Nhà văn Phạm Xuân Nguyên dìu nhà văn - dịch giả Dương Tường viếng bạn. |
Ngoảnh đi ngoảnh
lại, thấy mấy thằng đàn đúm với nhau ngày nào chỉ còn Dương Tường, Xuân Khánh
và mình. Cái nhóm bất trị, không chịu chui vào bất cứ cái lồng nào, dù sang
trọng đến mấy, không ít lần làm phiền lòng các vị chăn dắt thần dân, đã lần
lượt ra đi.
Một lớp mới, đông
đảo hơn, thông minh hơn, giỏi giang hơn, dũng cảm hơn, luôn bù vào chỗ trống.
Nên vui. Không nên
buồn.
Tôi quen “thằng Trâu
Điên” lâu lắm rồi, đã quá nửa thế kỷ. Gọi nó là Trâu Điên là nhại cái tên Châu
Diên nó tự khoác vào mình để tự giễu cái tật mê thuốc lá thơm dạng điếu của
Trung Quốc, dường như từ âm Xiào yãn thì phải. Mà nó điên thật trong cái mộng
mơ không dứt. Bắt đầu bằng mê văn chương để được ngay một giải thưởng cho tập
truyện ngắn "Con nhện vàng" (nhà xuất bản Thanh Niên, 1962),
ra sau "Mái nhà ấm" (nhà xuất bản Văn Học, 1959) không ăn cái
giải nào. Mãi bốn chục năm sau mới quay về văn chương, với tiểu thuyết Người
Sông Mê (nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2003).
Thế rồi bất thình lình, vào giữa thập niên 60 thế kỷ trước, Trâu
Điên đùng đùng nhảy vào lĩnh vực giáo dục là thứ chẳng bao giờ nó nói tới,
chẳng bao giờ say mê. Bạn bè cười rũ:
- Mày điên thật rồi.
Có thể nào đi theo một thằng cha chủ trương “Giáo dục là công nghiệp, học
sinh là sản phẩm của công nghiệp ấy”. Sản phẩm là thứ để dùng, không phải
là cái biết sáng tạo. Marx có một giấc mơ tuyệt vời, tuy nhiều không tưởng: “Đưa
con người từ vương quốc tất yếu qua vương quốc tự do”.
Nhưng Trâu Điên
không nghe. Không là không.
Sau này, nhiều năm
qua, hình như ngẫm nghĩ thấy điều bạn bè nói là đúng, mới tự mình kéo anh em
đồng thanh tương khí lập ra nhóm Cánh Buồm, lo việc viết sách giáo khoa cho một
nền giáo dục ngọng ngoẹo không bao giờ thừa nhận sách giáo khoa không phải do
nền giáo dục ấy miệt mài lập ra. Người ở cái nền giáo dục triều đình hí hoáy
viết hết dự án này đến dự án khác, lấy tiền đút túi cái đã, rồi mới soạn cho
những giáo khoa thay đổi xoành xoạch.
Tôi không khóc Phạm
Toàn. Thằng này chúa kỵ nước mắt.
Đừng điên thêm nhé,
ở thế giới mới!
VŨ THƯ HIÊN 29.06.2019
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.