1. Điểm tin chiến sự
Hôm nay tui sẽ chỉ điểm những tin đáng chú ý nhất:
• Đồng thời, họ đang tiến hành các hành động tấn công theo hướng Bakhmut, Avdiivka và Novopavlivka.
• Trên hướng Kherson, quân Nga pháo kích bằng súng cối, pháo bình thường và pháo phản lực ở các khu vực Vishchetarasivka, Dobra Nadiya, các khu dân cư Illinka của vùng Dnipropetrovsk; Dudchany, Novooleksandrivka, Odradokamyanka và Tomarine của vùng Kherson.
Xin báo cáo các bác rõ hơn chút là Novopavlivka vùng Donetsk lâu nay vẫn bị quân Ukraine chiếm giữ, là một khu dân cư cách Dmytrivka nằm trên đường H20 nối Mariupol với thành phố Donetsk chỉ 5 ki-lô-mét.
Còn các điểm dân cư ở tin sau bị pháo kích trên hướng Kherson, là các điểm dân cư ven sông Dnipro bên hữu ngạn.
2. Hôm qua tui nói chuyện với một anh – cựu sinh viên MGU xa cách nước Nga cũng khá lâu rồi. Nghe những quan điểm của anh ta, thấy không sửng sốt như những điều chưa nghe đã biết trước:
- Giai đoạn đầu của cuộc chiến, Nga “nhân đạo” không bắn vào người Ukraine nhưng “bọn Ukraine bướng quá” uýnh lại thật lực, Nga thua. Lúc đó quân đội Ukraine đã được huấn luyện từ 2014, Phương Tây huấn luyện được cho… 20.000 quân cực kỳ thiện chiến. Vì thế Nga thua là thua cái bọn 20.000 quân đó.
- Ngay lập tức “bọn phương Tây bơm vũ khí” ào ạt, nên dần dần Nga đuội dần.
- Bây giờ thì Nga bị 50 nước quây vào giúp Ukraine tẩn, nên thua là đúng. Putin có lý khi thách thức lại vai trò bá chủ của Mỹ, Mỹ luôn tuyên bố vai trò bá chủ của mình.
- Mỹ đã từng đánh Iraq không cần lý do nên Nga cũng được đánh nước khác không cần lý do.
- Nếu cần thì Nga vẫn có thể dùng vũ khí hạt nhân – cái đó cả thế giới đều sợ.
- Cuộc sống kinh tế Nga chẳng làm sao. Ô tô Trung Quốc sẽ tràn sang. Giá bất động sản Mátxcơva còn lên!
- Nếu bí quá thì Nga bắt tay với Bắc Triều Tiên “để giúp nó” trở thành một thế lực đáng sợ hơn nữa.
- Nga sẽ không bao giờ thua, sẽ nghĩ ra cách gì đó để lật lại thế cờ.
Đây không phải suy nghĩ hiếm của một bộ phận – đáng tiếc là phải nói rằng cực kỳ nhiều của người Việt Nam. Họ không thể tưởng tượng ra một quân đội mang tiếng thứ hai thế giới, mà không chịu nhận ra sự thật: quân đội đó “lớn mạnh nhưng bần cùng.” Họ không hề có khái niệm gì, hay nếu có nói cũng không thê tin nổi rằng tại sao một quân đội đó lại có thể có một hệ thống quá tệ hại như vậy, đặc biệt là về hậu cần.
Đến đây thì tui phải nói rằng cái đáng sợ của giáo dục Liên Xô cũ và Tây Phi là ở chỗ: nó dạy ra những con người chỉ biết “cái A là duy nhất đúng.” Là một sản phẩm của nền giáo dục đó, tui cũng đã cố gắng rất nhiều để thoát được ra khỏi cái ách đó. Những gì tui viết, tui không bắt các bác phải cho rằng nó là đúng – có mà sai đầy ra đó và chúng ta cùng tìm ra những nhận xét đúng đắn cho chung tất cả, để cùng có kết luận chuẩn xác và đi đến niềm tin, cái đó mới quan trọng.
- Thứ nhất, đúng quân đội Ukraine có cải tổ, nhưng nói là ngay từ năm 2014 thì chưa chắc đúng. Quá trình này bắt đầu muộn hơn như thế, chứ nếu từ năm 2014 thì con số có thể không dừng lại ở 20.000 quân. Đồng thời nếu chỉ 20.000 quân mà chống đến một lượng quân lao vào Kyiv mấy sư đoàn xe tăng, lính dù ùn ùn… tổng cộng tất cả lên đến cả 100.000 quân. Nếu mà như vậy thì quân đội Nga quá kém khi thua có 20.000 quân tinh nhuệ của Ukraine.
- Thứ hai, thời điểm đó Ukraine chỉ có vài trăm Javelin (và đã phong thánh cho nó!) chứ chưa được “phương Tây bơm vũ khí”, - viện trợ chỉ có vũ khí nhỏ lẻ, ví dụ như mấy trăm khẩu liên thanh với một ít đạn, chấm hết. Lúc Nga chuẩn bị đánh vào thành phố, ông thị trưởng Kyiv còn đi ra ngoài học dùng Javelin cùng dân quân tự vệ. Hồi đó chúng ta chẳng ai có khái niệm gì về 777 với HIMARS cả.
- Thứ ba, ngược lại chúng ta lại thấy nước Mỹ khá thụ động trong vấn đề có giúp hay không giúp, ngay cả bây giờ khi vụ bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ vừa diễn ra – chuyện này đã từng có những lo ngại cho rằng đảng Cộng hòa ở Mỹ mà thắng ở bầu cử lưỡng viện, thì Mỹ sẽ không hỗ trợ Ukraine nữa. Về phần 49 nước còn lại, vớ vẩn cả. Vậy có những câu hỏi như thế này: Anh có thế nào thì người ta mới quây lại tẩn anh như thế chứ?
- Thứ tư, về chuyện Mỹ đánh Iraq được thì Nga cũng được – ơ thế mày thấy nó tát thằng khác mày cũng đi tát hàng xóm nhà mày theo nó à? Lý do gì ngu thế. Nhìn lại đi, chính anh vừa bảo Mỹ nó là bá chủ thế giới, vậy nó làm được, bố thằng nào dám cấm vận nó; còn anh thử làm xem, nó cấm vận với trừng phạt cho chết mẹ, thằng nào là thằng ngu? Tôi không tán thành việc Mỹ đánh Iraq, cứ gây chiến tranh là không ủng hộ, nhưng cũng thể đưa lý do ngu như thế được. Yếu thì đừng có ra gió. Nhìn đấy, Trung Quốc nó khỏe bằng 10 lần mày mà nó không có ngu như mày, ừ Mỹ nó vô cớ oánh Iraq đấy, bây giờ bố bảo họ Tập cũng deck dám quại Đài Loan. Tổng thống Putox tài ba của các ông đấy.
- Thứ năm, lịch sử vũ khí hạt nhân thế giới này chỉ có Mỹ duy nhất thử một lần bắn tên lửa có đầu đạn hạt nhân thật và thành công từ thập niên 1950, còn thì tất cả các thằng còn lại kể cả Liên Xô, chưa bao giờ dám thử như thế. Vì thế, chưa nói đến chuyện nếu Nga dùng vũ khí hạt nhân thì sẽ ăn đòn đủ, mà ngay cả Trung Quốc, Pháp, Bắc Hàn... nếu cho bắn tên lửa có đầu đạn hạt nhân thật, chẳng thằng nào dám chắc là nó sẽ nổ đúng như mong đợi. Đến vòng bi còn làm không nổi thì đừng mong vũ khí hạt nhân ra hồn, kinh bỏ mẹ.
- Thứ sáu, đồng ý là ô tô Trung Quốc tràn sang – vậy trong cái ô tô Trung Quốc bao nhiêu thứ phụ thuộc vào công nghệ phương Tây? BAIC có mua động cơ của tây lắp vào không? Có. ABS của Trung Quốc chạy được không hay lúc chạy lúc không? Đến túi khí của Toyota mà làm tiêu chuẩn vớ vẩn ở Việt Nam còn chẳng nổ được nữa là. Cuối cùng thì anh nói lộ ra là “đến Trung Quốc bị cấm vận chip còn chết sặc” – đó, cần gì cãi nhau với anh cho nó mệt. Còn chuyện giá bất động sản, trước đây giá căn hộ nằm trong đường MKAD ở Mátxcơva đã 1 triệu đô-la/căn, bây giờ lên nữa thì lấy tay ra mà mua à? Lên hay không thì chưa biết, có giao dịch không hẵng hay.
- Thứ bảy. Này, biết Bắc Triều Tiên nó phụ thuộc vào ai không? Phụ thuộc vào Trung Quốc và một ít viện trợ của Hàn Quốc nhé, chứ Nga của anh tuổi gì cáng đáng được cả từng ấy cái tàu há mồm? Nếu câu chuyện đó xảy ra thật, họ Tập ho một phát là thằng Ủn sun vòi, lấy lá lót tay dắt chú Pu ra cửa mời chú ngược. Ngây thơ vãi.
- Thứ tám. Cái này phù hợp với “ní nuận” của cái “nũ” Trạng sư Trạm Biến Áp và Dịch giả Lolita, nhất là thằng, à ông Trạng sư trình bày quân sự như một con cave kể về cuộc đời ba chìm bảy nổi của nó. Các ông ấy vẫn hy vọng vào lại một cái “nồi hầm” mới – đến bây giờ các bác cho chửi phát: “Bố mấy thằng hâm!” Hết nồi hầm ở Izyum, rồi nồi hầm Kupyansk, rồi bây giờ nồi hầm Kherson của các bố trẻ đâu?
3. Ukraine cần NATO hay NATO cần Ukraine?
Hôm03/11 tui có bá cáo các bác về khả năng Phương Tây không hỗ trợ Ukraine:
Thì đúng một tuần sau, ông Oleksii Reznikov bộ trưởng quốc phòng Ukraine trả lời phỏng vấn Reuters, nói về việc nước này phải tự chủ về năng lực sản xuất quốc phòng, trong đó có việc thay đổi cơ cấu sở hữu các tập đoàn công nghiệp quốc phòng để “có thể tạo ra những đạo quân drone.” Điều thú vị là ông nói “Việc chúng ta có trở thành thành viên của liên minh NATO “de jure” là không quan trọng. Hiện tại chúng ta đã trở thành đối tác của NATO trên thực tế. Đó là lý do tại sao chúng ta cần cùng nhau phát triển ngành công nghiệp quân sự của mình.”
Đúng vậy – hiển nhiên hiện nay chưa cần đặt ra việc Ukraine phải trở thành thành viên NATO “de jure” (chính thức, theo văn bản giấy tờ) mà lúc này Ukraine đang là người bảo vệ cho các thành viên của NATO “de facto” (trên thực tế) rồi. Chuyện hôm trước tui viết rằng họ đã bắt đầu sản xuất trở lại được ít lâu nay rồi, thực ra là có thông tin về nó chứ tui cũng không có bịa ra.
4. Quay về với Kherson
Tui mất rất nhiều thời gian với những câu hỏi nào là “Nó điên lên dùng vũ khí hạt nhân” rồi “Cái bẫy Kherson kinh lắm!” – lắm lúc nổi cáu lên được. Tất cả những cái đó, không bao giờ có trong câu chuyện của chúng ta cả, tui đã nói từ rất lâu rồi. Vũ khí hạt nhân, ta không nói nữa. Còn vụ nồi hầm nồi hiếc – thậm chí có nhiều bác bảo là Nga tổ chức phòng ngự rồi gì gì boong-ke boong-kiếc gì đó, quân Ukraine lao vào chết vô khối.
Tui trả lời, hâm à – boong gì cũng phải ăn và có đạn bắn. Cả một vùng rộng từ 20 đến 40 ki-lô-mét tùy chỗ, dài đến 60 ki-lô-mét và bố trí 60.000 quân, trong khi phụ thuộc đúng 2 con đường qua 2 cái cầu bị phá nát tươm ra. Chưa thèm nói đến xe tải không đủ, có mà tiếp tế vào mũi. Tại sao người ta phải đánh nhau với tấn công chiếm? Để vài tuần nữa tự chạy, rồi từ từ thong thả đi vào tiếp quản có phải sướng không?
Ngay cả cái ông trước đây đã từng làm tham mưu trưởng rồi tư lệnh, cũng cứ hú hét lên là không tin quân Ukraine tấn công chiếm được nhiều đất thế mà không tổn thất – cái đó đúng nếu người ta tấn công. Nhưng người ta đã nói: “Tay mơ thì nói chuyện chiến thuật, còn chuyên nghiệp nói chuyện xe tải,” – bào mòn đã là chiến lược của người Ukraine, và đó là điểm yếu của người Nga thì người ta cứ thế mà đào, chứ tại sao phải tấn công? Có những người không thể đào tạo được là như thế.
Vì thế hôm nào đó tui đã chat với một bác nào đó: Kherson bên hữu ngạn sẽ phải bỏ, chỉ là thời gian lúc nào thôi, và một khi đã rút về bên kia sông thì quân Nga sẽ không dám tổ chức phòng ngự ở gần sông đâu, vì vẫn nằm trong tầm pháo của quân Ukraine. Họ sẽ rút về hẳn sau bán đảo Crimea để sau đó nếu cần tái triển khai ở hướng khác.
Vậy hướng nào?
Hôm qua có bác nào bảo sẽ tập trung ở hướng Melitopol để bảo vệ khu vực này – nếu Suvorikin mà làm thế thì hắn sẽ sa vào sai lầm. Chúng ta cùng hình dung rằng để chiếm một vùng lớn bên hữu ngạn sông Dnipro, người Ukraine có đến hơn 60.000 quân thiện chiến và vừa rồi, chẳng mất chút sức lực nào, nghĩa là sức chiến đấu của họ còn nguyên. Trong khi đó lũ quân Nga vừa thoát chết đói và chết đuối ở Kherson bị quăng vào Melitopol, sẽ tập trung ở đây đến cả trăm nghìn quân, đúng là một cái chảo hay như Lee Yutong gọi là cái “nồi hầm” mới.
Hiện nay theo hướng Zaporizhzhia – Tokmak quân Ukraine đã có đến vài chục nghìn quân (khoảng 20 lữ đoàn). Nếu người ta chọn đổ bộ vượt sông Dnipro ở Vasylivka (cách Nova Kakhovka 30 ki-lô-mét về phía đông bắc) thì Melitopol sẽ nằm trong một gọng kìm hai mũi tấn công, đồng thời bản thân đầu cầu Nova Kakhovka bên tả ngạn cũng không giữ được.
Tuy nhiên diễn biến sẽ không như thế - nếu quân Nga vừa rút được ra khỏi hữu ngạn Kherson được tái bố trí về Melitopol sẽ gây ra một gánh nặng hậu cần rất lớn trong khi chính nó lại nằm trong tầm pháo của người Ukraine. Như vậy một quá trình bào mòn mới sẽ diễn ra – mà nói chính xác là nó cũng đã diễn ra cả tháng đến 2 tháng nay rồi. Không có lý do gì mà người Nga có thể lo được hậu cần cho một nhóm quân lớn đông như thế ở một chỗ.
Như vậy nhóm quân vừa được rút qua sông này một phần có thể được đưa về Crimea để vừa nghỉ, vừa hỗ trợ phòng thủ bán đảo. Một phần nên được rút hẳn về hành lang Mariupol kéo dài đến thành phố Donetsk, tất nhiên vẫn có thể một phần nào đó được để lại ở khu vực Melitopol để tăng cường (xin xem bản đồ kèm theo).
Bình loạn : Đoạn trên đây tui viết trước khi bản tin chiến sự của Bộ Tổng tham mưu Ukraine được công bố, và khi các thông tin của nó đến thì chúng khẳng định rằng những hình dung của tui khá đúng, vì chúng hợp lý. Thứ nhất, do quân Ukraine chiếm Novopavlivka quá sát với đường H-20, do vậy thực chất con đường này Nga gần như không dùng được với tình trạng bị 777 và HIMARS đe dọa. Và nếu như vậy thì hành lang trên đất liền nối Donbas với Crimea của Nga, nhìn chung chẳng có giá trị gì. Vì vậy quân Nga nỗ lực đẩy lùi quân Ukraine ở đây ra xa là hợp lý.
Để bổ sung, tui xin bá cáo các bác rằng từ điểm dân cư này đến Mariupol chỉ có 45 ki-lô-mét đường chim bay, đến cửa khẩu với biên giới Nga trên đường M-14 (nối Mariupol với Taganrog của vùng Rostov) 75 km, như vậy là nó đe dọa luôn cả đường M14 này.
Từ trước đến nay người Ukraine chưa tỏ ra quá quan tâm đến khu vực này vì họ còn đang bận với... Kupyansk và sau đó là Kherson, nên còn để yên cho cái hành lang này nó hoạt động. Nếu Suvorikin mà toan tính với kế hoạch của mình là củng cố hành lang trên bộ nối Donbas với Crimea, sau đó đánh lấn ra để mở rộng nó, thì chắc chắn trong tương lai hắn sẽ phải chú ý tới Novopavlivka nhiều hơn nữa.
Về vụ pháo kích, cũng đúng như hình dung, chắc chắn quân Nga phải nhận ra nguy cơ của các điểm có thể tiến hành đổ bộ của người Ukraine sang bên tả ngạn của sông Dnipro để uy hiếp khu vực Melitopol, do đó họ mới pháo kích sang bên kia sông như vậy. Chúng ta cần theo dõi thêm, chắc chắn chỉ vài ngày – một tuần nữa là sẽ lại có các diễn biến mới liên quan đến khu vực làm rõ thêm tình hình.
5. Ngoài việc Lavrov bị đột quỵ ở Summit G20, còn việc ông Biden gặp ông Tập Cận Bình. Phải nói rằng bác nào liệt kê các lý do Putox không dám phó hội có (1) Sợ đối mặt với công lý (2) Sợ bị hạ nhục khi không được bắt tay, ghẻ lạnh gì đó.. (3) Sợ bị đảo chính... là rất có lý. Tuy nhiên câu chuyện còn có vụ là đã đến đây là phải để gặp tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, mà ông Biden đã nói từ lâu là không có gặp ghiếc gì hết.
Đến mà không gặp được tổng thống Mỹ thì đến làm cái gì. Nào các chú nghiện Putox trắng mắt ra chưa, xem Putox kính yêu của các chú bây giờ nó ra cái thá gì – chẳng đáng một xu, hạng giẻ rách.
Ông Biden và ông Tập gặp nhau chắc chắn chiến tranh Ukraine sẽ chiếm một nội dung lớn, thậm chí họ còn có thể nói với nhau về một nước Nga hậu chiến và hậu Putox, chứ không còn là câu chuyện “chú mà hỗ trợ nó thì anh cho chú chết” đâu. Tình thế hiện nay ngoài rút tất cả quân khỏi những vùng đã chiếm của Ukraine, Putox và bè lũ bậu sậu của hắn không thể làm cái gì được cho cuộc chiến nữa hết.
Trong một diễn biến khác, giám đốc tình báo đối ngoại Nga Sergey Yevgenyevich Naryshkin đang có cuộc họp với đại diện CIA ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu là người theo thuyết âm mưu, thì tui cho rằng rất khả năng là họ đang bàn với nhau về một nước Nga... hậu Putox. Nếu muốn cứu nước Nga khỏi sự sụp đổ chắc chắn, tức ra bước ra khỏi chiến tranh nhưng lại không quá nhu mì, thì không phải là Patrushev và cũng không phải là Mishustin là người thay thế Putox.
Patrushev – đương kim thư ký Hội đồng An ninh Nga đã ở trong sổ đen của phương Tây về độ... diều hâu, người được cho là một tác giả chủ chốt của cuộc chiến tranh với Ukraine. Nếu lão ta có thay Putox và muốn ngưng chiến, thì người Ukraine cũng sẽ không chấp nhận lão ta.
Mishustin, đương kim thủ tướng Nga, người bị cho là quá yếu đuối và kém hiệu lực, không có vai trò gì trong chính trường Nga, cũng bị cho là nếu thay thế Putox sẽ dẫn nước Nga tới hỗn loạn và tan rã.
Vậy chỉ còn có Naryshkin, người thuộc dòng dõi hoàng tộc còn sót lại – hậu duệ của Sa hoàng, người có đủ hiểu biết, từng trải và bản lĩnh để cầm lái nước Nga trong giai đoạn đệm cho đến khi có một người lãnh đạo mới. Ông này được cho là có thể nói chuyện được một cách khá đáng tin cậy với phương Tây.
Lúc này thì chúng ta cũng cần hình dung là dù ai thay thế, chính giới Nga cũng sẽ phải cân nhắc quan hệ của nước mình với phương Tây, chứ không thể giở trò côn đồ với đầu gấu như Putox đã làm.
6. Thử hình dung
Như vậy, nhìn chung các bác đã đồng ý với tui về một số ý kiến, ví dụ như trước tin tức Nga huy động thêm bao nhiêu nghìn quân, tui nói: nghe thì đúng là đáng sợ, nhưng đông cỡ đó thì Nga không lo gạo lo đạn được đâu... Câu chuyện đã đúng với Izyum và đặc biệt đúng với Kherson, thì bây giờ chẳng lý do gì nó lại không đúng với Zaporizhzhia và phần còn lại bên tả ngạn của tỉnh Kherson. Việc Nga phải bỏ khu vực này là xu hướng tất yếu.
Tất nhiên để “giam lỏng” quân Nga ở khu vực này không dễ dàng như phần hữu ngạn của Kherson trong giai đoạn vừa qua, nhưng vẫn có những yếu tố thuận lợi.
- Thứ nhất, chỗ nối giữa Crimea và phần tả ngạn của Kherson khá chật chội và các đầu mối giao thông cả đường bộ lẫn đường sắt, đều trong khả năng khống chế của người Ukraine bằng pháo binh, tên lửa, UAV...
- Thứ hai, sau những sự kiện như cầu Kerch bị đánh hư hại, thì Crimea không những không thể bị tấn công, mà còn khó có thể trở thành cái kho ngon lành cho quân Nga nữa. Đây cũng chính là lý do mà họ bắt buộc phải bỏ thành phố Kherson và phần hữu ngạn. Tương lai thì Zaporizhzhia và phần còn lại bên tả ngạn của tỉnh Kherson cũng sẽ phải bỏ nốt.
- Thứ ba, ngay đông nam khu vực Melitopol – Tokmak đến Berdyansk có một vùng du kích lớn của người Ukraine hoạt động ngày càng mạnh, và quân Nga không có khả năng thủ tiêu nó.
Vì vậy nếu có một đợt lạnh sau khoảng 10 ngày đến 2 tuần nữa, thì rất có thể sẽ diễn ra tấn công ở khu vực này, với những mũi dự kiến tui đã trình bày trên đây, vì “bào mòn” cũng đã tới tầm và dù Bộ chỉ huy Nga của Suvorikin có quẳng thêm quân vào thì chỉ làm khó khăn thêm tình hình hậu cần mà thôi. Tui thì tin chắc là trời lạnh sẽ thuận lợi cho người Ukraine phản công, còn thê thảm cho người Nga dù muốn làm cái gì chăng nữa.
Còn về phía Nga, tui vẫn tin rằng họ khó có khả năng tổ chức sản xuất công nghiệp quốc phòng quy mô lớn để chỉ trong vài tháng tới có ngay được vài triệu quả đạn pháo cùng vài trăm xe tăng, thậm chí cả pháo các loại cũng sẽ cực kỳ thiếu. Tui gửi theo bài này ảnh chụp một cái xe tải chở đạn pháo của Nga bị tóm ở Kherson mấy ngày qua: toen hoẻn dưới sàn xe cỡ chục thùng đạn, lèo tèo thế thì bắn chác cái gì. Hơn thế nữa, bầu trời của khu vực chiến sự ngày càng tuột khỏi tay người Nga, thì họ không bao giờ có khả năng tổ chức được một đợt tấn công lớn nào cả ở bất cứ khu vực nào. Thậm chí với quân số đông, việc lo cho đám quân đó CHỈ ĐỂ GIỮ ĐƯỢC CÁC KHU VỰC ĐÃ CHIẾM cũng đã rất khó khăn với họ rồi.
Vì thế với cái anh MGU hôm qua gặp, tui đã nói: giỏi nhất là 3 tháng nữa sẽ phải rút hết. Nghĩa là cuộc chiến tranh kéo dài đến thời điểm tròn 1 năm nó bùng nổ, sẽ kết thúc. Nga Putox hết cửa.
PHÚC LAI 15.11.2022
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.