Affichage des articles dont le libellé est Hòa bình. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hòa bình. Afficher tous les articles

vendredi 18 février 2022

Nga-Trung đe dọa hòa bình thế giới, Mỹ khó thoái thác vai trò ‘hiến binh’


Đăng ngày:

Hồ sơ của Courrier International tuần này được dành cho « Lạm phát, nỗi đau đầu của toàn thế giới ». Từ Liban đến Achentina, từ Pháp cho đến tất cả các nước giàu, giá cả lên đến mức chưa từng thấy kể từ 30 năm qua. Về thời sự trong nước, Le Point đăng ảnh tổng thống Emmanuel Macron bên cạnh ứng cử viên cánh hữu Valérie Pécresse, chạy tựa « Một chiếc ghế cho hai người ». L’Express nói về việc kế thừa Bolloré, đế chế truyền thông Pháp 200 năm tuổi ; L’Obs dành nhiều trang trong cho « Chiếc bẫy Mali » đối với Pháp.

Tập và Putin thách thức Mỹ

mercredi 9 février 2022

Ukraina : Pháp, Đức, Ba Lan đoàn kết vì hòa bình châu Âu


Đăng ngày:

Tam giác Weimar - công thức đã được lặng lẽ kỷ niệm 30 năm vào năm ngoái - là liên kết giữa Pháp-Đức, hai đồng minh là cột trụ truyền thống của châu Âu và Ba Lan, nước Đông Âu lớn nhất, với nhiều thăng trầm theo thời gian. Vacxava ngày nay đóng vai trò tiên phong trong cuộc khủng hoảng Ukraina, có quan điểm cứng rắn nhất đối với Matxcơva.

Thông tín viên Pascal Thibaut tường trình từ Berlin :

dimanche 26 décembre 2021

Nam Phi: Giải Nobel hòa bình Desmond Tutu, biểu tượng chống apartheid qua đời


Đăng ngày:

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa « nhân danh toàn thể người dân Nam Phi » bày tỏ « sự đau buồn sâu sắc ». Ông coi cái chết của nhân vật lịch sử này là « một chương tang tóc mới của quốc gia, phải nói lời vĩnh biệt với một thế hệ kiệt xuất đã để lại cho chúng ta một Nam Phi tự do ». Tổng thống ca ngợi một con người « thông minh tuyệt vời, trung thực và bất khả chiến bại đối với chủ nghĩa apartheid, nhưng cũng rất hiền hòa, dễ xúc động trước những người bị áp bức, bất công ».

Ngay sau vụ đàn áp đẫm máu ở Soweto hôm 16/06/1976, Desmond Tutu, vị giám mục da đen đầu tiên ở Nam Phi đã tố cáo bạo lực cảnh sát đối với trẻ em. Ông luôn lên tiếng đấu tranh một cách ôn hòa, sử dụng tinh thần hài hước như vũ khí. Chẳng hạn ông nói « Khi người da trắng đến đây, họ mang theo Kinh Thánh còn chúng tôi có đất đai. Họ bảo hãy cùng quỳ gối cầu nguyện và khi mở mắt ra, chúng tôi có Kinh Thánh còn họ có đất đai ».

lundi 6 décembre 2021

Nguyễn Hữu Vinh - Hoa hậu Hòa bình và “Hoa hậu Chiến tranh”

 

Việt Nam, một xứ sở luôn có những điều kỳ diệu, khi mà một “Hoa hậu Chiến tranh” – vót chông xiên thây “giặc Mỹ cọp beo” đang gây bão lửa trên mạng, đài báo quốc tế và trong lòng người thì, như một làn gió mát Trời cho, lập tức lại có ngay một người đẹp vừa đăng quang ngôi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế.

Để rồi, “Hoa hậu Chiến tranh” cũng lập tức lặng lẽ thay đổi thông điệp của mình, không còn muốn … “vót chông” nữa.

Chủ quan và thiển cận

mercredi 28 avril 2021

Lâm Nguyễn - Hai người lính


“Mai đây hòa bình. Ta về ngắm lại dòng sông xưa. Đồng hoang xơ xác hai bên sẽ mai này thơm mùa lúa chín”. Người lính nào cũng mong đến ngày dứt tiếng súng.

Đây là hai bức ảnh mình rất thích. Bức đầu trong thời chiến và bức sau, hẳn nhiên rồi, là thời bình.

Người lính trong bức ảnh đầu, rõ ràng, đang trong vùng chiến sự. Anh ẩn tránh luồng đạn bất ngờ của đối phương sau bức tượng Phật.

jeudi 21 janvier 2021

Hoàng Hải Vân - Thế giới từ biệt vị tổng thống hòa bình nhất của nước Mỹ


Từ sau Đại chiến II, Trump là vị tổng thống Mỹ đầu tiên không gây ra cuộc chiến tranh nào trên thế giới, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

Dù Trump trừng phạt các chế độ toàn trị nuôi dưỡng chiến tranh đe dọa nền an ninh của nước Mỹ và hòa bình thế giới như Iran và Trung Quốc, nhưng vẫn trọng thị quyền tự quyết của nhân dân những nước này.

Bốn năm trước, chính quyền Trump đã tiếp nhận một quân đội uể oải (hollowed) do ngân sách bị cắt giảm tàn bạo, một quân đội 10 năm không được tăng lương đáng kể trong khi Iran làm mưa làm gió trên khắp Trung Đông và ISIS kiểm soát một vùng đất lớn hơn Pennsylvania (lời Phó Tổng thống Pence).

vendredi 25 septembre 2020

Nguyễn Thông - Xin can


Tôi can mấy ông bà làm báo xứ ta, có nịnh Nga nịnh Putin thì cũng một vừa hai phải thôi. Sao cứ phải hầu hạ, điếu đóm, làm thuê không công cho nó thế.

Chỉ có mỗn tay nhà văn Nga vô danh tiểu tốt đề xuất đề cử gã độc tài Putin giải thưởng hòa bình Nobel, thế là ào ào rút tít "Tổng thống Putin được đề cử giải thưởng Nobel hòa bình".

Cứ làm như giải sắp được trao tới nơi rồi !

dimanche 12 juillet 2020

Lưu Trọng Văn - Trung tâm gìn giữ hòa bình châu Á Thái Bình Dương, một ý tưởng khôn ngoan



Việt Nam đề xuất thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng tại cuộc hội đàm trực tuyến với Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc Atul Khare, sáng 10.7 đã đưa ra đề xuất trên cùng kiến nghị:

"Chúng tôi mong muốn Liên Hợp Quốc cùng Việt Nam xây dựng Trung tâm này với hình thức phù hợp".

dimanche 15 décembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Về vụ xử "tội ác diệt chủng" Gambia-Miến Điện trước Tòa Công lý Quốc tế


Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) vừa kết thúc phiên họp đầu tiên, hôm kia 13-12-2019, do Gambia yêu cầu "những biện pháp phòng ngừa - provisional measures", chống lại Miến Điện vì tội "diệt chủng" người Rohingya.

Như thường lệ, các phiên tòa quốc tế mở dưới lý do yêu cầu của một bên về (những) "biện pháp phòng ngừa" được nhóm họp rất nhanh chóng, thời gian trung bình một tháng. Gambia nộp đơn kiện lên tòa ICJ vào ngày 11 tháng 11. Đến nay Tòa vẫn chưa có phán quyết (về yêu cầu biện pháp phòng ngừa). Nhưng việc này sẽ không trì trệ quá một tháng. Trong khi vụ kiện, về "nội dung nền tảng", có thể kéo dài nhiều năm.

Các chuyên gia luật quốc tế có những tiên đoán khá bi quan, bởi vì khó có thể có một giải pháp "có thể thực hiện được" để hồi hương dân Rohingya về nơi chôn nhao cắt rún của họ một cách thỏa đáng cho tất cả các bên.

mercredi 16 octobre 2019

Người dân Hồng Kông được đề nghị Nobel Hòa bình 2020


Biển người Hồng Kông biểu tình chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, tháng 6/2019.
Một dân biểu Na Uy hôm nay 16/10/2019 loan báo đã đề nghị tặng cho « người dân Hồng Kông » giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2020, cho dù một lần nữa có thể gây rắc rối trong quan hệ với Trung Quốc.

Dân biểu Guri Melby thuộc đảng Tự Do trong liên minh cầm quyền ở Na Uy thông báo trên Twitter : « Tôi đã đề nghị tặng thưởng Nobel hòa bình 2020 cho nhân dân Hồng Kông, những người đã bất chẩp nguy hiểm đến tính mạng để đấu tranh từng ngày cho tự do ngôn luận và các quyền dân chủ căn bản ».

Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên nhật báo Aftenposten hôm nay, bà Melby giải thích « Những gì mà người Hồng Kông đã làm tạo nên tiếng vang lớn bên ngoài đặc khu, vừa tại khu vực vừa cả phần còn lại của thế giới ».

vendredi 16 novembre 2018

Nguyễn Xuân Hưng – Những dòng thơ máu



Ông Xuân Diệu có bài thơ "Hòa bình" đăng báo Văn Nghệ trước năm 1955, các bạn muốn đọc cái gọi là thơ này thì xem ảnh. "Hòa bình của chúng ta /là đập lên đầu chúng nó /là nghiến chân trên sọ/ bọn ăn thịt loài người/lũ gieo họa cho đời/ giết cả loài chúng nó"...

Mấy câu gọi là thơ về hòa bình mà có những từ: đập đầu, ăn thịt người, gieo họa, giết cả loài... Hòa bình thế mới khủng khiếp chứ. Ông này từ chối "chiến tranh" kiểu run với gió mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây. 

Nga-Nhật muốn đẩy nhanh đàm phán về hiệp ước hòa bình

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (T) gặp tổng thống Nga V.Putin bên lề thượng đỉnh Đông Á, Singapore, ngày 15/11/2018.

Bên lề thượng đỉnh Đông Á, tại Singapore, hôm qua, 15/011/2018, tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã thỏa thuận đẩy nhanh việc thương lượng nhằm tiến đến một hiệp ước hòa bình, mà từ sau Đệ nhị Thế chiến vẫn chưa được ký kết, do vướng mắc về vấn đề quần đảo Kuril.

Tổng thống Nga trong cuộc họp báo cho biết : « Chúng tôi đã tái lập đối thoại với phía Nhật Bản trên cơ sở tuyên bố năm 1956 », tức bản tuyên bố nhằm lập lại quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Liên Xô trước đây. Ông Putin nói rằng đề nghị này đến từ phía thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

jeudi 1 novembre 2018

LHQ bổ nhiệm đặc phái viên mới tại Syria

Tân đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Syria Geir Pedersen và Tập Cận Bình, 16/10/2018.

Hôm qua 31/10/2018, Liên Hiệp Quốc đã chính thức bổ nhiệm ông Geir Pedersen, người Na Uy, làm đặc phái viên tại Syria. Đây là một trong những chức vụ khó khăn nhất trong ngành ngoại giao thế giới, với mục tiêu tìm kiếm hòa bình cho Syria.

Ông Pedersen thay thế nhà ngoại giao mang hai quốc tịch Ý-Thụy Điển Staffan de Mistura, đã bỏ cuộc sau bốn năm phục vụ. Geir Pedersen sẽ nhậm chức vào cuối tháng 11 và là đặc phái viên thứ tư của Liên Hiệp Quốc trong cuộc chiến tranh ở Syria đã kéo dài từ bảy năm qua.

mercredi 2 mai 2018

Hàn Quốc muốn quân Mỹ tiếp tục trú đóng trong thời bình

Lính Mỹ tham gia cuộc tập trận gần khu phi quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên, ngày 22/08/2016.

Seoul hôm nay 02/05/2018 tuyên bố vấn đề sự hiện diện của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc không liên quan gì đến hiệp ước hòa bình tương lai với Bắc Triều Tiên, thậm chí một khi ký được hiệp ước này thì quân Mỹ vẫn có thể ở lại.

Phát ngôn viên phủ tổng thống Hàn Quốc Kim Eui Kyeom tuyên bố : « Quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc là hợp tác song phương Mỹ-Hàn, không dính dáng gì đến việc ký kết hiệp ước hòa bình ».

lundi 30 avril 2018

Vắng Mỹ sẽ không có hiệp ước hòa bình Triều Tiên

Một trong những hình ảnh gây xúc động trong cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều: hai nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Moon Jae In cùng bước qua vạch biên giới ở Bàn Môn Điếm, ngày 27/04/2018.

Cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều tiếp tục là đề tài được các báo Pháp chú ý. Trong bài xã luận mang tựa đề « Triều Tiên : Con đường tiếp cận dài lâu », Le Monde ghi nhận định hình ảnh lịch sử về hai nhà lãnh đạo Nam và Bắc Triều Tiên, tay trong tay bước qua đường biên giới chia cắt đôi bên ở Bàn Môn Điếm, đã được phổ biến trên toàn thế giới và làm dậy sóng mạng xã hội hôm thứ Sáu 27/04/2018.
Thế giới cần lắm tin vui…

Thế giới đầy chia rẽ và xáo trộn ngày nay cần lắm những tin vui. Cả thế giới theo dõi cuộc hội ngộ giữa Kim Jong Un và Moon Jae In - với vẻ dễ mến được tính toán trước, việc lãnh đạo Bình Nhưỡng bất ngờ mời tổng thống Hàn Quốc bước một bước sang phương Bắc…

Lưu Trọng Văn - Danh dự...


Đài tưởng niệm các tướng lãnh VNCH đã tuẫn tiết ngày 30/04/1945 tại khuôn viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ ở Westminster. Ảnh Người Việt

Gã mải mê với vùng đất Ninh Thuận hoang dã đẹp như một ả Sài Gòn thốt lên: Rụng rời. Bỗng nhận được điện thoại của Nam chủ hãng dệt, giai Hà Nội, người dám thách các nghệ sĩ chèo gạo cội nhất xứ chèo coi ai thuộc làn điệu chèo nhiều hơn : gã thích nghe chuyện liên quan tới ngày 30.4 không?

Gã chần chừ vài nhát vì không muốn giữa cảnh êm đềm này lại phải nghe chuyện ngày mà triệu người vui, triệu người buồn, nhưng rồi gã vẫn gật đầu.

vendredi 27 avril 2018

Mạnh Kim - Triều Tiên-Việt Nam, chiến tranh và hòa bình



Thật khó có thể biết điều gì xảy ra tiếp theo sau những hình ảnh lịch sử có thể nói “đẹp” nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh này, khi hai nguyên thủ Nam-Bắc Triều Tiên gặp gỡ nhau trong không khí cởi mở và thân thiện, mang lại thông điệp nhiều ý nghĩa cho một khả năng dẫn đến một tiến trình hòa bình thật sự sau nhiều thập niên triền miên căng thẳng. 

Những bức ảnh này gợi đến lịch sử cuộc xung đột hai miền Nam Bắc Việt Nam. Thật là một bi kịch lịch sử của dân tộc nói chung, khi ý muốn bắt tay với Bắc Việt của hai ông Diệm-Nhu nhằm tìm con đường thoát khỏi chiến tranh, đã không thành hiện thực. 

dimanche 1 avril 2018

Urbi Orbi: Giáo hoàng kêu gọi chấm dứt chiến tranh hủy diệt ở Syria

Đức giáo hoàng Phanxicô đọc thông điệp Urbi Orbi nhân lễ Phục Sinh, Vatican, ngày 01/04/2018.

Đức giáo hoàng Phanxicô hôm nay 01/04/2018 tại Vatican đã kêu gọi chấm dứt « chiến tranh hủy diệt » ở Syria, và « hòa giải trên vùng đất thánh », cổ vũ đối thoại trên bán đảo Triều Tiên. Thông điệp lễ Phục Sinh của ngài được đưa ra trước khi làm thủ tục ban phép lành cho thành phố Roma và toàn thế giới (Urbi et Orbi).
Trước hàng chục ngàn tín đồ tại khu vực quảng trường Thánh Phêrô được giữ an ninh cao độ, người đứng đầu giáo hội Công giáo nêu ra «cuộc chiến tranh bất tận » ở Syria đã làm trên 350.000 người chết và hàng triệu người phải di tản. Giáo hoàng Phanxicô bày tỏ hy vọng « ánh sáng từ Chúa Giêsu phục sinh soi rọi lương tâm các lãnh đạo chính trị và quân sự, để cuộc thảm sát nhanh chóng kết thúc ».

mercredi 31 janvier 2018

Náo loạn tại Hội nghị Hòa bình Syria ở Sotchi

Phản ứng của các thành phần tham dự Hội nghị Hòa bình về Syria tại Sotchi, Nga ngày 30/01/2018.

Hội nghị Sotchi về đối thoại giữa các bên ở Syria kết thúc tối qua 30/01/2018 với việc thông qua một tuyên bố chung, và thiết lập một ủy ban phụ trách soạn thảo một Hiến pháp mới. Nga cho rằng hội nghị này là một « thành công » dù xảy ra nhiều sự cố, và thiếu vắng các nhóm đối lập chính ở Syria.

Từ Sotchi, đặc phái viên RFI Daniel Vallot gởi về bài tường trình :

vendredi 14 juillet 2017

Bắc Kinh áp đặt sự im lặng lên cái chết của Lưu Hiểu Ba

An ninh canh gác bên ngoài tang nghi quán bệnh viện Thẩm Dương.

Trung Quốc kiểm duyệt tất cả những bài viết, hình ảnh về nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, khôi nguyên Nobel hòa bình bị tù tội vừa qua đời hôm qua 13/07/2017, và bác bỏ mọi chỉ trích của các nước phương Tây.

Nhà thơ Bối Lĩnh (Bei Ling) nhớ lại mùa xuân năm 1989 ở New York. Sau khi học xong chương trình ở Oslo và Hawai, người bạn Lưu Hiểu Ba của ông đã chấp nhận giảng dạy ở trường đại học Columbia. Nhưng phong trào chiếm đóng quảng trường Thiên An Môn đã nhanh chóng lan rộng, và hai người bạn cả ngày lẫn đêm ngồi trước máy truyền hình. Ông nhớ lại : « Lưu Hiểu Ba muốn về nước tham gia, còn tôi thì tôi sợ. Anh ấy cũng sợ, nhưng nói rằng anh phải đi thôi ».
 
Lưu Hiểu Ba trở thành một trong những lãnh đạo của phong trào, và thương lượng cho hàng trăm sinh viên ra khỏi quảng trường bị bao vây, tránh được một biển máu bi thảm hơn. Người sáng lập Independent Chinese PEN Center, sau khi ông Lưu Hiểu Ba qua đời, đặt câu hỏi : « Ở hội nghị thượng đỉnh G20, có một tổng thống nào, một thủ tướng hoặc một quan chức nào dành ra chỉ một phút để chất vấn Tập Cận Bình về việc trả tự do cho Lưu Hiểu Ba ? »