Tối 29/09, trước hàng ngàn người, bà Nguyễn Phương Hằng hát một ca khúc có tên là "Phương Hằng &T30". Ngay lập tức trong đêm, video "cô Hằng hát nhạc cô sáng tác" đã lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt.
Thực tế đây là bản nhạc được gọi là "nhạc chế", "nhạc độ" lại từ ca khúc "Đoạn buồn đêm mưa" sáng tác trước năm 1975 ký tên là Vinh Sử.
Xung quanh bài hát "Đoạn buồn đêm mưa" còn có nhiều chuyện hậu trường rất thú vị.
Theo ca sĩ Chế Linh thì bài "Đoạn buồn đêm mưa" do chính ông sáng tác. Bài hát ra đời trước năm 1975. Vào một đêm nọ, ông có hẹn một người bạn gái, nhưng giữa chừng thì trời mưa tầm tã mãi không dứt nên Chế Linh phải trú mưa tại một góc phố ở Sài Gòn. Trong lúc ngồi uống rượu một mình ông viết ra ca khúc này.
Sau đó thì ca sĩ Chế Linh cho nhạc sĩ Vinh Sử đứng tên chung, để in và bán tờ nhạc từ trước năm 1975.
Ông cho biết khi chuyển nhượng "Đoạn buồn đêm mưa" cho nhạc sĩ Vinh Sử, hai bên không làm giấy tờ mà chỉ nói miệng giữa anh em nghệ sĩ, nhưng trên giấy tờ văn bản thủ tục để in ấn thì còn rõ ngày tháng cấp phép.
Sau năm 1975 nhiều nghệ sĩ, trong đó có Chế Linh, đã vượt biên sang định cư tại Mỹ, Canada và nhiều quốc gia khác. Nhạc sĩ Vinh Sử vẫn ở lại Việt Nam. Năm 2017, BH Media đã làm việc trực tiếp với ông và hai bên đã ký một hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ các ca khúc của ông cho công ty trong đó có bài "Đoạn buồn đêm mưa".
Nhạc sĩ Vinh Sử qua đời vào năm 2022 và sau đó thì ca sĩ Chế Linh muốn thu hồi lại bài hát này để đứng tên của mình với lý do: "Để cho những ca sĩ trẻ sau này muốn dùng bài hát mà không có nhu cầu làm thương mại thì có thể sử dụng mà không bị cơ sở nào thu tiền’’.
Tuy nhiên việc thu hồi lại để đứng tên Chế Linh cho bài hát "Đoạn buồn đêm mưa" là điều không hề dễ bởi vì trên giấy tờ thì nhạc sĩ Vinh Sử đã bán cho BH Media khai thác trên YouTube.
Đáng tiếc là ca sĩ Chế Linh lên tiếng sau khi nhạc sĩ Vinh Sử qua đời nên không thể gặp nhạc sĩ Vinh Sử xác minh thực hư như thế nào.
Về danh chính thì đến thời điểm hiện tại quyền tác giả bài hát "Đoạn buồn đêm mưa" vẫn được đứng tên Vinh Sử, và quyền thừa kế tác phẩm này thuộc về người nhà của ông.
TIỂU VŨ 30.09.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.