vendredi 10 mai 2024

Phó Đức An - Lại bàn về đe dọa hạt nhân của Nga ngố

Vì sao châu Âu bỗng nhiên không còn sợ Nga đe dọa hạt nhân và sẵn sàng can thiệp trực tiếp?

Anh quốc cho phép Ukraine dùng tên lửa tầm xa của mình bắn sâu vào nội địa của Nga. Pháp tuyên bố đưa quân trợ chiến, quyết không cho phép Nga giành chiến thắng. Mỹ tăng dần những thiết bị quân sự hạng nặng. Những điều này đều đã vượt qua làn ranh đỏ mà Putin đưa ra.

Điều trớ trêu là Nga chỉ dùng đến võ mồm, và không dám dùng đến vũ khí hạt nhân chiến thuật như từng dọa dẫm. Nhiều nhất chỉ dám thực hiện tập trận khua chiêng gõ mõ, nhưng đến lúc này thì bố thằng nào sợ vũ khí hạt nhân của Nga. Đánh bạc sợ nhất bị lộ bài, Nga từng bước đã lộ hết bài. Lộ bài tức sẽ đi đến thua cuộc, chỗ yếu bị hở sẽ bị chọc thủng, càng mạnh mồm kêu gào càng lộ rõ bản chất nóng nẩy nông cạn của một con gấu to xác mà óc bé.

Nga lộ bài như thế nào? Bom hạt nhân nếu nổ cách mặt đất hàng trăm mét thì sức sát thương của nó sẽ lớn hơn nhiều so với nổ trực tiếp trên mặt đất. Nếu nổ ở độ cao vài nghìn mét, bức xạ hạt nhân sẽ rơi xuống đất, gây tổn hại cũng lớn. Nếu phát nổ trên tầng đối lưu (11.000 mét)), thì sóng xung kích hạt nhân có thể bỏ qua và vật chất bức xạ hạt nhân sẽ trôi dạt trong tầng đối lưu và lan rộng và tan đi ở trong không gian. Tác hại đối với quốc gia tấn công và quốc gia bị tấn công sẽ là vô nghĩa. Nếu chỉ có một vài quả bom hạt nhân, thì giống như vụ nổ thử hạt nhân trên biển, bức xạ hạt nhân sẽ bị khí quyển làm loãng đi.

Việc đánh chặn tên lửa hạt nhân thường diễn ra ở giai đoạn giữa và cuối. Giai đoạn giữa là trong không gian và các vụ nổ hạt nhân sẽ không gây hại cho trái đất. Sự đánh chặn giai đoạn cuối sẽ xảy ra trên tầng đối lưu.

Đấy là vì sao gần đây châu Âu dám công khai đối đầu với Nga. Bởi giai đoạn vừa qua, Ukraine đã đánh chặn toàn bộ tên lửa siêu thanh của Nga, điều đó cho thấy hệ thống phòng không Patriot hoàn toàn có thể đánh chặn những tên lửa này vào giai đoạn cuối, nên việc dọa dẫm hạt nhân của Nga đã trở thành vô dụng.

Tại sao răn đe hạt nhân của Nga hoàn toàn thất bại? Vào tháng Ba năm 2021, Mỹ đã tiến hành thử nghiệm mô phỏng và phát hiện tên lửa Patriot có thể đánh chặn tất cả 350 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Nga. Đồng thời cho biết việc duy trì và bảo dưỡng đầu đạn hạt nhân cực kỳ tốn kém. Tình báo Mỹ thu thập được nguồn tin rằng, Nga thực tế chỉ có chưa đầy 350 đầu đạn hạt nhân trong trạng thái có thể sử dụng được.

Pháp và Anh mỗi nước có từ 100 đến 200 đầu đạn hạt nhân cỡ vừa và nhỏ, với chi phí bảo trì dao động từ 5 tỉ đến hơn 10 tỉ USD hàng năm.  Mỹ có từ 5.000 đến 6.000 tên lửa, trong đó có nhiều loại hạng nặng nên chi phí bảo trì lên tới hàng trăm tỉ USD mỗi năm. Nga có một số đầu đạn công suất trung bình, nhưng dựa trên chi tiêu quân sự hạn hẹp, nên nước này chỉ có thể duy trì hơn 300 đầu đạn. Hầu hết trong số 7.000 đầu đạn hạt nhân nằm trong kho từ Chiến tranh Lạnh đều ở trạng thái phế liệu.

Tất nhiên, cuộc thử nghiệm nói trên của Mỹ không có cơ hội trực tiếp thử với tên lửa siêu thanh huyền thoại của Nga. Bởi Hoa Kỳ cho rằng không cần thiết, chính vậy Mỹ đã từ bỏ việc phát triển tên lửa siêu thanh vào thời điểm đó, vì nó có thể bay với tốc độ siêu thanh trong không gian, nhưng khi bay đến trên mục tiêu thì phải giảm tốc và không thể duy trì tốc độ siêu thanh cũng như khi bay vào bầu khí quyển. Ở tốc độ siêu thanh, tín hiệu điện tử bị che chắn và tên lửa không thể định vị bằng cách gửi và nhận tín hiệu điện tử. Ví dụ ban đầu nó được dự định tấn công Washington DC, nhưng bởi mất định vị, nên có thể rơi ngoài biển cách đó hàng trăm km.

Vì vậy, việc nói rằng tên lửa siêu thanh của Nga không thể đánh chặn được là dối trá. Chúng có thể bị Patriot đánh chặn khi giảm tốc độ ở giai đoạn cuối. Điều nực cười nữa là vào thời kỳ đó, Trung Quốc dựa vào công nghệ đánh cắp của Nga và tuyên bố đã phát triển được tên lửa siêu thanh, việc này từng bị Nga bực tức chê trách. Khi bị Mỹ bóc mẽ nguyên lý kể trên thì hai thằng chỉ ôm nhau khóc.

Mỹ nắm trong tay nhiều phương pháp đánh chặn tên lửa hạt nhân của Nga, nên họ chẳng hề tỏ ra sợ sệt. Dân Mỹ tuyệt đối tin vào sức mạnh phòng vệ của quân đội Mỹ nên càng tỏ ra coi khinh những luận điệu dọa dẫm nực cười của Nga ngố. Trong giai đoạn phóng ban đầu hoặc ở giai đoạn bay lượn trôi nổi, có thể sử dụng tên lửa điều khiển hồng ngoại để đánh chặn hoặc trực tiếp va chạm, cũng có thể đánh chặn bằng vụ nổ của một quả bom hạt nhân nhỏ, hoặc sử dụng tác động của sóng điện từ, khiến tên lửa có thể không bị phá hủy, nhưng nó sẽ trở thành một quả bom câm rơi xuống mặt đất.

Đây là lý do tại sao lời đe dọa đánh bom hạt nhân của Nga chỉ có thể dừng lại trên miệng, còn Mỹ thì cười thầm trong bụng mà im lặng không phát ngôn, các bạn nên nhớ rằng, những chú chó biết cắn không bao giờ to mồm sủa.

Dưới thời Brezhnev khi Putin còn trẻ, ngày 9 tháng 5 là ngày hội thể hiện tinh thần thượng võ của Liên Xô và là buổi lễ hoành tráng để phô trương vũ khí, sức mạnh quân sự. Mọi người có thể đã quên, ít nhất trong giây lát không thể nghĩ ra, rằng chưa đầy 20 năm sau khi Brezhnev bắt đầu truyền thống kỷ niệm ngày 9 tháng 5, cuộc chiến mà chính tay ông ta phát động ở Afghanistan đã kết thúc trong thất bại. Cuộc chiến hiện tại ở Ukraine có thể là cuộc chiến cuối cùng của Putin và nó cũng đang hướng tới thất bại.

Trong cả hai cuộc xung đột, phương Tây lo ngại một cách dễ hiểu về một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Nga ngày nay liên tiếp đưa ra những lời đe dọa hạt nhân. Phương Tây ngày nay, không giống như thời Chiến tranh Lạnh, những mối đe dọa này được thảo luận dưới góc độ tâm lý hơn là góc độ chiến lược. Putin nghĩ gì? Chúng ta cảm nhận thế nào?

Những lo ngại của Mỹ về sự leo thang cục diện đã trì hoãn việc cung cấp vũ khí lẽ ra đã mang lại chiến thắng cho Ukraine vào năm ngoái. Các hệ thống vũ khí ban đầu được cho là sẽ khiến chiến tranh leo thang giờ đây lần lượt được chuyển đến Ukraine mà không gây ra bất kỳ hậu quả tiêu cực nào. Nhưng cái giá phải trả của sự chậm trễ có thể thấy trên lãnh thổ Ukraine nơi mà Nga vẫn kiểm soát: Những ngôi mộ tập thể, phòng tra tấn và những ngôi nhà trống nơi trẻ em bị bắt cóc. Hàng chục nghìn binh sĩ của cả hai bên đã chết mà nhẽ ra không cần chết.

Mặc dù Nga đã phát động tuyên truyền chiến tranh hạt nhân và phương Tây cũng lo ngại về điều này, nhưng cuộc chiến kéo dài đến nay vẫn chưa thực sự sử dụng vũ khí hạt nhân. Cần phải giải thích hiện tượng này. Cho đến nay, những người dự đoán xung đột sẽ leo thang thậm chí chiến tranh hạt nhân sẽ bùng nổ nếu Ukraine chiến thắng hoặc Nga thua, hoặc các nước phương Tây vượt làn ranh đỏ đều đã sai.

Các nhà tư tưởng chiến lược chỉ ra rằng tầm quan trọng của vũ khí hạt nhân chỉ có tính răn đe và việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ không thực sự mang lại chiến thắng cho Nga. Bởi điều này chắc chắn sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ ở phương Tây và khiến các nhà lãnh đạo Nga trở thành kẻ bị quốc tế ruồng bỏ, thậm chí bị chặt đầu thủ tiêu. Tuy nhiên, có một lời giải thích sâu sắc hơn: Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, thì bản thân nó đã là một loại vũ khí.

Ý tưởng này dựa trên những giả định sai lầm. Tuyên truyền hạt nhân của Nga giả định rằng bên mạnh mồm bá đạo luôn là kẻ thắng cuộc. Nhưng sự thật không phải như vậy. Các nhà tuyên truyền Nga muốn chúng ta nghĩ rằng các cường quốc hạt nhân không bao giờ thua trong một cuộc chiến, logic của họ là họ luôn có thể triển khai vũ khí hạt nhân để giành chiến thắng trong chiến tranh.

Lịch sử đã đưa ra câu trả lời phẫu định cho ảo tưởng này. Vũ khí hạt nhân không mang lại chiến thắng cho người Pháp ở Algeria, cũng như không bảo toàn được Đế quốc Anh. Liên Xô thua trận ở Afghanistan. Hoa Kỳ cũng thất bại ở Việt Nam, Iraq và Afghanistan. Israel đã không thể giành chiến thắng ở Lebanon. Các cường quốc hạt nhân đa số đều nếm mùi thua cuộc trong các cuộc chiến.

Chúng ta nhìn được con bài dọa dẫm hạt nhân của Nga thì mọi việc đều sáng tỏ. Nếu việc đe dọa hạt nhân đem lại ưu thế cho Nga thì hậu quả sẽ vô cùng tồi tệ. Nếu quốc gia nào có vũ khí hạt nhân mà muốn làm gì thì làm thì luật pháp trở nên vô nghĩa, trật tự quốc tế không thể tồn tại và thảm họa rình rập bất cứ lúc nào. Các quốc gia không có vũ khí hạt nhân sẽ buộc phải nghiên cứu bằng được vũ khí hạt nhân, họ cũng sẽ cần đến khả năng răn đe hạt nhân trong tương lai. Sự phổ biến hạt nhân sẽ làm tăng đáng kể khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân trong tương lai.

Khi chúng ta hiểu rằng bản thân luận điệu hạt nhân đã là một loại vũ khí, chúng ta có thể hành động để giảm thiểu rủi ro của tình huống này. Con đường phía trước trong tư duy chiến lược là thoát khỏi những lo lắng của chúng ta, và nghĩ đến những lo lắng của Nga.

Người Nga nói về vũ khí hạt nhân không phải vì họ có ý định sử dụng chúng mà vì họ tin rằng việc sở hữu một kho vũ khí hạt nhân lớn sẽ khiến họ trở thành siêu cường. Hùng biện hạt nhân làm cho họ cảm thấy mạnh mẽ. Họ coi đe dọa hạt nhân là đặc quyền của họ, và tin rằng chỉ cần nhắc đến vũ khí của họ sẽ tự động khiến người khác phải quỳ gối. Nhưng người Ukraine không để điều này ảnh hưởng tới chiến thuật của mình. Họ sẵn sàng đánh đổi bất kỳ giá nào để bảo vệ tổ quốc.

Nếu Nga dùng đến vũ khí hạt nhân, nước này sẽ mất đi vị thế siêu cường được bảo vệ cẩn thận như kho báu. Hành vi như vậy sẽ tương đương với việc thừa nhận rằng quân đội của mình đã bị đánh bại đến mất mặt. Tệ hơn nữa, các nước láng giềng có cớ kiến lập (hoặc tích lũy) kho vũ khí hạt nhân của riêng mình. Điều này sẽ tước đi vị thế siêu cường của Nga trong tâm trí người Nga. Đối với các nhà lãnh đạo Nga, đây là một kết quả không thể chấp nhận được của cuộc chiến.

Chiến tranh là điều không thể đoán trước. Lịch sử quân sự đầy rẫy những bất ngờ. Putin đã gây ra một cuộc bạo hành, và chừng nào chiến tranh còn tiếp diễn thì chắc chắn sẽ có nhiều sự tàn bạo hơn xảy ra. Việc Nga xâm lược Ukraine không chỉ tạo ra những đau khổ không đáng có mà còn gây ra những rủi ro không đáng có. Chúng ta phải đối đầu với thế giới đầy rủi ro và khủng bố này và đánh giá nó một cách thông minh.

Không có sự lựa chọn nào là không có rủi ro. Trách nhiệm của chúng ta (Hoa Kỳ) là giảm thiểu rủi ro cho thế giới. Khi người Nga đe dọa về chiến tranh hạt nhân, phản ứng an toàn nhất là đảm bảo họ sẽ thất bại theo ý nghĩa truyền thống.

PHÓ ĐỨC AN 10.05.2024

Phó Đức An - Chiều âm u sầu đàm chiến tranh hạt nhân 

Phó Đức An - Dọa dẫm của những thằng hèn! 

Phó Đức An - Nghiền nát mọi sự đe dọa hạt nhân

Phó Đức An - "Kế hoạch A" (Plan A) và Chiến lược thằng điên: Nếu thua cuộc, ôm nhau cùng chết!

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.