Bài đăng : Thứ bảy 13 Tháng Tư 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 13 Tháng Tư 2013
Các nước
Liên hiệp châu Âu đang lao vào cuộc đấu tranh chống trốn thuế, cho dù
khuynh hướng chống đối vẫn còn mạnh. Đây là chủ đề được Bộ trưởng Tài
chính các nước châu Âu thảo luận hôm nay 13/04/2013 tại Dublin và sẽ
được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh tháng Năm tới.
Bộ trưởng Tài chính Ailen, nước đang là chủ tịch luân phiên
Liên hiệp châu Âu cho biết sẽ tổng kết quan điểm của các nước để có thể
đề ra những bước tiếp theo. Trước đó vào hôm qua, các Bộ trưởng Tài
chính sáu nước lớn nhất châu Âu đã tổ chức họp báo chung để khẳng định
quyết tâm tấn công vào bí mật ngân hàng tại châu Âu. Còn Chủ tịch Hội
đồng châu Âu, ông Herman Van Rompuy tuyên bố, vấn đề trốn thuế sẽ được
thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh châu Âu ngày 22/5 tới.
Sau vụ Offshoreleaks - cuộc điều tra của các nhà báo độc lập tiết lộ những nhân vật có tài khoản ở các nước được mệnh danh là thiên đường trốn thuế - Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha và Ý tuần này đã gởi thư lên Ủy ban châu Âu yêu cầu có luật mới theo kiểu Fatca của Mỹ, và hôm nay đến lượt Ba Lan bày tỏ sự ủng hộ. Sáu nước lớn châu Âu hy vọng toàn bộ 27 nước của Liên hiệp sẽ đồng thuận, vì tất cả các quyết định liên quan đến thuế khóa cần phải được nhất trí.
Luật Fatca của Hoa Kỳ giúp có được tất cả các thông tin về những tài khoản ngân hàng, khoản đầu tư và thu nhập ở nước ngoài của tất cả các công dân Mỹ, có tầm rộng hơn so với các quy định hiện nay của Liên hiệp châu Âu.
Đối với Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici, thì « có một ngọn gió đang thổi vào Liên hiệp châu Âu để xóa đi những mập mờ, những cản ngại từ bí mật ngân hàng ». Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble mong muốn việc trao đổi thông tin « được mở rộng ra cho tất cả các loại lợi tức từ vốn », trong khi người đồng nhiệm Ý Vittorio Grilli hy vọng « tạo ra được sự năng động tại châu Âu ».
Một nhà ngoại giao nhận định, cũng giống như thuế đánh vào các hoạt động tài chính, ý tưởng bắt đầu từ một nhóm nhỏ rồi sau đó trở thành phong trào. Chủ đề chống trốn thuế sẽ được đề cập đến trong các hội nghị G8 và G20 tới.
Sự thay đổi đã bắt đầu : dưới áp lực của các đối tác châu Âu và nhất là của Hoa Kỳ, Luxembourg vừa chấp nhận dỡ bỏ một phần bí mật ngân hàng, cho phép trao đổi tự động các dữ liệu ngân hàng đối với cá nhân kể từ năm 2015, nhất là về tiền gởi tiết kiệm.
Chỉ còn Áo là chống đối : tuy Thủ tướng phe Dân chủ Xã hội Werner Fayman cho biết sẵn sàng thảo luận, nhưng Bộ trưởng Tài chính Áo Maria Fekter, một nhân vật bảo thủ thì vẫn kiên quyết muốn giữ bí mật ngân hàng. Nếu Vienna không nhượng bộ, thì giải pháp có thể là từ bỏ nguyên tắc đồng thuận trên vấn đề thuế khóa, nhưng như vậy cần phải thay đổi hiệp ước châu Âu và điều này rất tế nhị.
Bà Fekter đả kích nước Anh là có nhiều thiên đường trốn thuế trực thuộc như quần đảo Channel, Gibraltar, quần đảo Caiman, quần đảo Virgin, mà theo bà « thực sự là những điểm nóng về rửa tiền và trốn thuế ». Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne nhìn nhận, đấu tranh chống nạn trốn thuế thực sự là một « thử thách », tuy nhiên những nơi có thể trốn thuế « ngày càng hiếm hoi và càng nhỏ bé hơn ». Ông nhấn mạnh, chính phủ Anh đang thương lượng với các lãnh thổ này để cố gắng chấm dứt tính mập mờ của các ngân hàng.
Sau vụ Offshoreleaks - cuộc điều tra của các nhà báo độc lập tiết lộ những nhân vật có tài khoản ở các nước được mệnh danh là thiên đường trốn thuế - Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha và Ý tuần này đã gởi thư lên Ủy ban châu Âu yêu cầu có luật mới theo kiểu Fatca của Mỹ, và hôm nay đến lượt Ba Lan bày tỏ sự ủng hộ. Sáu nước lớn châu Âu hy vọng toàn bộ 27 nước của Liên hiệp sẽ đồng thuận, vì tất cả các quyết định liên quan đến thuế khóa cần phải được nhất trí.
Luật Fatca của Hoa Kỳ giúp có được tất cả các thông tin về những tài khoản ngân hàng, khoản đầu tư và thu nhập ở nước ngoài của tất cả các công dân Mỹ, có tầm rộng hơn so với các quy định hiện nay của Liên hiệp châu Âu.
Đối với Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici, thì « có một ngọn gió đang thổi vào Liên hiệp châu Âu để xóa đi những mập mờ, những cản ngại từ bí mật ngân hàng ». Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble mong muốn việc trao đổi thông tin « được mở rộng ra cho tất cả các loại lợi tức từ vốn », trong khi người đồng nhiệm Ý Vittorio Grilli hy vọng « tạo ra được sự năng động tại châu Âu ».
Một nhà ngoại giao nhận định, cũng giống như thuế đánh vào các hoạt động tài chính, ý tưởng bắt đầu từ một nhóm nhỏ rồi sau đó trở thành phong trào. Chủ đề chống trốn thuế sẽ được đề cập đến trong các hội nghị G8 và G20 tới.
Sự thay đổi đã bắt đầu : dưới áp lực của các đối tác châu Âu và nhất là của Hoa Kỳ, Luxembourg vừa chấp nhận dỡ bỏ một phần bí mật ngân hàng, cho phép trao đổi tự động các dữ liệu ngân hàng đối với cá nhân kể từ năm 2015, nhất là về tiền gởi tiết kiệm.
Chỉ còn Áo là chống đối : tuy Thủ tướng phe Dân chủ Xã hội Werner Fayman cho biết sẵn sàng thảo luận, nhưng Bộ trưởng Tài chính Áo Maria Fekter, một nhân vật bảo thủ thì vẫn kiên quyết muốn giữ bí mật ngân hàng. Nếu Vienna không nhượng bộ, thì giải pháp có thể là từ bỏ nguyên tắc đồng thuận trên vấn đề thuế khóa, nhưng như vậy cần phải thay đổi hiệp ước châu Âu và điều này rất tế nhị.
Bà Fekter đả kích nước Anh là có nhiều thiên đường trốn thuế trực thuộc như quần đảo Channel, Gibraltar, quần đảo Caiman, quần đảo Virgin, mà theo bà « thực sự là những điểm nóng về rửa tiền và trốn thuế ». Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne nhìn nhận, đấu tranh chống nạn trốn thuế thực sự là một « thử thách », tuy nhiên những nơi có thể trốn thuế « ngày càng hiếm hoi và càng nhỏ bé hơn ». Ông nhấn mạnh, chính phủ Anh đang thương lượng với các lãnh thổ này để cố gắng chấm dứt tính mập mờ của các ngân hàng.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.