Các tiệm buôn mở cửa lại tại Saigon ngày 25/04/2020. Ảnh Reuters |
Làm thế nào để
phục hồi nền kinh tế và tiếp tục phát triển mạnh sau Covid-19 là vấn đề quan
tâm bậc nhất cho những nhà quản lý kinh tế Việt Nam hiện nay. Muốn có biện pháp
đúng thì trước hết phải đánh giá đúng tình hình. Trước hết là từ bình diện quốc
gia.
I. COVID 19 –
ĐIỂM GÃY CHUYỂN HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN LOẠI
Đại dịch Covid-19
là điểm gãy trên đồ thị phát triển của nhân loại. Sau Covid-19, đồ thị phát
triển của nhân loại đổi hướng. Có thể ví thời kỳ dịch Covid-19 diễn ra chính là
một cuộc sinh nở. Sau Covid-19 là thời kỳ sau sinh nở.
Với Việt Nam, sau
Covid-19 là một cơ hội mới chưa bao giờ từng có trên bàn cờ chính trị và kinh
tế thế giới. Ở đó, Việt Nam đang có cơ hội chơi một sân chơi mới với vai trò
mới quan trọng hơn. Vấn đề nằm ở chỗ - là Việt Nam nhìn thấy cơ hội và không bỏ
lỡ cơ hội. Trước hết, hãy nhìn cho rõ cơ hội.
II. THAY ĐỔI CĂN
BẢN ĐÁNH GIÁ CỦA THẾ GIỚI VỀ TRUNG CỘNG
1. Ở Biển Đông
Nam Á, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã từng kỳ vọng vào nguồn gốc Hoa
để chơi một trò chơi đi đêm với Trung Quốc. Thủ tướng Malaysia Najib Razak cũng
đã từng hy vọng vào gốc Hoa để đi đêm với Trung Quốc.
Nhưng tàu của
Trung Quốc vẫn đâm chìm thuyền cá của Philippines. Tàu Hải dương Địa chất 8 của
Trung Quốc sau khi xâm phạm ngang ngược Bãi Tư Chính của Việt Nam trong suốt
mấy tháng, thì nay đang ngang ngược quấy phá ở vùng biển của Malaysia. Mấy nước
trong vùng Biển Đông Nam Á đều sáng mắt, rằng không ai có thể thành công bằng
chính sách đi đêm riêng rẽ với Trung Quốc - bất chấp là gốc Hoa hay đồng ý thức
hệ.
2. Các nước Châu
Âu cũng đã từng đi đêm song phương với Trung Quốc. Vì thị trường Trung Quốc quá
lớn mà không nước nào muốn từ bỏ - đành phải xuống thang. Trung Quốc đe dọa tất
cả về rời khỏi thị trường Trung Quốc nếu làm trái ý Trung Quốc. Hãng xe
Volkswagen vì thế mà chấp nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc trong phần mềm điều
khiển của xe. Đến tỉ phú Bill Gates cũng đi đêm với Trung Quốc.
Bây giờ thì Đức,
Pháp, Anh và tất cả các nước ở Tây Âu đều phải đi đến kết luận rằng không thể
đi đêm song phương với Trung Quốc; Phải thay đổi căn bản quan hệ với Trung
Quốc; Chấp nhận cắt ruột cho trường hợp mất thị trường Trung Quốc.
3. Tổng thống Hoa
Kỳ Donald Trump là một nhà thương mại. Ông xóa bàn cờ mặc cả lại với tất cả các
nước để đưa lợi về cho nước Mỹ. Ông gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc
cũng chỉ vì mục đích giành lợi thế trong quan hệ song phương.
Nhưng từ dịch Covid-19,
chính Tổng thống Donald Trump đã quyết định thay đổi bước ngoặt khác nữa về
quan hệ với Trung Quốc. Rằng chiến tranh thương mại còn xa cho vai trò chìa
khóa trong quan hệ với Trung Quốc. Chiến tranh thương mại không chữa được vết
thương Trung Quốc. Vết thương Trung Quốc chỉ có cắt bỏ. Chấp nhận không có thị trường
Trung Quốc. Chấp nhận cả tuyệt giao. Đây là điểm khác biệt căn bản so với lá
bài chiến tranh thương mại chỉ vì mục đích dành lợi thế về kinh tế.
4. Nhật Bản chấp
nhận tháo lui hoàn toàn khỏi thị trường Trung Quốc. Australia cũng ý thức rõ
không thể nhân nhượng song phương với Trung Quốc - sẵn sàng cho trường hợp
triệt thoái. Ấn Độ cũng đã sẵn sàng cho một sắp xếp mới.
5. Cả thế giới
chấp nhận sắp xếp lại thị trường cho trường hợp không có Trung Quốc. Một cơ cấu
kinh tế toàn cầu mới đang được hình thành với nhân tố Trung Quốc được đưa về
đúng giá trị.
6. Nói như vậy
không phải là Trung Quốc hoàn toàn rời khỏi cuộc chơi trên bàn cờ mới. Chính
thể CHND Trung Hoa sẽ tan biến, nhưng Trung Quốc vẫn tồn tại và hiển diện như
một nhân tố quốc tế quan trọng. Chỉ có điều trong một luật chơi mới với vai trò
phù hợp.
III. THUẬN LỢI
LỊCH SỬ CHO MỘT VAI TRÒ LỚN HƠN CỦA VIỆT NAM
Nếu trước đây,
một mình Việt Nam triệt thoái khỏi sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc là
điều rất khó khăn. Nhưng nay cả thế giới cùng lúc
triệt thoái khỏi sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc thì đó là điều
kiện vô cùng thuận lợi cho Việt Nam. Khẳng định đây là điều kiện thuận lợi lịch
sử chưa bao giờ có. Việt Nam không đơn phương trong sắp sếp lại thị trường.
1. Thế giới, cụ
thể là Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản và một số nước khác, sẽ có khoảng thị trường
trống trước đây được cung cấp từ Trung Quốc - thì nay sẽ là cơ hội cho Việt Nam
trở thành nhà cung cấp. Khoảng trống này rất rộng lớn, vượt quá khả năng cung
cấp của Việt Nam. Rời bỏ thị trường Trung Quốc, Việt Nam không phải lo lắng về
thị trường tiêu thụ như trước đây nếu chỉ một mình Việt Nam rời bỏ thị trường
Trung Quốc.
2. Tự Hoa Kỳ,
Châu Âu, Nhật Bản cũng phải chủ động tìm nhà cung cấp thay thế cho các nhà cung
cấp từ Trung Quốc. Như vậy Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản không chỉ mở cửa chào
đón mà còn phải chủ động tìm kiếm các nhà cung cấp Việt Nam, miễn là Việt Nam
đáp ứng đúng tiêu chuẩn và đúng nhu cầu. Đây là quan hệ hai chiều vô cùng thuận
lợi.
3. Đến lượt mình,
Việt Nam trở thành một thị trường mới thay thế một phần thị trường Trung Quốc
cho Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản. Như vậy Việt Nam có cơ hội không chỉ là thị
trường tiêu thụ, mà Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản sẽ trở thành các nhà cung cấp cho
Việt Nam, thế chân cho các nhà cung cấp từ Trung Quốc.
4. Đây thực sự là
cơ hội lớn để Việt Nam có được những nhà cung cấp hàng hóa chất lượng cao, được tiếp cận với công nghệ tiên
tiến, ít độc hại. Từ đó sản xuất được những sản phẩm chất lượng tiêu chuẩn Âu -
Mỹ - Nhật. Ở mặt khác, đây còn là thời cơ lớn để người Việt Nam được tiêu dùng
những sản phẩm chất lượng cao từ Âu – Mỹ - Nhật.
5. Không những
thoát khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào thị trường Trung Quốc, mà quan trọng hơn,
là cơ hội chưa bao giờ có để Việt Nam thoát khỏi giai tầng công nghệ hàng hóa
chất lượng kém mà bước lên mặt bằng công nghệ cao mới, ở cả hai mặt, sản xuất
và tiêu dùng. Đây chính là thời cơ để Việt Nam bước vào hàng ngũ các nước công
nghệ phát triển.
6. Việt Nam, chưa
bao giờ như bây giờ, đang có cơ hội mở cánh cửa để được tham gia giữ một vai
trò cùng với “Bộ tứ kim cương” – Mỹ Nhật Ấn Úc trên bàn cờ địa chính trị Ấn Độ
- Thái Bình Dương. “Bộ tứ kim cương” là nhân tố số 1 trong bàn cờ địa chính trị
Ấn Độ - Thái Bình Dương. “Bộ tứ kim cương” quả thật đang cần có thêm một người
chơi là Việt Nam ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.
7. Việt Nam, cũng
chưa bao giờ, có một cơ hội như bây giờ sau Covid-19, để bước lên một mặt bằng
quan hệ mới với Châu Âu. Châu Âu đã nhận ra các quái tật trong quan hệ với
Trung Quốc. Sự thay đổi quan hệ của Châu Âu với Trung Quốc sau Covid-19 sẽ có
tác động dịch chuyển mạnh mẽ lên quan hệ Châu Âu với Việt Nam. Châu Âu với hạt
nhân EU - luôn là một trụ cột quan trọng bậc nhất của tiến bộ nhân loại. Việt
Nam luôn phải lấy EU làm một trụ cột xây dựng quan hệ trong suốt tiến trình
phát triển.
8. Cũng chưa bao
giờ, Việt Nam có cơ hội rộng mở bước lên bậc thang mới trong quan hệ với siêu
cường số 1 thế giới là Hoa Kỳ - như sau dịch bệnh Covid-19. Sự thay đổi quyết
liệt của Hoa Kỳ trong quan hệ với Trung Quốc tạo nên một chấn động dịch chuyển
quan hệ Hoa Kỳ với các nước - trong đó có Việt Nam. Vấn đề nằm ở chỗ, Việt Nam
biết di chuyển đến vị trí nào vào lúc cả bản cờ đang di chuyển.
9. Cũng chưa bao
giờ, Việt Nam có cơ hội xây dựng mối quan hệ cân bằng với Trung Quốc như sau
dịch Covid-19. Không phải Việt Nam cắt đứt với thị trường Trung Quốc, mà Việt
Nam lập lại sự bình đẳng trong quan hệ với thị trường Trung Quốc. Hiểu đúng
nghĩa cả thị trường hàng hóa lẫn thị trường chính trị.
10. Sau dịch Covid-19,
cũng là cơ hội để Việt Nam nâng cao quan hệ với Nga, Hàn Quốc, khối ASEAN,
Canada, Israel và nhiều nước khác nữa.
IV. CÓ LỢI CHO
CHÍNH TRUNG QUỐC
Không phải triệt
thoái khỏi Trung Quốc là bài xích Trung Quốc. Cũng không phải triệt thoái khỏi
Trung Quốc là Trung Quốc sụp đổ. Sự triệt thoái khỏi Trung Quốc thực chất là
lập lại một sự cân bằng sòng phẳng mới. Sự cân bằng sòng phẳng mới này có lợi
cho chính Trung Quốc.
1. Trong một thời
gian dài nhiều thập niên, nước CHND Trung Hoa đã chơi một trò chơi gian lận với thế giới. Ăn cắp bí mật công nghệ. Ăn
cắp bản quyền. Nhái công nghệ. Nhái hàng hóa… Dựa trên tất cả những điều đó,
Trung Quốc đã chiếm đoạt lợi thế thương mại, kiếm lời kếch sù từ gian lận.
Trung Quốc liên tục trong nhiều năm, nhờ sự không sòng phẳng mà có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao.
2. Nhờ những điều
gian lận, nhất là ăn cắp bí mật quân sự, Trung Quốc nhanh chóng trở thành siêu
cường. Nhưng sức mạnh siêu cường của Trung Quốc được đặt trong bàn tay cai trị
của chính quyền Bắc Kinh đã trở thành hiểm họa cho thế giới và cho chính nhân
dân Trung Quốc.
Trung Quốc lợi
dụng sự lớn mạnh về quân sự để bành trướng ở Biển Đông Nam Á. Trung Quốc lợi
dụng sự lớn mạnh kinh tế để đi chiếm đoạt các dự án kinh tế ở các nước rồi biến
thành lãnh thổ trá hình của Trung Quốc. Trung Quốc lợi dụng sự lớn mạnh kinh tế
để cho vay, đưa các nước nghèo vào quỹ đạo khống chế, biến thành phụ thuộc… Tóm
lại CHND Trung Hoa sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế để bành trướng sự thống
trị cả thế giới.
3. Sự bừng tỉnh
của thế giới trong quan hệ với CHND Trung Hoa đưa đến một cấu trúc quan hệ mới.
Trong đó Trung Quốc buộc phải chơi một trò chơi sòng phẳng. Nó thúc đẩy sự sáng
tạo ngay chính trong Trung Quốc thay cho trộm cắp sáng chế. Nó thúc đẩy Trung
Quốc sản xuất hàng chất lượng cao thay vì hàng nhái hàng giả. Nó làm cho Trung
Quốc lương thiện hơn. Nó làm cho thế giới bớt kỳ thị Trung Quốc.
4. Triệt thoái sự
phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc của thế giới sẽ làm lao đao chính quyền
Trung cộng – dẫn đến sự cáo chung. Sẽ đến thời điểm Trung cộng được thay thế
bởi một Trung Quốc mới - với vị trí tương ứng trên trường quốc tế.
5. Nhân dân Trung
Quốc không cần sự giàu có nhờ ăn cắp. Nhân dân Trung Quốc không cần sự rộng lớn
nhờ cướp đoạt lãnh thổ. Nhân dân Trung Quốc thừa khả năng đưa Trung Quốc thành
cường quốc có vai trò lớn trên thế giới trong một cuộc chơi sòng phẳng.
V. ĐỪNG BỎ LỠ CƠ
HỘI
Cứ mỗi lần Trung
Quốc đóng cửa biên giới là Việt Nam lao đao. Việt Nam đã ngàn lần lao đao vì
Trung Quốc mà vẫn chưa thức tỉnh.
Con virus corona
nhỏ nhoi từ Vũ Hán đang làm cho các quốc gia khổng lồ trên thế giới phải lao
đao. Điều khác biệt với Việt Nam - là các quốc gia này sực tỉnh mà quyết tâm rời bỏ Trung Quốc.
Một cuộc triệt
thoái khỏi sự ảnh hưởng toàn diện của Trung Quốc trên toàn thế giới đã khởi động.
Việt Nam sẽ ‘Vươn vai Thánh Gióng’ nếu biết cuốn mình theo cơn bão thoát Trung
Quốc của toàn nhân loại. Cuộc sinh thành nào cũng khốc liệt.
Muốn bùng phát
kinh tế sau Covid-19 hãy bắt đầu bằng cuộc triệt thoái khỏi thị trường Trung
Quốc cùng nhân loại. Không phải cắt đứt, mà xóa bỏ sự mất cân bằng. Tài năng
của lãnh đạo được kiểm nghiệm chính là vào thời điểm gãy khúc của lịch sử.
NGUYỄN NGỌC CHU
17.05.2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.