Bài đăng : Thứ ba 05 Tháng Tám 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ ba 05 Tháng Tám 2014
Tin tức
về trận địa chấn hôm Chủ nhật tại Trung Quốc được nhanh chóng lan
truyền trên các mạng xã hội. Vùng bị động đất là một vùng núi hẻo lánh,
thế nên internet là phương tiện duy nhất để liên lạc với bên ngoài vì
điện và điện thoại, đường sá đều bị cắt đứt. Cũng vì vậy những hình ảnh
đầu tiên về thảm họa là do các mạng xã hội đưa lên.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Sébastien Ricci tường trình :
Nhà cửa trở thành những đống gạch vụn, các khu phố hoàn toàn bị san bằng, những người bị thương đầu tiên được chuyển đi bằng những chiếc cáng tạm bợ…những tấm ảnh nhanh chóng được truyền đi trên mạng Vi Bác. Trận động đất 6,1 độ Richter đã làm cho 400 người chết và hàng ngàn người bị thương.
Trên mạng, nhiều người đặt vấn đề vì sao một cơn địa chấn « chỉ » có 6,1 độ lại gây thiệt hại nặng về nhân mạng như thế. Một cư dân mạng nhận xét : « Ở bên Nhật, có những trận động đất dữ dội hơn nhiều nhưng chưa bao giờ bị thiệt hại như thế ». Những người khác thẳng thừng chỉ trích chất lượng xây dựng tồi tệ.
Internet đã trở thành không gian cho người dân tự do phát biểu, trong một đất nước mà truyền thông bị kiểm soát. Thông tin trên mạng lan đi rất nhanh, và kiểm duyệt ít khi có thời gian xóa kịp những thông điệp gây phiền nhiễu. Người Trung Quốc học được cách trao đổi với nhau, nghe nhiều quan điểm khác nhau, và tự hình thành cái nhìn riêng cho mình. Và bỗng chốc có sự khác biệt giữa thông tin của truyền thông chính thức và cư dân mạng. Đài truyền hình Nhà nước CCTV vẫn thường xuyên bị chế giễu.
Một cư dân mạng mỉa mai : « Thường thì chỉ có những tin tức tốt đẹp trên CCTV. Lần này, một trận động đất không mạnh lắm đã gây thiệt hại nhiều đến thế, thật sự đáng kinh ngạc trong một đẩt nước hạnh phúc như vậy ». Những người khác tinh quái ghi nhận, trên các tấm hình, các binh sĩ tham gia tìm kiếm phải ăn mì gói với nước dơ. Một người bình luận : « Cứ như là đang ở Bắc Triều Tiên » - một nhận xét ám chỉ tình trạng kém phát triển nơi vùng bị nạn. Vân Nam là một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc.
Những cuộc quyên góp quần áo cũ hay vật dụng thiết yếu giúp các nạn nhân đã được tổ chức trên mạng. Hệ thống Zhi Fu Pao, tương đương với PayPal, đề nghị giúp chuyển tiền cứu trợ. Nhiều công ty quen tên ở Trung Quốc nhân đây cũng bày tỏ sự hào hiệp của họ. Đó là trường hợp của Alibaba, công ty bán hàng trên mạng nổi tiếng của Trung Quốc đã tặng 600.000 euro, hay Wanda, tập đoàn sở hữu các trung tâm thương mại, tặng trên một triệu euro. Sự rộng rãi này sẽ đánh bóng hình ảnh thương hiệu của họ.
Nhà cửa trở thành những đống gạch vụn, các khu phố hoàn toàn bị san bằng, những người bị thương đầu tiên được chuyển đi bằng những chiếc cáng tạm bợ…những tấm ảnh nhanh chóng được truyền đi trên mạng Vi Bác. Trận động đất 6,1 độ Richter đã làm cho 400 người chết và hàng ngàn người bị thương.
Trên mạng, nhiều người đặt vấn đề vì sao một cơn địa chấn « chỉ » có 6,1 độ lại gây thiệt hại nặng về nhân mạng như thế. Một cư dân mạng nhận xét : « Ở bên Nhật, có những trận động đất dữ dội hơn nhiều nhưng chưa bao giờ bị thiệt hại như thế ». Những người khác thẳng thừng chỉ trích chất lượng xây dựng tồi tệ.
Internet đã trở thành không gian cho người dân tự do phát biểu, trong một đất nước mà truyền thông bị kiểm soát. Thông tin trên mạng lan đi rất nhanh, và kiểm duyệt ít khi có thời gian xóa kịp những thông điệp gây phiền nhiễu. Người Trung Quốc học được cách trao đổi với nhau, nghe nhiều quan điểm khác nhau, và tự hình thành cái nhìn riêng cho mình. Và bỗng chốc có sự khác biệt giữa thông tin của truyền thông chính thức và cư dân mạng. Đài truyền hình Nhà nước CCTV vẫn thường xuyên bị chế giễu.
Một cư dân mạng mỉa mai : « Thường thì chỉ có những tin tức tốt đẹp trên CCTV. Lần này, một trận động đất không mạnh lắm đã gây thiệt hại nhiều đến thế, thật sự đáng kinh ngạc trong một đẩt nước hạnh phúc như vậy ». Những người khác tinh quái ghi nhận, trên các tấm hình, các binh sĩ tham gia tìm kiếm phải ăn mì gói với nước dơ. Một người bình luận : « Cứ như là đang ở Bắc Triều Tiên » - một nhận xét ám chỉ tình trạng kém phát triển nơi vùng bị nạn. Vân Nam là một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc.
Những cuộc quyên góp quần áo cũ hay vật dụng thiết yếu giúp các nạn nhân đã được tổ chức trên mạng. Hệ thống Zhi Fu Pao, tương đương với PayPal, đề nghị giúp chuyển tiền cứu trợ. Nhiều công ty quen tên ở Trung Quốc nhân đây cũng bày tỏ sự hào hiệp của họ. Đó là trường hợp của Alibaba, công ty bán hàng trên mạng nổi tiếng của Trung Quốc đã tặng 600.000 euro, hay Wanda, tập đoàn sở hữu các trung tâm thương mại, tặng trên một triệu euro. Sự rộng rãi này sẽ đánh bóng hình ảnh thương hiệu của họ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.