Sinh viên Chung Hàn Lâm (Tony Chung) 19 tuổi, thủ lãnh nhóm Student Localism là người bị bắt đầu tiên theo luật an ninh quốc gia do Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông. Ảnh HKFP/Kris Cheng. |
Đăng ngày:
Ba nam và một nữ sinh viên, tuổi từ 16 đến 21, bị cáo buộc « tổ chức
và xúi giục ly khai ». Một sĩ quan thuộc đơn vị an ninh quốc gia mới
được thành lập của cảnh sát Hồng Kông nói với báo chí là nhóm này gần
đây loan báo trên mạng xã hội việc thành lập một tổ chức đòi độc lập cho
Hồng Kông. Cảnh sát cũng tịch thu máy tính, điện thoại và một số tài
liệu.
Trong một thông cáo, Student Localism (Học Sinh Động
Nguyên), một nhóm đã tự giải tán vào tháng Sáu, cho biết cựu lãnh đạo
của nhóm là Chung Hàn Lâm (Tony Chung), 19 tuổi đã bị bắt giữ vào lúc 20
giờ 50 tối qua. Các hình ảnh trên mạng cho thấy sinh viên Chung Hàn Lâm
bị còng tay dẫn đi tại Nguyên Lãng (Yuen Long). Hai cựu thành viên khác
của nhóm cũng được báo chí nhận ra.
Nhà hoạt động nhân quyền
Hoàng Chi Phong tố cáo cảnh sát đã theo dõi Chung Hàn Lâm từ nhiều ngày
qua và đã ra tay sau một bài đăng trên Facebook về dân tộc chủ nghĩa tại
Trung Quốc.
Cũng trong hôm qua, Trung Quốc lên án việc Liên
Hiệp Châu Âu (EU) hạn chế xuất khẩu các thiết bị có thể dùng để giám sát
và đàn áp dân Hồng Kông, nhằm phản ứng lại việc áp đặt luật an ninh
quốc gia lên đặc khu. EU cũng tạo điều kiện cho cư dân Hồng Kông đến
châu Âu dễ dàng hơn qua việc cấp visa, học bổng và trao đổi giữa các
trường đại học. Bắc Kinh tố cáo EU « can thiệp vào chuyện nội bộ », và các biện pháp trên « vi phạm các tiêu chí căn bản của luật quốc tế ».
Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh quyền biểu tình ôn hòa
Trong
khi đó Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm qua 29/07 tái khẳng định
quyền biểu tình ôn hòa, cảnh cáo không nên lấy cớ an ninh hay dịch tễ để
cản trở quyền căn bản này. Ủy ban công bố chỉ thị cụ thể về tập hợp ôn
hòa và nghĩa vụ của các chính quyền, theo điều 21 Hiệp ước quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị.
Ông Christof Heyns, tác giả bản báo
cáo, tuyên bố biểu tình ôn hòa là quyền căn bản của con người, là cơ sở
của một xã hội dân chủ. Tất cả mọi người đều có quyền biểu tình tại
những nơi công cộng, hoặc riêng tư và trên mạng. Ủy ban Nhân quyền Liên
Hiệp Quốc nhắc nhở các chính phủ cho phép xuống đường ôn hòa và bảo vệ
người biểu tình, không được viện những cớ chung chung, như trật tự an
ninh công cộng, để cấm đoán.
Người biểu tình có quyền che mặt để
giấu danh tính, chính phủ không được thu thập dữ liệu cá nhân để đe dọa,
hoặc phong tỏa Internet. Các nhà báo và nhà quan sát nhân quyền có
quyền đưa tin và thu thập tài liệu về các cuộc biểu tình, kể cả những
cuộc bị cấm đoán và mang tính bạo lực.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.