Bài đăng : Thứ bảy 13 Tháng Tư 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 13 Tháng Tư 2013
Phiên
tòa mới mở ra để xét xử ông Hosni Mubarak hôm nay 13/04/2013 đã nhanh
chóng bị ngưng lại. Thẩm phán Moustafa Hassan Abdallah, bị cáo buộc là
đã xử trắng án nhiều viên chức cao cấp chế độ cũ, đã trả lại hồ sơ cho
tòa kháng án để cấp tư pháp này chọn lựa một phiên tòa mới.
Cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak, 85 tuổi, xuất hiện trước tòa
trong một lồng sắt. Ông mặc đồ trắng, ngồi trên băng-ca, đeo kính mát,
thản nhiên trò chuyện với hai người con trai là Alaa và Gamal, cũng là
bị cáo trong phiên tòa này. Ông Mubarak nhiều lần mỉm cười vẫy tay chào
cử tọa trước ống kính truyền hình. Sau khi thẩm phán Abdallah lúng túng
quyết định ngưng phiên xử, cựu Tổng thống đã được đưa đi bằng trực thăng
trở về bệnh viện quân đội nơi ông được chữa trị.
Bị nhân dân nổi dậy lật đổ vào tháng 2/2011 sau 30 năm liên tục cầm quyền và bị giam cầm vài tháng sau đó, ông Hosni Mubarak bị xét xử vì cái chết của gần 850 người trong cuộc nổi dậy (từ 25/01 đến 11/02/2011) và vì tội tham nhũng. Trong phiên tòa trước đây vào năm 2012, ông đã bị kết án chung thân vì các tội danh trên. Nhưng bản án sau đó bị hủy vì ông Mubarak kháng án, đồng thời Viện Kiểm sát cũng kháng cáo, đòi hỏi bản án tử hình cho cựu Tổng thống.
Trong phòng xử án, luật sư của các nguyên đơn giương biểu ngữ phản đối chủ tọa phiên tòa. Thẩm phán Abdallah là người từng chủ trì phiên tòa tháng 12/2012 xử các viên chức chế độ cũ bị cáo buộc là đã tổ chức vụ tấn công tháng 2/2011 vào những người biểu tình chống Mubarak, bằng bọn tay chân ngồi trên lưng lạc đà và ngựa – đã trở thành nổi tiếng dưới cái tên « cuộc chiến lạc đà ». Cựu Bộ trưởng Nội vụ Habib El Adli bị kết án chung thân, nhưng sáu cựu viên chức cảnh sát khác được trắng án, gây phẫn nộ cho người dân Ai Cập.
Phiên tòa đầu tiên xử ông Mubarak vào tháng 8/2011 đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới, với hình ảnh con người quyền lực nhất Ai Cập ra tòa trên băng-ca. Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo Ả Rập bị người dân lật đổ phải ra trước tòa án.
Phiên xử mới hôm nay không được chú ý lắm, vì đại đa số người dân Ai Cập đang quan tâm đến cuộc khủng hoảng chính trị, an ninh và kinh tế tại đất nước. Hiện Ai Cập đang dưới quyền lãnh đạo của ông Mohamed Morsi thuộc Huynh đệ Hồi giáo, phong trào từng bị ông Mubarak săn lùng.
Đã có nhiều tin đồn về sức khỏe của cựu Tổng thống, thậm chí hãng thông tấn chính thức Mena vào năm ngoái còn cho biết ông Mubarak đã « chết lâm sàng ».
Bị nhân dân nổi dậy lật đổ vào tháng 2/2011 sau 30 năm liên tục cầm quyền và bị giam cầm vài tháng sau đó, ông Hosni Mubarak bị xét xử vì cái chết của gần 850 người trong cuộc nổi dậy (từ 25/01 đến 11/02/2011) và vì tội tham nhũng. Trong phiên tòa trước đây vào năm 2012, ông đã bị kết án chung thân vì các tội danh trên. Nhưng bản án sau đó bị hủy vì ông Mubarak kháng án, đồng thời Viện Kiểm sát cũng kháng cáo, đòi hỏi bản án tử hình cho cựu Tổng thống.
Trong phòng xử án, luật sư của các nguyên đơn giương biểu ngữ phản đối chủ tọa phiên tòa. Thẩm phán Abdallah là người từng chủ trì phiên tòa tháng 12/2012 xử các viên chức chế độ cũ bị cáo buộc là đã tổ chức vụ tấn công tháng 2/2011 vào những người biểu tình chống Mubarak, bằng bọn tay chân ngồi trên lưng lạc đà và ngựa – đã trở thành nổi tiếng dưới cái tên « cuộc chiến lạc đà ». Cựu Bộ trưởng Nội vụ Habib El Adli bị kết án chung thân, nhưng sáu cựu viên chức cảnh sát khác được trắng án, gây phẫn nộ cho người dân Ai Cập.
Phiên tòa đầu tiên xử ông Mubarak vào tháng 8/2011 đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới, với hình ảnh con người quyền lực nhất Ai Cập ra tòa trên băng-ca. Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo Ả Rập bị người dân lật đổ phải ra trước tòa án.
Phiên xử mới hôm nay không được chú ý lắm, vì đại đa số người dân Ai Cập đang quan tâm đến cuộc khủng hoảng chính trị, an ninh và kinh tế tại đất nước. Hiện Ai Cập đang dưới quyền lãnh đạo của ông Mohamed Morsi thuộc Huynh đệ Hồi giáo, phong trào từng bị ông Mubarak săn lùng.
Đã có nhiều tin đồn về sức khỏe của cựu Tổng thống, thậm chí hãng thông tấn chính thức Mena vào năm ngoái còn cho biết ông Mubarak đã « chết lâm sàng ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.