Bài đăng : Thứ ba 05 Tháng Tám 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ ba 05 Tháng Tám 2014
Lực lượng tuần duyên Trung Quốc và Nhật Bản cùng tập trận ba ngày từ hôm nay 05/08/2014 ở gần Tokyo. Đây là cuộc tập trận chung đầu tiên, kể từ khi quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo xấu hẳn đi vào mùa thu năm 2012.
Cuộc tập trận này có sự tham gia của lực lượng tuần duyên Hoa
Kỳ và Nga, khởi động sáng nay và kéo dài trong ba ngày, tại cảng
Yokohama. Một phát ngôn viên lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết, các
quân nhân tham dự chủ yếu thực hành các bài tập lặn và đọc bản đồ.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, hai cường quốc kinh tế lớn nhất châu Á, đã trở nên tồi tệ kể từ mùa thu năm 2012 do tranh chấp chủ quyền tại Biển Hoa Đông. Tokyo quản lý quần đảo Senkaku, nhưng Bắc Kinh nhất định yêu sách chủ quyền nơi này mà họ gọi là Điếu Ngư. Quần đảo nằm cách Đài Loan 200 km về phía đông bắc, cũng bị Đài Bắc đòi hỏi chủ quyền.
Khi Tokyo mua lại ba trong số năm hòn đảo của Senkaku/Điếu Ngư từ chủ tư nhân người Nhật vào tháng 9/2012, các cuộc biểu tình chống Nhật đôi khi biến thành bạo động diễn ra tại nhiều thành phố Trung Quốc. Từ đó đến nay, Bắc Kinh thường xuyên cho tàu bè đến quấy nhiễu vùng biển xung quanh quần đảo này. Việc các tàu tuần duyên của hai nước chạm mặt trong vùng gây quan ngại xảy ra xung đột vũ trang, nhất là phía Washington.
Tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc còn gây thêm căng thẳng khi thông báo thành lập « vùng nhận dạng phòng không » bao trùm một phần lớn Biển Hoa Đông, đặc biệt là toàn bộ quần đảo tranh chấp.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, hai cường quốc kinh tế lớn nhất châu Á, đã trở nên tồi tệ kể từ mùa thu năm 2012 do tranh chấp chủ quyền tại Biển Hoa Đông. Tokyo quản lý quần đảo Senkaku, nhưng Bắc Kinh nhất định yêu sách chủ quyền nơi này mà họ gọi là Điếu Ngư. Quần đảo nằm cách Đài Loan 200 km về phía đông bắc, cũng bị Đài Bắc đòi hỏi chủ quyền.
Khi Tokyo mua lại ba trong số năm hòn đảo của Senkaku/Điếu Ngư từ chủ tư nhân người Nhật vào tháng 9/2012, các cuộc biểu tình chống Nhật đôi khi biến thành bạo động diễn ra tại nhiều thành phố Trung Quốc. Từ đó đến nay, Bắc Kinh thường xuyên cho tàu bè đến quấy nhiễu vùng biển xung quanh quần đảo này. Việc các tàu tuần duyên của hai nước chạm mặt trong vùng gây quan ngại xảy ra xung đột vũ trang, nhất là phía Washington.
Tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc còn gây thêm căng thẳng khi thông báo thành lập « vùng nhận dạng phòng không » bao trùm một phần lớn Biển Hoa Đông, đặc biệt là toàn bộ quần đảo tranh chấp.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.