Bài đăng : Thứ sáu 26 Tháng Tư 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 26 Tháng Tư 2013
Hàng
chục ngàn người giúp việc từ Philippines, Sri Lanka và Việt Nam làm việc
trong các gia đình người Chypre đang lo ngại sẽ phải rời đảo quốc này
vì chủ nhà không còn phương tiện để trả lương cho họ.
Fely, một phụ nữ Philippines đã làm việc ở Chypre từ 5 năm qua,
chuyên quét dọn, làm vệ sinh các văn phòng và các hộ gia đình than thở :
« Thời gian làm việc của tôi đã bị giảm xuống phân nửa. Một trong
số các bà chủ của tôi bảo tôi là đừng đến nữa, bà sẽ gọi cho tôi nếu bà
tìm ra được giải pháp cho vấn đề tiền bạc của bà ở ngân hàng ».
Theo cơ quan di trú Chypre, hiện có khoảng 35.400 người giúp việc gia đình tại nước này, chủ yếu là người Philippines, Sri Lanka và Việt Nam. Họ làm việc nhà, giữ trẻ, chăm sóc người già sáu ngày một tuần, được trả lương 330 euro một tháng, bao ăn ở.
Nhưng với việc hạn chế rút tiền đối với những người có tài khoản tiền lớn ở ngân hàng và nạn thất nghiệp tăng cao, một số gia đình đành phải sa thải người giúp việc, hoặc hùn với nhau để trả lương cho người làm. Riginos Polydefkis, viên chức cao cấp của Sở Di trú giải thích : « Người giúp việc được xem như một thứ xa xỉ phẩm, và khi gặp khủng hoảng, thứ đầu tiên mà người ta phải giảm bớt là hàng xa xỉ ».
Thế nhưng những người lao động nhập cư này không có quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp, và tự động trở thành bất hợp pháp nếu không tìm được một chủ nhân mới trong vòng 30 ngày sau khi bị sa thải.
Theo ông Polydefkis, số lượng người giúp việc nhà sau khi tăng đến đỉnh điểm vào năm 2010, đã chính thức giảm xuống một ngàn người vào năm 2012, và trong hai tháng gần đây cũng giảm với con số tương tự. Ông cho biết : « Có nhiều người giúp việc hơn là nhu cầu cần có của chúng tôi, và tôi nghĩ rằng nay sẽ có một sự chỉnh đốn ».
Fely lo lắng : « Cần phải tìm cho được một việc làm ở đâu đó, nhưng chúng tôi chẳng biết gõ cửa nơi nào ». Bà đã lấy một người chồng Rumani gặp gỡ ở Chypre, sinh một con gái cách đây ba năm. Chồng bà vừa mất việc và sẽ cùng con gái quay về Rumani, trong khi chờ đợi tìm ra một giải pháp.
Còn Lynn, người Philippines, cũng đã bị sa thải và đang tìm việc mới. Ông nói : « Nếu tôi trở về nước, các con tôi năm nay 12 và 14 tuổi sẽ phải nghỉ học vì tôi không còn có khả năng đóng học phí ». Lynn định đi lên miền bắc Chypre hiện do Thổ Nhĩ Kỳ quản lý, nơi một số người bạn của ông đã tìm được việc và xin được giấy tờ. Đó là vì nếu hồi hương, có nghĩa là lại phải trả một số tiền khổng lồ để xin được việc làm ở nước ngoài, nên Lynn tìm cách ở lại Chypre bằng mọi giá.
Doros Polycarpou, thuộc hiệp hội hỗ trợ người nhập cư Kisa than thở : « Cùng với khủng hoảng, ngày càng có nhiều người vấp phải trở ngại khi muốn nhận được tiền lương, hoặc buộc phải làm việc nhiều hơn, cho nhiều chủ nhân hơn mà thu nhập vẫn như cũ ». Dù vậy, « nhiều lao động nước ngoài nhập cư vẫn không muốn rời đảo quốc, vì họ còn phải nuôi sống gia đình », nên « sẵn sàng chấp nhận bất cứ điều kiện làm việc nào để kiếm được một ít tiền ». Ông cảnh báo : « Sẽ có nhiều cảnh bóc lột hơn, nhiều người cùng khổ hơn, và nhiều người không giấy tờ hơn ».
Đối diện với hiện trạng này, chính quyền Sri Lanka đã quyết định không cho phép xuất khẩu lao động sang Chypre. Về phía Philippines thì không có lệnh cấm chính thức, nhưng lãnh sự quán nước này nhận thấy có sự sút giảm lớn lao về số lượng người lao động Philippines khai báo tại Cộng hòa Chypre.
Tuy nhiên theo Lãnh sự danh dự của Philippines, Shemaine Kyriakides, số người lao động Philippines “sẽ không tiếp tục giảm nhiều” vì “ít người chấp nhận làm việc như người Philippines với đồng lương rẻ như thế”.
Điều này không ngăn trở Bộ trưởng Thương mại Chypre loan báo một dự thảo luật nhắm vào việc thúc đẩy nền công nghiệp du lịch, vốn thu dụng một lượng rất lớn lao động nước ngoài, để tạo việc làm cho 70% người Chypre nhằm giảm thất nghiệp.
Theo cơ quan di trú Chypre, hiện có khoảng 35.400 người giúp việc gia đình tại nước này, chủ yếu là người Philippines, Sri Lanka và Việt Nam. Họ làm việc nhà, giữ trẻ, chăm sóc người già sáu ngày một tuần, được trả lương 330 euro một tháng, bao ăn ở.
Nhưng với việc hạn chế rút tiền đối với những người có tài khoản tiền lớn ở ngân hàng và nạn thất nghiệp tăng cao, một số gia đình đành phải sa thải người giúp việc, hoặc hùn với nhau để trả lương cho người làm. Riginos Polydefkis, viên chức cao cấp của Sở Di trú giải thích : « Người giúp việc được xem như một thứ xa xỉ phẩm, và khi gặp khủng hoảng, thứ đầu tiên mà người ta phải giảm bớt là hàng xa xỉ ».
Thế nhưng những người lao động nhập cư này không có quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp, và tự động trở thành bất hợp pháp nếu không tìm được một chủ nhân mới trong vòng 30 ngày sau khi bị sa thải.
Theo ông Polydefkis, số lượng người giúp việc nhà sau khi tăng đến đỉnh điểm vào năm 2010, đã chính thức giảm xuống một ngàn người vào năm 2012, và trong hai tháng gần đây cũng giảm với con số tương tự. Ông cho biết : « Có nhiều người giúp việc hơn là nhu cầu cần có của chúng tôi, và tôi nghĩ rằng nay sẽ có một sự chỉnh đốn ».
Fely lo lắng : « Cần phải tìm cho được một việc làm ở đâu đó, nhưng chúng tôi chẳng biết gõ cửa nơi nào ». Bà đã lấy một người chồng Rumani gặp gỡ ở Chypre, sinh một con gái cách đây ba năm. Chồng bà vừa mất việc và sẽ cùng con gái quay về Rumani, trong khi chờ đợi tìm ra một giải pháp.
Còn Lynn, người Philippines, cũng đã bị sa thải và đang tìm việc mới. Ông nói : « Nếu tôi trở về nước, các con tôi năm nay 12 và 14 tuổi sẽ phải nghỉ học vì tôi không còn có khả năng đóng học phí ». Lynn định đi lên miền bắc Chypre hiện do Thổ Nhĩ Kỳ quản lý, nơi một số người bạn của ông đã tìm được việc và xin được giấy tờ. Đó là vì nếu hồi hương, có nghĩa là lại phải trả một số tiền khổng lồ để xin được việc làm ở nước ngoài, nên Lynn tìm cách ở lại Chypre bằng mọi giá.
Doros Polycarpou, thuộc hiệp hội hỗ trợ người nhập cư Kisa than thở : « Cùng với khủng hoảng, ngày càng có nhiều người vấp phải trở ngại khi muốn nhận được tiền lương, hoặc buộc phải làm việc nhiều hơn, cho nhiều chủ nhân hơn mà thu nhập vẫn như cũ ». Dù vậy, « nhiều lao động nước ngoài nhập cư vẫn không muốn rời đảo quốc, vì họ còn phải nuôi sống gia đình », nên « sẵn sàng chấp nhận bất cứ điều kiện làm việc nào để kiếm được một ít tiền ». Ông cảnh báo : « Sẽ có nhiều cảnh bóc lột hơn, nhiều người cùng khổ hơn, và nhiều người không giấy tờ hơn ».
Đối diện với hiện trạng này, chính quyền Sri Lanka đã quyết định không cho phép xuất khẩu lao động sang Chypre. Về phía Philippines thì không có lệnh cấm chính thức, nhưng lãnh sự quán nước này nhận thấy có sự sút giảm lớn lao về số lượng người lao động Philippines khai báo tại Cộng hòa Chypre.
Tuy nhiên theo Lãnh sự danh dự của Philippines, Shemaine Kyriakides, số người lao động Philippines “sẽ không tiếp tục giảm nhiều” vì “ít người chấp nhận làm việc như người Philippines với đồng lương rẻ như thế”.
Điều này không ngăn trở Bộ trưởng Thương mại Chypre loan báo một dự thảo luật nhắm vào việc thúc đẩy nền công nghiệp du lịch, vốn thu dụng một lượng rất lớn lao động nước ngoài, để tạo việc làm cho 70% người Chypre nhằm giảm thất nghiệp.
tiết kiệm money
RépondreSupprimergiờ có nhiều dich vu giup viec nha tận tâm và chu đáo