mardi 20 août 2024

Phạm Xuân Nguyên - Hôm nay nhà báo Huy Đức 62 tuổi


Hôm nay (20/08/2024) nhà báo Huy Đức tròn 62 tuổi. Anh bị bắt tạm giam đúng hai tháng hai mươi ngày.

Trong thời gian Huy Đức bị mất tự do đó, người nhà (cụ thể là con gái) chưa được gặp, chỉ được gửi đồ 3 lần/tháng gồm quần áo và thức ăn (từ 3 kg trở xuống). Nghe nói, sắp hết lệnh tạm giam lần 1 có thể gia đình sẽ được cho gặp Huy Đức. Mong là thế.

Hôm nay nhà báo Huy Đức tròn 62 tuổi. Tôi lại đưa lên bức ảnh hai chúng tôi nằm trên thuyền trong một chuyến đi về địa danh lịch sử Vụ Quang (Hà Tĩnh) thăm di tích kháng chiến của nhà nho cần vương chống Pháp Phan Đình Phùng (1847 - 1896).

Thanh Hằng - Có chuyện phải đút lót ở bệnh viện K hay không ?

Sáng qua, mạng xã hội lan truyền clip một phụ nữ khóc lóc và phản ánh: “Bệnh nhân mỗi lần đi xạ mất 200.000 đồng…. Nếu đút lót thì mai cho xạ trị, không đút lót để tuần sau”. (Sau đó, thông tin mọi người cho biết đó là một phụ nữ chuyên làm từ thiện ở Bệnh viện K.)

Đây là vấn đề được các phóng viên y tế đặc biệt quan tâm và mong Bộ Y tế, Bệnh viện K làm rõ và sớm có câu trả lời.

Tối qua, trả lời báo Dân Việt, ông Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K -  cho biết, Bệnh viện đã mời Công an xác minh làm rõ. Ông Quảng còn nói: “Tất cả chuyện vu khống ở Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp… chúng tôi cũng đã làm tường trình kèm theo clip gửi cơ quan công an và Bộ Y tế".

Lưu Nhi Dũ - Chuyện quanh Thích Chân Quang


1. Chuyện học của Thích Chân Quang: Cho đến nay chắc chắn Chân Quang không có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) bổ túc văn hóa.

Vậy thì cái cử nhơn Anh văn hệ đào tạo từ xa của trường đại học (ĐH) Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường ĐH Hà Nội), cử nhơn luật của Trường ĐH Luật Hà Nội - văn bằng thứ hai, hệ vừa làm vừa học cũng giả nốt.

Sư này rất ma giáo nhưng không khôn, cái căn bản nhứt là bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc, dễ ẹc mà cũng học giả. Muốn học giả mà thiệt quá dễ, ai cũng biết. Nhưng hắn khôn chỗ này: Học đại học ngoại ngữ hệ từ xa và rồi lấy cái cử nhơn này học bằng thứ hai, cử nhơn luật hệ vừa học vừa làm, che mắt thiên hạ.

Võ Khánh Tuyên - Đâu đến nỗi kinh hoàng ?

Các báo đồng loạt giật tít « kinh hoàng, sốc, không ngờ được » khi các Trường Đại học công bố điểm chuẩn trúng tuyển vượt quá 9 điểm/1 môn thi. Cá biệt có Trường lên đến 9,7 điểm/1 môn.

Thực sự có đến mức « vô lý » đến kinh hoàng như thế không? Tôi nghĩ là hoàn toàn không. Bởi các lẽ sau:

- Tuyển sinh vào các trường theo chỉ tiêu là chủ yếu, gần như không xét đến điểm số. Theo tiêu chí lấy từ cao xuống thấp.

Hà Phan - Tuyển sinh đại học có công bằng cho thí sinh nghèo ở quê ?


Bất chấp quá nhiều phản đối thì việc xét tuyển vào đại học bằng học bạ vẫn được nhiều trường ưa chuộng, vì dễ "vét" thí sinh và tiện lợi cho họ.

Trong khi đó, vì tương lai con em và cả "chúng ta", không ít nơi đã hào phóng với điểm cấp 3 để đẹp lòng các bên và vẹn toàn nhiều thứ. Nếu không sớm bỏ hình thức xét tuyển nhiều lỗ hổng này, thì bất công và tiềm ẩn tiêu cực còn tranh cãi dài dài.

Riêng việc tuyển thẳng qua chứng chỉ SAT, IELTS có lẽ chỉ phù hợp với thí sinh ở nhiều thành phố lớn, gia đình có điều kiện. Từng đó thời gian và tiền bạc để học rồi luyện thi, học sinh dưới quê lấy đâu ra để cạnh tranh sòng phẳng với học sinh thành thị?

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 20.08.2024

Tin sáng

1. "9,7 điểm/môn vẫn trượt sư phạm, Bộ Giáo dục-Đào tạo và trường nói gì?"- Nếu là Axit Nezin, ổng sẽ nói: Con cái chúng ta giỏi thật.

2. "Gần 3.000 bài thi tự luận sai điểm sau thanh tra thi vào lớp 10 ở Thái Bình", vụ này quả là, như quả bom. Hôm nay các trường sẽ công bố điểm sau thanh tra, đồng nghĩa các em tưởng đậu sẽ rớt và các em chắc rớt sẽ đậu, và sẽ còn nhiều hệ lụy. Giám đốc sở vẫn bị đình chỉ. Nói thế chứ, làm giám đốc sở mà kỳ thi sai sót đến như thế, khi phụ huynh thắc mắc vẫn nhơn nhơn thì lạ thật.

3. Một cháu bé mất tích trong rừng, cháu mới 6 tuổi, đi cùng gia đình, rồi đi với bạn, rồi tách ra. Mấy ngày rồi, từ 17/08. Hàng trăm người đang đi tìm cháu. Chưa bao giờ lại mong rừng... ít cây như bây giờ. Thực ra nhìn ảnh thì thấy đây là khu đồi thấp, cây lúp xúp chứ không phải rừng. Hy vọng hôm nay sẽ tìm thấy cháu.

Cù Mai Công - « Nhà bán sơn kia giở giói ra… »


Trước hết có hai điều cần nói rõ:

1. Sơn cờ lên mái nhà, cổng nhà, tường nhà… không phải là chủ trương của chính quyền. Khi tấm hình hàng loạt mái nhà ở thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa sơn cờ của tác giả Lương Xuân Tâm lên mạng, ít nhiều gây sự chú ý; thậm chí một trang báo mạng lớn cũng nhanh nhẩu ghi nhận.

Cho tới ngày 15-08, ông Lương Xuân Tâm, chủ nhân loạt ảnh trên xác nhận với báo Thanh Niên rằng loạt ảnh này đã qua chỉnh sửa, photoshop và gỡ bài + ảnh đó trên Facebook nhà mình. Chiều 15-08, trang báo mạng kia cũng lặng lẽ xóa bài viết nói trên. Chính quyền huyện Yên Định cũng nhờ Công an huyện điều tra vụ này.

 2. Thể hiện tình cảm với cờ nước là quyền tự do chọn lựa của mỗi người. Vì vậy, khen chê này nọ cũng không nên để chủ quan, tình cảm, góc nhìn chính trị cá nhân xen vô, dễ thiếu khách quan.

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.08.2024


 

lundi 19 août 2024

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 19.08.2024

1. Câu hỏi về Nhà máy điện hạt nhân Kursk

Nhà máy điện hạt nhân Kursk hay còn gọi là nhà máy Kurchatov, nằm cách biên giới với Ukraine khoảng 70 ki-lô-mét. 

Hiện có ba tổ máy điện đang hoạt động tại nhà máy này, trong khi một tổ máy khác đã ngừng hoạt động vào năm 2021. Theo Rosenergoatom, nhà máy Kurchatov cung cấp năng lượng cho phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp ở vùng Kursk.

Trước cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine, nhà máy này còn cấp điện cho một khu vực miền bắc của Ukraine, thông qua một đường dây tải 330 kV. Từ khoảng trước khi chiến tranh bùng nổ hoặc đúng thời điểm đó, việc cung cấp này chấm dứt. Đồng thời điện của nhà máy này được cho là cung cấp cho Donbas bị Nga chiếm, đặc biệt là khu vực Luhansk thông qua lối từ Belgorod sang.

Lê Nguyễn - Mối diễm tình của Alain Delon và Romy Schneider


Hai ngày qua, tin tức về sự qua đời của diễn viên điện ảnh Alain Delon (1935 -18.08.2024) đã tạo nên sự xúc động trong giới yêu nghệ thuật, nhất là nghệ thuật điện ảnh.

Để tưởng nhớ một trong những diễn viên huyền thoại của nền điện ảnh Pháp, bài dưới đây xin giới thiệu mối diễm tình của Alain và nữ diễn viên điện ảnh cùng thời Romy Schneider.

MỐI DIỄM TÌNH CỦA ALAIN DELON VÀ ROMY SCHNEIDER

Một ngày tháng Sáu năm 1958, nữ diễn viên điện ảnh Romy Schneider bay đến Paris (Pháp) để tham gia diễn xuất trong bộ phim Christine đang quay tại đây. Sau loạt phim Sissi được giới thiệu với công chúng vào những năm 1955–1958, cô diễn viên người Áo này được xem là một phát hiện mới của làng điện ảnh, và nhiều người thường nhắc đến cô bằng cái tên Sissi quen thuộc.

Nguyễn Hoàng Ánh - Adieu, Alain Delon !

Lần đầu mình biết về Alain Delon là năm 16 tuổi, khi vào học đại học ở Thanh Xuân nhìn thấy tấm hình chàng dán trên tường cạnh giường cô bạn cùng phòng ở Đà Nẵng ra học.

Dân Bắc Việt chỉ biết về điện ảnh Liên Xô, không có thói quen để ý diễn viên. Hình như ngoài Tamara Samoylova, người đóng Anna Karenina, mình chưa từng nghe tới diễn viên nước ngoài nào khác.

Trong nước cũng chỉ nghe tới Thế Anh, Lâm Tới, Trà Giang, Ái Vân… Họ cũng không được đóng vai nào chú trọng bề ngoài, nên khi lần đầu nhìn thấy tấm hình bé xíu của Alain Delon mình đã thật sự choáng ngợp với vẻ đẹp lộng lẫy, nhất là đôi mắt xanh hút hồn và nụ cười mỉm chết người của chàng.

Christine Lưu - Những thần tượng tuổi trẻ của thế hệ chúng tôi từ từ ra đi

Với tôi là tuổi nhí, tuổi mới lớn. Ngày ấy, cứ cho là 1970 đến 1974. Saigon Cinéma nóng sốt bởi Alain Delon.

Biết bao lần chị em tôi chạy PC hoặc Honda Dame đến gởi xe trước Eden, tản bộ thong thả qua rạp Rex, xếp hàng guichet mua vé lên lầu. Không bao giờ ngồi dưới nhà, không biết tại sao, hình như có một sự “phân chia”.

Đi thang máy lên lầu, truớc giờ chiếu, đèn còn sáng, có nguời cầm cái thúng đi bán chewing gum, kẹo … Rồi đèn tắt tối om, bắt đầu là phim thời sự trắng đen, sau đến phim chính là phim màu.

Phó Đức An - Quốc kỳ trong tim tôi


Những ngày gần đây, trên các diễn đàn mạng xã hội tràn ngập hình ảnh người dân vẽ cờ Tổ quốc trên mái nhà. Hy vọng đừng trở thành trào lưu rồi biến cả đất nước thành một biển đỏ.

Khi nhìn thấy cảnh này lão PP chỉ buột miệng chửi bâng quơ : ”ĐM, đúng là vô học, hết chuyện làm!”.

Cờ tổ quốc là tượng trưng của một quốc gia, là niềm kiêu hãnh của một dân tộc. Chính vì thế, cờ tổ quốc là thiêng liêng vô hạn, chỉ dùng trong những ngày đặc biệt, trường hợp đặc biệt thì ý nghĩa thiêng liêng mới toát ra được.

Thái Vũ - Yêu nước, trước hết phải biết đọc biết viết!


Sơn cờ lên mái nhà diện rộng, quy mô rộng lớn, tạo ra một nguy cơ ô nhiễm chắc chắn. Đó là : Ô nhiễm chì.

1. Tại sao phải có chì trong sơn?

Chì sẽ chống rạn nứt cho sơn, tạo độ đậm đặc, tăng độ màu, làm sơn mau khô, chống rỉ sét v.v...

Sự ô nhiễm sẽ bắt đầu sau một thời gian, sơn bong tróc, bụi mịn, mảnh sơn bong tróc hít vào. Hoặc chì tan theo nước mưa thấm vào đất.

Tuấn Khanh - Thế kỷ phai tàn trí nhớ

Tin về giáo sư (GS) Võ Tòng Xuân mất, được mọi người nhắc nhiều về việc ông tận tụy cống hiến cho cây lúa Việt Nam.

Bên cạnh những dòng tin tưởng nhớ, lại khiến tôi nhớ về GS Nguyễn Duy Xuân, con người đã sống với khoa học và hiến dâng trọn đời mình cho một miền Nam phát triển, với tên gọi Tây Đô.

Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân là Tổng trưởng Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên cuối cùng của chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Và cũng là người phát hiện, và thuyết phục đưa chàng thanh niên Võ Tòng Xuân từ Phi Luật Tân trở về để phục vụ đất nước.

Nguyễn Văn Tuấn - Giáo sư Võ Tòng Xuân (1940 - 2024): Nhà khoa học « chuyển giao » tiêu biểu

Mới nghe tin buồn : Giáo sư Võ Tòng Xuân mới qua đời sáng nay ở Cần Thơ, thọ 84 tuổi. Anh là một người con xuất sắc của miền Tây Nam Bộ, người đã gắn liền với cây lúa của miền Nam, người được mệnh danh là « Rice Doctor » (Bác sĩ Lúa).

Hai năm trước, anh Võ Tòng Xuân trải qua một cơn bạo bệnh có thể nói là « thập tử nhất sanh », nhưng may mắn thay anh đã bình phục nhờ sự chăm sóc của các bác sĩ, kể cả phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh.

Mới tháng trước, khi còn ở trong nước, tôi nói chuyện với anh ấy qua điện thoại. Khi được hỏi tình hình sức khỏe, anh ấy vẫn còn cười sang sảng nói « Tôi dạo này khỏe lắm ». Vậy mà nay thì anh ấy đã ra đi. Đúng là « Thân như điện ảnh hữu hoàn vô ».

Võ Khánh Tuyên - Dòng sông bên lở bên bồi

Đất nước này đầy rẫy những nghịch lý. Có lẽ là do dòng lịch sử với những biến động bất ngờ, thay đổi tận gốc rễ của bản chất.

Như dòng sông bên lở bên bồi, như dòng sông vừa mặn vừa ngọt của nước lợ. Người không thích, cực đoan đòi hỏi khắt khe về chính kiến, người tặc lưỡi xét những ưu, châm chước những khuyết.

Rồi những con người giữa đôi dòng lịch sử ấy cũng trở thành quá vãng, bỏ lại sau lưng những đánh giá mặt này mặt kia của cộng đồng.

Hà Phan - Con cháu chúng ta đã thành siêu nhân ?


Tuổi Trẻ chạy tít "Điểm chuẩn đại học 2024: Kinh hoàng mỗi môn 9 điểm vẫn trượt".

Còn chúng ta kinh khiếp với những điểm chuẩn gần ngưỡng tuyệt đối !

Nhưng kinh khủng hơn khi các ngành tuyển tổ hợp văn - sử - địa điểm chuẩn cao chót vót, bỏ xa các ngành xét tuyển toán - lý - hóa. Riêng ngành báo chí, có khi mỗi môn 9 điểm vẫn không vào được đại học, chứ đừng chế giễu 3 môn 9 điểm như lâu nay.

Lê Học Lãnh Vân - Người xưa đâu tá

Khoảng năm 1972 - 1973, qua những người bạn trường Pháp, Vương biết tài tử thần tượng Pháp Alain Delon. Anh chàng chuyên xuất hiện trên thảm đỏ với các tài danh như Sophia Lauren, Romy Schneider, Brigitte Bardot... khiến người hâm mộ các nữ tài tử kia phải ghen tức!

Những năm ấy bom đạn chiến tranh rền vang rền Miền Nam nhưng không khí tại Sài Gòn vẫn tưng bừng văn hóa, văn nghệ, học thuật rất khai phóng và, đương nhiên, đa nguyên.

Vương gặp trong đô thành những thanh niên bừng lửa giận ra sức bảo vệ nền Tự do, những thanh niên cần cù dùi mài chuyên môn chờ ngày đất nước thanh bình góp phần phục hồi đổ vỡ và phát triển quê hương. Những thanh niên buồn nôn trước sự đời phi lý nên nghiêng về bỏ mặc mọi chuyện thời sự, và những thanh niên ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam... 

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 19.08.2024

1. Giáo sư Võ Tòng Xuân qua đời sáng nay. Về ông, không cần nói nhiều, phỏng ạ. Nông thôn, nông dân Việt Nam mất một người bạn lớn, một giáo sư tận tụy và rất giỏi về nông nghiệp.

2. Hôm qua điểm rồi, hôm nay nhắc lại: "Điểm chuẩn đại học 2024: Kinh hoàng mỗi môn 9 điểm vẫn trượt" - Đặc biệt các ngành tuyển tổ hợp văn- sử-địa điểm chuẩn cao chót vót. Ơn giời, đất nước nhân văn hẳn lên, sẽ bớt đi những công văn sai chính tả, ngữ pháp, những bài báo tối nghĩa...

3. "Vụ xin dự án điện gió rồi... bán ngay: Chủ đầu tư nói gì?"- Đại loại là: Bán cổ phần cho nước ngoài vì không đủ vốn làm dự án. Và trước khi bán cổ phần đã hỏi ý kiến các sở ngành, cơ quan quản lý và được sự đồng ý thì doanh nghiệp mới bán cổ phần. Vân vân.