đi vào khu vực có các công trình khai thác, thăm dò dầu khí hợp tác giữa Nga và Việt Nam đang hoạt động.

Sự lấn lướt táo bạo này là rất bất thường. Trung Quốc có vẻ muốn chơi canh bạc cuối: Lợi dụng sai lầm chết người của Putin ở Ukraina, ép Nga nhượng bộ nốt về vấn đề quyền tài phán ở Biển Đông (sau khi thành công trong việc ép Tây Ban Nha, Ấn Độ và một vài quốc gia khác...).

Giả dụ, rồi đây, mỗi khi muốn hợp tác với Việt Nam tại những vùng nằm trong “đường lưỡi bò”, các công ty dầu khí của chính phủ Nga làm thêm động tác là “xin phép” Trung Quốc. Người Nga có thể thanh minh với phía Việt Nam rằng Trung Quốc không hề gây khó dễ và làm thế cũng chả mất gì.

samedi 25 mars 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Vài điều về ván cờ địa chính trị Nga-Trung

 

Những ngày vừa qua, các chính khách và truyền thông thế giới dồn tai mắt về Matxcova, nơi cặp đôi Putin-Tập Cận Bình khởi se mối quan hệ địa chính trị thập kỷ, hướng đến năm 2030. Mối quan hệ địa chính trị được ông Putin ngợi ca là không giới hạn, ở đỉnh cao chưa bao giờ có, và du dương nữa là đang bước vào kỷ nguyên mới.

Nhưng nhìn lại lịch sử thì biết mối “ duyên tình” Nga – Trung mà ông Putin và ông Tập Cận Bình vừa se sẽ đi đến đâu.

Lịch sử đã cho thấy mối quan hệ Nga-Trung là mối quan hệ đối thủ cạnh tranh thôn tính. Đó là hai quốc gia có cùng chung truyền thống lấn chiếm bành trướng. Là hai quốc gia cùng có mục tiêu bá chủ toàn cầu. Bởi vậy, các nước có cùng chung biên giới với Nga và Trung luôn là nạn nhân của họ ròng rã trong nhiều thế kỷ.

mercredi 22 mars 2023

Bông Lau - Trật tự mới của thế giới

 

Trong mấy ngày qua, Tập Cận Bình thân chinh đến Điện Cẩm Linh để gặp Vladimir Putin, bất chấp Tòa Án Quốc Tế ra lịnh truy nã Putin là một tội phạm chiến tranh.

Rõ ràng là họ Tập không coi Tòa Án Quốc Tế ở Hòa Lan ra ký lô gì cả, và mặc nhiên phủ nhận hay lờ đi những tội ác mà Vladimir Putin đã nhúng tay vào ở Ukraine.

Các vị nguyên thủ quốc gia dân chủ pháp quyền thường công du hội họp với nhau vài tiếng đồng hồ hay một ngày là nhiều. Còn Tập Cận Bình họp với Vladimir Putin kéo dài đến ba ngày. Hai nhà độc tài tuyên bố mối quan hệ ngoại giao của họ là “bạn thiết” (dear friend).

vendredi 17 mars 2023

Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình mua xa bán gần

 

Càng bành trướng sức mạnh quân sự và đe dọa vùng Á Đông thì càng khiến các nước láng giềng khác thấy cần liên kết với nhau hơn để tự đề phòng.

Tục ngữ Việt Nam khuyên: “Bán bà con xa mua láng giềng gần.” Láng giềng ở gần có thể giúp mình khi cần vay một hũ gạo, một chai nước mắm, hay cần dập tắt lửa bốc cháy trong bếp. Bà con ở xa không giúp được như vậy; cho nên kết thân với láng giềng vẫn hơn. Câu này có thể áp dụng trong bang giao quốc tế.

Ông Tập Cận Bình đã làm ngược lại. Ông vừa mới ghi một bàn thắng về ngoại giao, với hai nước ở xa, rất xa. Trong lúc các nước láng giềng kề cận với Trung Quốc đang liên kết để đối phó với Trung Cộng!

vendredi 10 février 2023

Ngô Nhân Dụng - Quân Mỹ trở lại Phi Luật Tân

 

Trước đây 40 năm, Philippines là một đồng minh, với 15.000 binh sĩ Mỹ đồn trú, một quân cảng ở Vịnh Subic và căn cứ không quân Clark.

Ngoại trưởng Antony Blinken hoãn đi gặp ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang). Lý do chính thức là phản đối Trung Cộng thả một “trái bóng gián điệp” bay qua Mỹ, lảng vảng trên trời tiểu bang Montana, nơi có các hầm chứa hỏa tiễn có thể gắn bom nguyên tử.

Bắc Kinh giải thích quả ba lông chỉ là dụng cụ đo lường khí tượng, dầu nó lớn bằng hai chiếc xe buýt (*). Nhưng ông Blinken cũng biết rằng qua Trung Quốc lúc này chẳng ích lợi gì, sẽ chỉ phải nghe những lời than phiền rằng Mỹ lại tìm cách bao vây Trung Cộng, về quân sự, sau khi bao vây kinh tế, buộc các công ty Mỹ, Nhật và Hòa Lan không được cung cấp các máy móc làm chip tối tân cho nước này.

dimanche 25 décembre 2022

« Pháo đài Trung Quốc » và nguy cơ xung đột vũ trang với Mỹ


Đăng ngày:

Bắc Kinh chuẩn bị cho dân chúng về trừng phạt và xung đột

Trong bài bình luận « Pháo đài Trung Quốc », Le Figaro nhận định Đại hội Đảng lần thứ 20 kết thúc với quyền hành tuyệt đối nằm trong tay Tập Cận Bình, nay là chủ tịch mãn đời được sự hỗ trợ của tất cả sáu ủy viên thường trực Bộ Chính trị. Sự tập trung quyền lực này gắn liền với ý định biến Trung Quốc thành một pháo đài để nhảy lên dẫn đầu toàn thế giới vào khoảng năm 2049, nhân kỷ niệm 100 năm ngành thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Mục tiêu là xây dựng một thế giới hậu phương Tây, mạnh được yếu thua, tự do và nhân quyền bị cấm cản, ý thức hệ mác-xít và ý đồ đế quốc đứng trên kinh tế.

samedi 24 décembre 2022

Trung Quốc của Tập Cận Bình sẵn sàng cho xung đột


Đăng ngày:

Sự rạn vỡ mới trong Liên hiệp Châu Âu (EU), tuổi trẻ Iran không khuất phục trước bạo quyền của các đạo sĩ Hồi giáo, các đại gia GAFA bị thị trường chứng khoán trừng phạt vì kết quả kinh doanh sa sút là tựa đề chiếm trang nhất của Le Monde, Le Figaro Les Echos hôm nay. Riêng Libération La Croix dành trang bìa với nền đen để tưởng niệm họa sĩ Pháp Pierre Soulages, tên tuổi lớn của nghệ thuật đương đại vừa qua đời ở tuổi 102 mà tờ báo cánh tả gọi là « Mặt trời đen », còn nhật báo công giáo chạy tựa « Màu đen đang để tang », vì sắc màu này là chủ đạo trong các bức tranh của ông.

Điểm mới duy nhất của Đại hội Đảng 20 : Một tương lai bất định !

Về châu Á, Les Echos có bài viết của giáo sư kinh tế Stephen S. Roach của đại học Yalenhận xét « Trung Quốc của Tập Cận Bình sẵn sàng cho xung đột ». Đại hội Đảng lần thứ 20 vừa kết thúc đã chứng tỏ ý hướng của ông Tập, hy sinh tăng trưởng như một cái giá phải trả, dù đắt đỏ, cho an ninh quốc gia.

vendredi 4 novembre 2022

Thọ Nguyễn - Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (4)

 

(Tiếp theo)

- Chiến lược con nhím

Tập Cận Bình đã ở đỉnh cao quyền lực sau khi ông ta buộc cả đảng cộng sản và nhà nước Trung Quốc phải quy phục mình. Ông ta muốn đi vào lịch sử như Tần Thủy Hoàng và một trong những mục tiêu là thu hồi Đài Loan.

Đảo quốc 23,5 triệu dân so với biển người 1.4 tỉ chỉ là David so với Goliath. Mặc dù Đài Loan có thể huy động đến 1,5 triệu quân dự bị, nhưng con số 88.000 quân thường trực chỉ là chú lùn so với 1.000.000 quân chính quy và 600 triệu quân dự bị, có vũ khí hạt nhân.

mercredi 2 novembre 2022

Thọ Nguyễn - Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (3)

(Tiếp theo)

Tuần qua chính phủ Đức đã quyết định cho phép công ty hàng hải Cosco của nhà nước Trung Quốc được mua 24,9% cổ phần của một trong 4 bãi container (terminal) ở cảng Hamburrg. Bất chấp sự phản đối của 6 bộ trưởng trong liên minh cầm quyền, của cả phe đối lập, thậm chí của cả ba cơ quan tình báo.

Thủ tướng Scholz cho rằng với mức tham gia dưới 25% (không phải 35% như dự định) Cosco không được phép đưa người vào ban lãnh đạo, không được phép phủ quyết và tham gia các quyết định. Ngược lại, sự có mặt của nó sẽ giúp cho sức cạnh tranh của Hamburg tăng lên đáng kể so với hai đối thủ Antwerpen (Bỉ) và Rotterdam (Hà-Lan), vốn đã có đầu tư của Cosco.

Dư luận Đức rất tức giận vì sự việc xảy ra ngay sau khi đại hội đảng cộng sản Trung Quốc củng cố địa vị tuyệt đối của Tập Cận Bình, khẳng định tham vọng bá chủ thế giới của Bắc Kinh. Việc chính phủ Đức phải đi đến thỏa hiệp 24,9% để giảm thiểu rủi ro, cho thấy họ đang chịu sức ép ghê gớm từ Bắc Kinh, với rất nhiều góc khuất không thể kể hết.

dimanche 23 octobre 2022

Thọ Nguyễn - Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (2)

 

Hôm qua thứ Bảy 22.10.22, trong phiên đại hội đảng được tường thuật trực tiếp, cả thế giới chứng kiến cảnh Hồ Cẩm Đào, bậc thầy của Tập Cận Bình bị hai nhân viên bảo vệ đưa ra khỏi hội trường.

Ông Hồ tranh luận khá lâu với hai nhân viên này nhưng không kết quả, ông quay sang Tập Cận Bình ngồi ghế bên, nhưng chỉ nhận được cái nhìn lạnh lùng. Cuối cùng họ xốc nách đưa ông ra ngoài.

Ai cũng biết Hồ Cẩm Đào, người đã đưa Tập lên chức Tổng Bí Thư vào năm 2012, cũng là người đề cao nguyên tắc "Lãnh đạo tập thể“ và điều lệ "Hai nhiệm kỳ“. Rất có thể việc điệu ông thầy ra khỏi đại hội chính là hành động dằn mặt của Tập Cận Bình trước khi đại hội "nhất trí“ bầu ông ta vào chức Tổng bí thư nhiệm kỳ 3 và tiến tới suốt đời.

mercredi 28 septembre 2022

Nguyễn Ngọc Chu -Tại sao quan hệ Ấn-Nga suy giảm ?

 

Sự rẻ tiền sẽ không đảm bảo được tính mạng. Thà mua 1 vũ khí hiện đại đắt tiền, bắn trúng đích trước để sống sót, còn hơn mua 10 vũ khí rẻ tiền, bắn trượt để bị tiêu diệt. Quân đội Việt Nam cần một chuẩn hóa mới.

TẠI SAO QUAN HỆ ẤN - NGA SUY GIẢM?

1. QUAN HỆ ẤN-TRUNG TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ ẤN-NGA, ẤN-MỸ

Cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã vẽ lại bản đồ quan hệ giữa nhiều nước. Trong số các sự thay đổi quan hệ địa chính trị thế giới có tầm ảnh hưởng đáng kể là sự thay đổi quan hệ Ấn-Nga, Ấn-Mỹ. Nhìn cho kỹ thì quan hệ Ấn-Nga, Ấn-Mỹ chịu sự chi phối một mức độ đáng kể của quan hệ Ấn-Trung.

dimanche 11 septembre 2022

Phúc Lai - Hai trăm ngày “bưng bô”

 

Trước ngày 24 tháng Hai, tôi chỉ biết đến đất nước Ukraine qua một số hội nhóm trên mạng xã hội, dù trong gia đình có người đã từng học ở đó, thật ra là học ở Liên Xô cũ.

Tôi biết nhiều hơn một chút về nước Nga, vì cũng đã từng… đi qua, vậy thôi – đó là tất cả hành trang hiểu biết khi bước vào cuộc chiến tranh Nga – Ukraine năm 2022.

Tuy chỉ biết đến nước Nga một cách rất thoáng qua, nhưng thế cũng đủ cho tôi nhận ra một điều là bấy lâu nay mình hoàn toàn bị dẫn dắt một cách sai lạc. Nước Nga tươi đẹp – đúng, nhưng nó cũng không đẹp hơn những nơi khác tôi đã từng qua. Người Nga nhân hậu – cũng đúng, nhưng tôi cũng có nhiều tình cảm với con người của rất nhiều vùng đất tôi đã từng ở. Nước Nga với mùa thu vàng với người khác lãng mạn và mộng mơ thế nào, với tôi mùa thu ở Thanh Đảo hay Seoul, cũng hoàn toàn có thể đẹp đẽ được như vậy.

dimanche 17 juillet 2022

Ngô Nhân Dụng - Shinzo Abe nhắc nhở phải đề phòng Trung Cộng


Một đóng góp quan trọng của Shinzo Abe là ông đã xóa bỏ được óc hoài nghi và bi quan của dân Nhật về vai trò của họ trên bàn cờ quốc tế.

Cựu Thủ tướng Shinzo Abe qua đời là một mất mát lớn cho nước Mỹ và đồng minh, Đại sứ John R. Bolton, cựu cố vấn ninh quốc gia Mỹ mới nhận định. Ông Abe đã phục hoạt chính sách ngoại giao Nhật Bản; thúc đẩy một liên minh các quốc gia tự do dân chủ; nâng cao vai trò của nước Nhật ở Á châu và thế giới; nhiều lần báo động về tham vọng bành trướng của Cộng sản Trung Quốc.

Trong thời gian các tổng thống Mỹ Bush và Obama còn chờ đợi Cộng sản Trung Quốc sẽ thay đổi nhờ kinh tế phát triển, Shinzo Abe đã báo trước cuộc chạy đua giữa Trung Cộng và các nước dân chủ tự do sẽ quyết định tương lai thế giới.

jeudi 14 juillet 2022

Lưu Trọng Văn - Khi nước Nhật có quân đội hùng mạnh...

 

Trong suốt thời gian nắm quyền, cố Thủ tướng Abe đã dành nhiều tâm sức để biến Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thành một quân đội chính quy chính thức và toàn diện.

Ông muốn sửa đổi Điều 9 Hiến pháp, cho phép Nhật Bản có quyền sử dụng sức mạnh quân sự tự do hơn.

Thủ tướng Kishida khẳng định chính phủ của ông sẽ nỗ lực hoàn thành các mục tiêu còn dang dở mà ông Abe để lại như cải tổ Hiến pháp, tăng cường sức mạnh quốc phòng ấy.

dimanche 12 juin 2022

Bắc Kinh tăng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương và Balkan, Nga mất vị trí tại Trung Á


Đăng ngày:

Thắng thầu nhờ giá rẻ, công nhân đưa từ Trung Quốc sang

mardi 7 juin 2022

Bắc Kinh : Phi cơ quân sự Úc bay qua Biển Đông "đe dọa chủ quyền Trung Quốc"


Đăng ngày:

Trước đó, hôm Chủ nhật, bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles tố cáo một máy bay tiêm kích J-16 Trung Quốc đã ngăn chận "một cách nguy hiểm" một phi cơ thám sát P-8 của Úc trên Biển Đông vào cuối tháng Năm.

Bắc Kinh nói rằng đã nhận diện được các phi cơ quân sự Úc và đã cảnh báo, sau khi Canberra cáo buộc hành động của máy bay Trung Quốc gây nguy hiểm cho phi hành đoàn. Hôm qua, 06/06, Trung Quốc còn đe dọa Úc nên "hành động thận trọng" để tránh những "hậu quả nặng nề". Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Triệu Lập Quân tuyên bố "không bao giờ cho phép bất kỳ quốc gia nào xâm phạm chủ quyền và an ninh của Trung Quốc với lý do thực hiện tự do hàng hải".

jeudi 21 avril 2022

Lưu Trọng Văn - Vì sao Trung cộng không muốn Việt Nam nâng đối tác toàn diện chiến lược với Mỹ ?

 

Trung cộng từ lâu đã can dự quá sâu vào quyền tự quyết của Việt Nam. Họ gây sức ép từ nhiều phía, nhất là răn đe quân sự và gây tổn thất cho kinh tế Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của Lao Động, Đại sứ Knapper cho biết:

"Nâng cấp mối quan hệ Mỹ - Việt Nam từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược không chỉ là ưu tiên trong nhiệm kỳ của tôi mà còn là ưu tiên của chính phủ Mỹ. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris khi đến thăm Việt Nam năm 2021 đã nhấn mạnh mong muốn mạnh mẽ của Mỹ rằng đã đến lúc nâng cấp quan hệ giữa hai nước.

dimanche 17 avril 2022

Lê Quý Hiền - Vì già nên lẫn chăng ?

Nhà cháu từng yêu Putin lắm í. Chả phải vì từng ở Matxcơva 5 năm, mà là thấy ông đã vực đất nước ông sau cái hạn do anh Goóc để lại.

Thế nhưng ông phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina thì thấy hình như ông bị lẫn.

- Thứ nhất là tưởng mạnh hiếp được yếu, ăn gỏi được nước nhỏ trong vài ngày từ 24/02 đến 06/03 theo kế hoạch. Mà giờ phải bỏ mục tiêu chiếm được Kiev, các nguyên thủ nhiều nước giờ đến đây có mà bằng tát vào mặt  ông.

jeudi 14 avril 2022

Lưu Trọng Văn - Lần đầu tiên Việt Nam đưa tin chi tiết quân đội tập trận bắn đạn và thả bom thật

 

Báo Thanh Niên đưa tin:

"Trong hai ngày (12 - 13.4), tại trường bắn TB-2 (H.Tây Sơn, Bình Định), các máy bay tiêm kích Su-27, Su-22 và trực thăng Mi-8 của 3 Trung đoàn Không quân 925, 929 và 930 (Sư đoàn Không quân 372) đã thực hành công kích mục tiêu mặt đất ban ngày - ban đêm.

Với các nội dung bay bằng, bổ nhào ném bom, phóng rốc két, bắn pháo cơ động giản đơn, cơ động phức tạp theo biên đội và đơn chiếc…

Thọ Nguyễn - Ukraine, lựa chọn nghiệt ngã

 

(Tiếp theo)

Khi Nga tấn công vào Ukraine, một làn sóng lo ngại bao trùm châu Âu. Hai nước trung lập Thụy Điển, Phần Lan và hai nước cộng hòa Xô viết cũ Moldavie và Gruzia đều muốn gia nhập NATO.

Chủ nghĩa Đại Nga từng giăng móng vuốt của nó đến các nơi này. Phần Lan đã từng mất lãnh thổ cho Nga trong chiến tranh thế giới 2. Ở nước Moldavie nói tiếng Rumanie quân Nga đang đóng ở Transnitia, hỗ trợ quân ly khai gốc Nga từ 1992. Năm 2008, chỉ sau một tuần đánh nhau, Gruzia thất trận, chịu mất hai vùng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Đó chính là những kịch bản y như ở Donetzk và Luhanzk mà Nga đã dàn dựng ở Ukraine.

Có nghĩa là Putin có thể tìm cách thôn tính các nước trong vòng ảnh hưởng bất cứ lúc nào, nếu muốn. Những cái cớ "NATO“, "Thân tây“, "Bảo vệ kiều dân“ chỉ lòe bịp được những kẻ nhẹ dạ.