Có người mở tiệm bán cá, trưng cái biển "Ở đây có bán cá tươi".
Khách thắc mắc: - Nhẽ trước kia toàn bán cá ươn cá thối hay sao mà giờ phải ghi chữ "tươi"?
Thế là chủ tiệm sửa lại: " Ở đây có bán cá ".
Khách lại vặn vẹo: - Bày hàng chềnh ềnh ra đây thì chả là ở đây còn ở đâu nữa? mắc mớ gì phải ghi chữ "ở đây"?
Chủ tiệm thấy có lý, sửa lại biển: "Có bán cá".
Khách đi qua vẫn thấy chưa ổn, hoạnh họe tiếp: - Bày cá ra đây mà không bán thì để thối ra làm phân hay sao mà còn phải ghi chữ " Có bán"?
Chủ tiệm cho là phải, tiếp tục sửa lại, nội dung biển chỉ còn lại mỗi chữ "Cá"
Tưởng đã yên. Nhưng khách vẫn lắc đầu: - gớm, cá bày ra tanh rình cả phố, ai mà không biết là cá? Còn ghi chữ "cá" làm chi nữa?
Thế là chủ tiệm bỏ luôn cái biển.
Mấy hôm sau, lão chủ tiệm đi làm thẻ căn cước công dân.
Cầm cái thẻ, lão thắc mắc: - Cái này ai mà chả biết là dùng cho công dân, thế thì ghi chữ "công dân" vào đây làm gì?
Thế là sau đó người ta đề xuất đổi tên thành "thẻ căn cước".
Lão tiếp tục vặn vẹo: - Nhìn cái miếng nhựa này ai mà không biết đó là cái thẻ, mắc mớ gì phải ghi chữ "THẺ" vào đó?
Thế là lại có đề xuất đổi tên thành "căn cước".
Tưởng đổi như vậy là tài tình sáng suốt lắm rồi, nhưng lão bán cá lại tiếp tục hoạnh họe: - "Căn cước" tiếng Hán Việt có nghĩa là "gốc rễ", chỉ cần nhìn nội dung ghi trên thẻ là người ta biết là thẻ gì rồi, mắc mớ gì phải ghi chữ "căn cước – gốc rễ" vào đó làm gì cho thành ra khó hiểu?
Sau đó không biết có ai đề xuất bỏ luôn chữ "căn cước" không nữa?
Hết chuyện.
MAI QUANG HIỀN 26.10.2023
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.