Affichage des articles dont le libellé est Rohingya. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Rohingya. Afficher tous les articles

lundi 27 novembre 2017

Chuyến tông du Miến Điện, thông điệp của Đức giáo hoàng cho Trung Quốc

Đức giáo hoàng Phanxicô và các trẻ em Miến Điện tại phi trường quốc tế Răngun, ngày 27/11/2017.

Chuyến tông du Miến Điện của Đức giáo hoàng Phanxicô được hầu hết các báo Paris hôm nay 27/11/2017 quan tâm. Trong bài « Chuyến đi gian truân của Đức giáo hoàng đến Miến Điện và Bangladesh », Le Figaro nhận định đây là sự kiện ngoại giao hết sức nhạy cảm, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Rohingya.
Còn không đầy một tháng nữa là đến sinh nhật 81 tuổi, người đứng đầu Giáo hội Công giáo, trung thành với truyền thống Dòng Tên, tối qua đã lên đường sang châu Á. Ngài thăm Miến Điện, đất nước mà từ trước đến nay chưa hề có Giáo hoàng nào đặt chân đến, và sau đó là Bangladesh. Bối cảnh căng thẳng giữa Miến Điện Phật giáo và Bangladesh Hồi giáo sẽ đè nặng lên chuyến đi, bên cạnh đó là hồ sơ Rohingya.

jeudi 23 novembre 2017

Trung Quốc thủ lợi từ bi kịch người Rohingya Miến Điện




Người Rohingya bồng bế sang Bangladesh tị nạn, 20/11/2017.


(Bruno Philip, Le Monde 21/11/2017) Trung Quốc đang thu được những lợi ích chiến lược từ thảm kịch của người Rohingya - thiểu số theo đạo Hồi sống ở miền bắc Miến Điện bị buộc phải tị nạn ở Bangladesh, do bạo lực của quân đội.

Từ đầu tiến trình « dân chủ hóa » năm 2011, Miến Điện đã tháo gỡ được đáng kể gọng kềm của con rồng Trung Quốc. Trước đó, Bắc Kinh là đồng minh duy nhất thực sự. Ngày nay, khi Miến Điện lại bị phương Tây lên án, thì gần như trở lại với thời kỳ tập đoàn quân sự, Trung Quốc một lần nữa lại có thể lý sự rằng mình là đối tác đáng tin cậy.

jeudi 9 novembre 2017

Miến Điện: Áp lực Liên Hiệp Quốc bất lợi cho việc hồi hương người Rohingya

Trẻ em Rohingya tị nạn chen chúc chờ lấy nước sinh hoạt, 05/11/2017.

Áp lực của Liên Hiệp Quốc lên Miến Điện trong cuộc khủng hoảng Rohingya có thể làm phương hại đến việc hồi hương hàng trăm ngàn người thiểu số theo đạo Hồi đang tị nạn tại Bangladesh. Chính phủ của bà Aung San Suu Kyi hôm nay, 08/11/2017, cảnh báo như trên.
Hôm thứ Hai 6/11, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi Miến Điện ngưng chiến dịch quân sự tại bang Rakhine ở miền tây, nơi người Rohingya sinh sống, và cho phép hàng trăm ngàn người tị nạn được quay về.

samedi 4 novembre 2017

Quốc hội Mỹ chuẩn bị trừng phạt quân đội Miến Điện

Quân đội Miến Điện bị tố cáo là thủ phạm các hành động tàn ác nhắm vào cộng đồng Rohingya. Trong ảnh, một cảnh tượng ở làng Tin May, sau một cuộc tấn công của quân đội, ngày 14/07/2017.

Một nhóm dân biểu Hạ viện Mỹ hôm 03/11/2017 đã trình lên một dự luật trừng phạt quân đội Miến Điện và nhiều tướng lãnh, cho thấy Quốc Hội Hoa Kỳ đã cứng rắn hơn trong vấn đề người Rohingya.
Dự luật này hạn chế các hoạt động hợp tác quân sự với Miến Điện, và đòi chính quyền Trump cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với các tướng tá có liên can đến những vụ bạo động người thiểu số Rohingya. Nhiều dân biểu cả hai phe Cộng Hòa và Dân Chủ đều ủng hộ, nên dự luật có nhiều khả năng được thông qua tại Hạ viện.

vendredi 20 octobre 2017

UNICEF báo động về số phận trẻ em Rohingya

Những trẻ em Rohingya đáng thương tại trại tị nạn Teknaf, Bangladesh ngày 15/10/2017.

Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố hôm nay 20/10/2017 báo động, đã có gần 340.000 trẻ em người Rohingya tị nạn tại Bangladesh từ cuối tháng Tám, hiện đang thiếu thốn thực phẩm, nước uống và thuốc men. Và mỗi tuần lại có thêm 12.000 em gia nhập các trại tị nạn.
Tác giả bản báo cáo, ông Simon Ingram, đã đi thị sát hai tuần tại các trại tị nạn ở Cox’s Bazar, nói với báo chí : « Đây không phải là một vấn đề ngắn hạn sẽ sớm chấm dứt. Điều cốt yếu là các biên giới nhất thiết phải mở cửa, trẻ em phải được bảo vệ, và những em bé sinh ra tại Bangladesh phải được làm khai sinh ».

mercredi 18 octobre 2017

Khủng hoảng Rohingya : Amnesty International kêu gọi trừng phạt quân đội Miến Điện

Cảnh hàng trăm người tị nạn Rohingya đến Bangladesh, chờ đợi được ghi danh và đưa đến trại tạm cư. Ảnh tại Shar Porir Dwip, Bangladesh, ngày 10/10/2017.

Trong bản báo cáo công bố hôm nay 18/10/2017, Amnesty International tố cáo quân đội Miến Điện đã sát hại hàng trăm người Rohingya, kêu gọi quốc tế hành động để chấm dứt tình trạng đàn áp « đẫm máu và có hệ thống » người Rohingya. Tổ chức quốc tế này gọi đây là « cuộc khủng hoảng tị nạn tệ hại nhất » trong khu vực kể từ nhiều thập niên qua.
Theo Amnesty International (Ân xá Quốc tế), bây giờ là lúc để « ngưng mọi hợp tác quân sự, áp đặt cấm vận vũ khí và các biện pháp trừng phạt cụ thể đối với những kẻ vi phạm nhân quyền ».

jeudi 12 octobre 2017

Lãnh đạo quân đội Miến Điện: Quốc tế ''thổi phồng'' hồ sơ Rohingya

Người Rohingya tị nạn tại Bangladesh xếp hàng nhận thực phẩm cứu trợ, 12/10/2017.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Miến Điện hôm nay 12/10/2017 khẳng định cộng đồng quốc tế đã « thổi phồng » số người tị nạn Rohingya bỏ trốn ra nước ngoài. Tuyên bố này được đưa ra vào lúc Liên Hiệp Quốc lên án nạn thanh lọc chủng tộc nhắm vào người Rohingya, và Hội Đồng Bảo An chuẩn bị họp kín ngày mai về vấn đề này.
Tướng Min Aung Hlang viết trên Facebook : « Nói rằng số người Bengali trốn sang Bangladesh rất lớn là phóng đại ». Ông dùng từ « Bengali » để chỉ người Rohingya, và tố cáo báo chí phương Tây có hành vi « tuyên truyền ».

mercredi 27 septembre 2017

Hội đồng Bảo an chuẩn bị họp về hồ sơ Rohingya

Người tị nạn Rohingya tại Cox's Bazar xếp hàng chờ nhận thực phẩm cứu trợ, 24/09/2017.

Hội đồng Bảo an sẽ họp vào thứ Năm 28/09/2017 để nêu ra vấn đề bạo lực tại Miến Điện và cuộc khủng hoảng liên quan đến người thiểu số Rohingya. Một nhà ngoại giao giấu tên hôm qua 25/9 cho biết như trên. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres sẽ phát biểu trước Hội đồng nhân dịp này.
Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần lên án nạn « thanh lọc chủng tộc » tại Miến Điện. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuần rồi thậm chí còn gọi là « diệt chủng », trong khi đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdodan nói về nạn « Phật giáo  khủng bố». Bảy nước gồm Mỹ, Pháp, Anh, Thụy Điển, Ai Cập, Kazachstan, Sénégal đã đề nghị Hội Đồng Bảo An họp bàn về hồ sơ này.

mardi 19 septembre 2017

Rohingya Miến Điện : Aung San Suu Kyi lên án các vụ «vi phạm nhân quyền»

Bà Aung San Suu Kyi đọc diễn văn gửi đến quốc dân về hồ sơ Rohingya, ngày 19/09/2017 tại Naypyidaw, thủ đô Miến Điện.

Nhà lãnh đạo Miến Điện hôm nay 19/09/2017 phát biểu trước Quốc hội ở Naypyidaw - một bài diễn văn rất được chờ đợi về cuộc khủng hoảng người Rohingya tại bang Arakan - vài giờ trước khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc. Trong khi quân đội Miến Điện bị tố cáo « thanh lọc chủng tộc », bà Aung San Suu Kyi chỉ bày tỏ lòng thương cảm những thường dân bị nạn, và lên án các vụ vi phạm nhân quyền.
Giải Nobel hòa bình, bị chỉ trích vì sự im lặng lạnh lùng suốt ba tuần qua, đã kêu gọi chấm dứt sự chia rẽ giữa Phật giáo và Hồi giáo. Bài diễn văn trên truyền hình bằng tiếng Anh và không được phụ đề tiếng Miến Điện, là một thông điệp hòa dịu gởi đến cộng đồng quốc tế. Bà Suu Kyi nói sẵn sàng tổ chức cho những người Rohingya tị nạn tại Bangladesh quay về Miến Điện, nhưng không cho biết những tiêu chí cụ thể.

mercredi 6 septembre 2017

Indonesia tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Miến Điện

Biểu tình trước đại sứ quán Miến Điện ở Jakarta ngày 06/09/2017 phản đối việc đối xử tệ hại với người Rohingya.

Liên Hiệp Quốc ngày 05/09/2017 loan báo, đã có thêm gần 124.000 người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi ở Miến Điện sang Banglasdesh tị nạn. Tại Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, tình cảnh của người Rohingya đã khiến chính quyền nước này phải phản ứng. Từ cuối tuần qua, Jakarta cũng đã có những nỗ lực ngoại giao quan trọng để tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Từ Jakarta, thông tín viên RFI Joël Bronner cho biết thêm chi tiết :

vendredi 17 mars 2017

Miến Điện : Ủy ban Annan khuyến cáo cho người tị nạn Rohingya hồi hương

Một trại tị nạn người Rohingya ở bang Rakhine, 03/03/2017.

Từ tháng 10/2016, miền tây Miến Điện là nơi diễn ra những vụ bạo động dữ dội. Trên 70.000 người Rohingya theo đạo Hồi phải chạy trốn sang nước láng giềng Bangladesh và quân đội Miến Điện đang bị cáo buộc phạm tội ác chống nhân loại.

Từ Răngun, thông tín viên RFI Rémy Favre tường trình :

mercredi 24 août 2016

Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cố vấn cho bà Aung San Suu Kyi về người Rohingya

Người thiểu số Rohingya đang phải chịu đựng nhiều thảm cảnh.
Phát thanh ngày 24.08.2016


Giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi hiện nắm quyền tại Miến Điện, đã nhờ cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan giúp đỡ để giải quyết cuộc xung đột liên quan đến người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi. Chính phủ Miến Điện hôm nay 24/08/2016 loan báo như trên.

Ông Kofi Annan sẽ lãnh đạo một ủy ban mới thành lập, có nhiệm vụ « tìm ra những giải pháp bền vững cho các vấn đề phức tạp và tế nhị tại bang Rakhine », vùng đất ở tây bắc Miến Điện nơi người Rohingya sinh sống. « Dự báo xung đột », « hỗ trợ nhân đạo », « hòa giải » là những biện pháp nằm trong chương trình của ủy ban này.