Affichage des articles dont le libellé est Chiến hạm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Chiến hạm. Afficher tous les articles

vendredi 15 avril 2022

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 50 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (14/04/2022)

 

1. Tuần trước đã có tin hai vùng ly khai Donetsk và Lugansk tổng động viên.

Trước đó nữa thì có tin chính quyền Crimea bắt lính, và dân ở đây đã chống lại không muốn tham gia quân đội Nga để đi đánh nhau.

Bình loạn : Chẳng phải bình loạn gì cả, đời cái gì cũng có nhân có quả hết. Lúc làm loạn chống người ta thì bây giờ phải cầm súng đánh nhau cũng phải thôi.

2. Xe tăng có bị sa lầy trong tuyết không?

Bông Lau - Soái hạm Moskva đã chìm

 

Theo các nguồn tin có uy tín như Reuters, AP, CNN, BBC v.v... thì Soái Hạm (Flagship) Moskva đã chìm hôm thứ Năm.

Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết quân lực của họ đã dùng hỏa tiễn hành trình Neptune do chính Ukraine chế tạo, có tầm xa 300 km,  bắn trúng. Kho đạn trên chiến hạm bốc cháy và nổ.

Phía nhà cầm quyền Liên Bang Nga phủ nhận là Soái Hạm của họ bị hỏa tiễn hành trình của Ukraine bắn trúng. Liên Bang Nga cho biết “Một cuộc hỏa hoạn đã xảy ra trên tàu làm kho đạn cháy nổ khiến tàu hư hại nặng. Toàn thể hơn 500 thủy thủ đoàn đã được di tản, và Soái Hạm Moskva được kéo về lại hải cảng nhưng vì biển động làm chiến hạm mất thăng bằng nên chìm”.

Jimmy Nguyen Nguyen - Tàu ngầm

 

Tính tới bữa nay thì Ukraine, nước có hải quân yếu xìu, đã biên chế được ba tàu lớn của Nga vào "hạm đội tàu ngầm".

Chiếc tàu này nổi tiếng từ đầu trận với chiến công bắn tan tành cái đảo nhỏ, sau khi bị lính giữ đảo rủa "đm, mày đi chết đi ...". Đúng là nó chết thật.

Ti vi đài Úc chiếu hồi đêm, cái tàu gì mà gồ ghề: nhìn vô như con nhím với đủ thứ súng lớn nhỏ. Nó gây bao tội ác với những thành phố ven biển. Tui đã nói ở bài trước. Kho đạn trên tàu bắn hoài không hết. Chỉ khi nó trúng đạn là ... hết thôi.

Kim Văn Chính - Có thể là bước ngoặt chiến tranh

 

1.Vụ tàu khu trục hạm Moskva bị bắn cháy và chìm có thể là bước ngoặt của cuộc chiến tranh xâm lược.

Hôm nay, Nga đã phải thừa nhận tin rằng tàu đã chìm xuống đáy Biển Đen cùng với 16 tên lửa hành trình tầm xa 900 km, có thể có cả đầu đạn hạt nhân cũng hàng trăm tấn đạn dược, thiết bị quân sự…

Nga đau hơn hoạn mà vẫn phải nuốt nước mắt vào trong. Một mặt, lũ tiểu yêu Shoigu không dám thừa nhận, báo cáo lên quan trên Putin rằng tàu bị tên lửa do Ukraina tự chế (tên lửa này mang tên Neptune). Mặt khác chúng vẫn đang giấu nhẹm số thiệt hại về quân lính 510 tên đang trên tàu chuẩn bị bắn tên lửa hành trình vào Ukraina.

Nguyễn Trường Uy - Rửa nhục Moskva cách nào ?

Sự kiện soái hạm Moskva bị chìm là tổn thất thế kỷ với hải quân Nga.

Mang tên Moskva, nếu thực sự tàu này bị trúng tên lửa như Ukraine thông báo thì đây là thiệt hại nặng nề về vũ khí và cả tâm lý, như một sự sỉ nhục với biểu tượng sức mạnh của hải quân Nga.

Một chi tiết đáng chú ý là một ngày trước khi xảy ra tàu Moskva “bị hỏa hoạn”, Tổng thống Zelensky đã loan báo Bưu chính Ukraine sắp phát hành bộ tem có hình vẽ tàu Moskva và người lính Ukraine chỉ tay vào đó. Như gợi lại chuyện tàu Moskva những ngày đầu cuộc chiến tiến vào đảo Rắn và bị lính Ukraine chửi “Biến mẹ mày đi!”.

Nguyen Khan - Soái hạm Biển Đen Moskva nổ tung, Putin nổi tức văng miểng khắp Ukraina ?

 

Xem những bài báo Việt Nam nói về uy lực vô song của tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường Moskva, một soái hạm lẫy lừng của hạm đội Biển Đen. Theo đó, Moskva là niềm kiêu hùng và kiêu hãnh của Nga, một uy lực thượng thừa của Hải quân Nga...

...Mới hiểu hết cú sốc kinh hoàng và nổi đau kinh khủng của điện Kremlin trước hung tin Moskva bị nổ chìm.

Moskva chìm đúng cái lúc quân đội Nga đang thất thế, xuống tinh thần tại chiến trường Ukraina. Buộc phải thay đổi chiến thuật và chiến lược, hủy bỏ đại tham vọng nuốt chửng chớp nhoáng toàn thể Ukraina, cơ cấu lại mục tiêu nhỏ vừa sức, tức chuyển qua tiểu tham vọng giải phóng Donbass.

jeudi 14 avril 2022

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 49 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (13/04/2022)

 

1. Tin tức đáng kể nhất là hôm qua có sự kiện bắn cháy tuần dương hạm Moskva “Mátxcơva.”

Soái hạm (Flagship) của Hạm đội Biển Đen là tuần dương hạm mang tên lửa “Mátxcơva” thuộc dự án 1164 Atlant lớp Slava. Với kho vũ khí khủng khiếp, đây được coi là chiến hạm uy lực nhất của hải quân Nga.

Hiện có 3 tuần dương hạm lớp Slava trong biên chế Hải quân Nga: Chiếc tuần dương hạm “Mátxcơva” hiện tại là soái hạm của Hạm đội Biển Đen; tuần dương hạm “Varyag” là soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, chiếc tuần dương hạm còn lại mang tên “Nguyên soái Ustinov” hoạt động trong Hạm đội Biển Bắc.

Phan Quang - Tầu Tuần dương Moskva rất đẹp nhưng đã cháy rồi!

 

Việc Nga tổn thất Kỳ hạm tuần dương Moskva có thể nói là ngang với việc Đức mất Thiết giáp hạm Bismarck, Nhật mất tầu Yamato và Mỹ mất một tầu sân bay.

Cũng phải nói rõ thêm từ kết thúc Thế chiến thứ 2 tới nay, Nga là nước duy nhất mất tầu Tuần dương Kỳ hạm.

Trước đó vào năm 1982, khi chiến tranh Falkland nổ ra, tầu ngầm Anh cũng đã đánh chìm Tuần dương hạm ARA General Belgro của Hải quân Argentina. Tuy nhiên ARA General Belgro không phải là kỳ hạm của hạm đội Hải quân Argentina.

Lê Minh Đức - Cực kỳ hiện đại ?

 

Tuần dương hạm Moscow, soái hạm của hạm đội biển đen của Nga, từng được bọn chuyên gia đầu bò bưng bô ở Hà Nội ca tụng là đủ sức đánh tan Hải quân Ukraine, đã thành sắt vụn.

Ukraine cho biết chiến hạm này trúng hai hỏa tiễn diệt hạm của Ukraine bắn từ trên bờ, trong khi bọn Nga trên tàu tập trung theo dõi một máy bay không người lái của Ukraine đang làm nhiệm vụ nghi binh.

Nga thì bảo nổ tàu chưa biết nguyên nhân.

mardi 28 septembre 2021

Chiến hạm Anh đi qua eo biển Đài Loan thăm Việt Nam, Trung Quốc phản đối


Đăng ngày:

Đây là lần đầu tiên Hải quân Anh cho tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan kể từ năm 2008 đến nay. Trên tài khoản Twitter, thủy thủ đoàn HMS Richmond loan báo : « Sau giai đoạn hoạt động bận rộn với các đối tác và đồng minh ở biển Hoa Đông, nay chúng tôi đang đi qua eo biển Đài Loan để tới thăm Việt Nam và Hải quân Nhân dân Việt Nam ».

Reuters cho biết thêm, chiến hạm Anh được triển khai tại Biển Hoa Đông trong khuôn khổ hoạt động của Liên Hiệp Quốc nhằm bảo đảm việc cấm vận Bắc Triều Tiên. AFP trích dẫn thông cáo của bộ Quốc Phòng Anh khẳng định « Hải quân Hoàng gia hoạt động hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế », Anh Quốc « có nhiều lợi ích an ninh tại Ấn Độ-Thái Bình Dương », và việc triển khai này « là dấu hiệu cho sự cam kết an ninh trong khu vực ».

mercredi 8 septembre 2021

Biển Đông: Chiến hạm Mỹ thách thức luật mới của Trung Quốc


Đăng ngày:

Đại úy Mark Langford thuộc Đệ thất Hạm đội tuyên bố, Hoa Kỳ đã tiến hành hoạt động thường lệ ở khu vực 12 hải lý bên trong Đá Vành Khăn (Mischief Reef) ở Trường Sa, theo luật pháp quốc tế đã quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). 

Trước đó Điền Tuấn Lệ (Tian Junli), phát ngôn viên Quân khu Miền Nam Trung Quốc cáo buộc khu trục hạm USS Benford của Mỹ đã « vi phạm trầm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, thêm một bằng chứng của bá quyền và quân sự hóa Biển Đông ». Ông Điền gọi Hoa Kỳ là « kẻ hủy diệt lớn nhất đối với hòa bình và ổn định » khu vực, cho biết không quân Trung Quốc đã theo dõi, giám sát và đưa ra cảnh báo cho chiến hạm Mỹ.

mardi 3 août 2021

Ấn Độ điều nhiều chiến hạm đến Biển Đông


Đăng ngày:

Các chiến hạm sẽ lên đường vào đầu tháng, gồm một khu trục hạm tên lửa dẫn đường, hai tàu hộ vệ trang bị hỏa tiễn và một tàu chống tảu ngầm. Tàu chiến Ấn Độ sẽ tham gia một loạt cuộc tập trận trong đó có Malabar 2021 với Hải quân Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc.

Trong các cuộc tập trận song phương khác, các chiến hạm Ấn Độ sẽ phối hợp với các lực lượng hải quân các nước ven Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Indonesia và Singapore. Theo bộ Quốc phòng Ấn Độ, sáng kiến này giúp « tăng cường khả năng phối hợp giữa Hải quân Ấn Độ và các nước bạn bè, dựa vào những lợi ích chung trên biển và cam kết bảo vệ tự do hàng hải ».

mercredi 21 avril 2021

Tổng thống Philippines muốn gởi chiến hạm đến Biển Đông để bảo vệ nguồn lợi dầu khí


Đăng ngày:

Ông Duterte tuyên bố, các tàu của hải quân Philippines đang « tuần tra bảo vệ chủ quyền » trong khu vực. AFP dẫn lời tổng thống Philippines nói rằng không muốn xung đột về việc đánh cá vì không tin nguồn lợi hải sản đủ để tranh chấp, nhưng khi bắt đầu khoan tìm dầu khí, sẽ đưa chiến hạm đến để hỗ trợ cho yêu sách của mình. Duterte không quên nhấn mạnh ý định « vẫn là bạn bè » và « chia sẻ nguồn lợi ».

Rodrigo Duterte khi vừa lên cầm quyền năm 2016 đã xích lại gần với Bắc Kinh, đang là mục tiêu bị chỉ trích vì tỏ ra thụ động trước sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.

jeudi 1 avril 2021

Biển Đông : Mỹ- Philippines thảo luận về tàu Trung Quốc ở Đá Ba Đầu


Đăng ngày:

Manila cho rằng trên 200 tàu tại Đá Ba Đầu (Whitsun Reef) do lực lượng dân quân biển của Trung Quốc điều khiển. Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan và đồng nhiệm Philippines, Hermogenes Esperon cùng nhất trí sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để đối phó với các hành động của Bắc Kinh.

Reuters dẫn lời ông Sullivan nhấn mạnh rằng « Hoa Kỳ sát cánh với đồng minh Philippines trong việc duy trì trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật pháp », và tái khẳng định thực hiện Hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines.

jeudi 25 février 2021

Đặng Sơn Duân - « Bát quốc liên quân » tại Biển Đông ?


Vài tháng tới, ba cường quốc châu Âu là Anh, Pháp, Đức đều sẽ cử tàu chiến đến Tây Thái Bình Dương, nhiều khả năng sẽ đều đi qua Biển Đông.

Đây cũng là ba quốc gia cùng gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông trước đây.

Nếu vừa khéo, có thể cả ba sẽ đến cùng lúc. Một kịch bản hoàn hảo hơn nữa có thể nghĩ đến, là Bộ tứ kim cương tiến hành tập trận ở khu vực, cùng ba quốc gia này.

samedi 6 février 2021

Chiến hạm Mỹ lần đầu tuần tra gần Hoàng Sa từ khi Biden nhậm chức


Đăng ngày:

Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ khẳng định chuyến tuần tra của khu trục hạm USS John McCain nhằm « bảo vệ quyền tự do hải hành gần quần đảo Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế ».

Quân đội Trung Quốc nói rằng « lực lượng hải quân và không quân theo sát tình hình, và đã ra lệnh cho chiến hạm Mỹ phải rời khỏi khu vực ». Đồng thời lên án Hoa Kỳ « vi phạm trầm trọng chủ quyền của Trung Quốc », « làm ảnh hưởng đến hòa bình khu vực ».

mardi 4 août 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Đẩy lùi ngư thuyền của Trung Quốc ?


Tướng Mỹ Kevin Schneider hứa giúp Nhật giải quyết nạn tàu Trung Quốc xâm nhập Senkaku.

Đối mặt với Trung Quốc trên biển, khó khăn nhất không phải hải quân. Vì hải quân chỉ có tính răn đe để khỏi xẩy ra chiến tranh. 

Tranh giành thực địa trên biển chỉ có hai lực lượng ra mặt chủ chốt, là hải cảnh và ngư thuyền. Trong đó ngư thuyền là lực lượng chiếm hữu thực địa quan trọng nhất. 

Các nước ở Thái Bình dương có biển giáp với biển Trung Quốc luôn là nạn nhân của ngư thuyền Trung Quốc. 

samedi 23 mai 2020

Cuộc đối đầu West Capella, bước tiến trong chính sách Biển Đông của Mỹ

Tuần dương hạm USS Gabrielle Giffords (LCS 10) hoạt động gần giàn khoan dầu West Capella ngày 13/05/2020. Ảnh do Bộ tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương (Hải quân Mỹ) công bố. © US Navy/MC2 Brenton Poyser
Đăng ngày:


Chiến dịch West Capella

Khi tập đoàn dầu khí Petronas của Malaysia thuê giàn khoan West Capella để khai thác tại vùng biển chồng lấn mà Malaysia và Việt Nam cùng yêu sách chủ quyền, Trung Quốc bèn điều chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) cùng với một đoàn tàu hải giám và dân quân biển đến (địa điểm West Capella hoạt động nằm bên trong đường lưỡi bò do Bắc Kinh vẽ ra).

Đáp lại, Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện gần West Capella trong gần một tháng. Trước hết là tàu tuần duyên tác chiến USS Gabrielle Giffords đã từng được điều đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương từ tháng 9/2019, nay tuần tra từ ngày 26 đến 28/04. Ngày 29/04, hai oanh tạc cơ B-1B của Không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Ellsworth ở South Dakota, tiến hành phi vụ 32 tiếng đồng hồ trên Biển Đông.

mardi 3 décembre 2019

Ấn Độ đuổi tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế

Tàu khảo sát Shi Yan 1 của Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Ấn Độ, đã bị đuổi đi hôm nay 03/12/2019.

Hôm nay, 03/12/2019, Hải quân Ấn Độ đã xua đuổi một tàu khảo sát Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này ở gần Port Blair.

Theo Times of India, chiếc tàu khảo sát Shi Yan 1 (Thực Nghiệm 1) của Trung Quốc đã tiến hành hoạt động khảo sát gần Port Blair thuộc quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Một nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết chiếc tàu này đã bị máy bay giám sát biển phát hiện.

Ngay sau đó Hải quân Ấn Độ đã điều một chiến hạm đến nơi, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Ấn Độ. Sau khi bị cảnh cáo, chiếc Thực Nghiệm 1 đã di chuyển về hướng khác, có thể là về Trung Quốc.

jeudi 29 août 2019

Biển Đông : Chiến hạm Mỹ lại thách thức Trung Quốc ở Trường Sa

Khu trục hạm USS Wayne E.Meyer của Mỹ trên Thái Bình Dương.

Một chiến hạm Mỹ ngày 28/08/2019 đi vào bên trong vùng 12 hải lý của Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn ở Trường Sa, trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang xung đột gay gắt về thương mại.

Trung tá Reann Mommsen, phát ngôn viên Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ nói với hãng tin Reuters, khu trục hạm USS Wayne E.Meyer đã đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thuộc cụm Nam Yết, và Đá Vành Khăn (Mischief Reefs) thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa.

Bà Mommsen cho biết hoạt động này nhằm « thách thức các yêu sách quá đáng trên biển, và bảo vệ tuyến đường hàng hải theo luật lệ quốc tế ».