Có một điều cần ghi tâm khắc cốt nhớ kỹ để mà phòng tránh là số người chết sau bão thường gấp nhiều lần trong bão. Cứ bão xong nhất định lụt sẽ tới, bão càng lớn thì lụt càng to.
Đã có nhiều người chết do nước lên nhanh, do lũ quét cuốn trôi nhà cửa, đuối nước, chìm ghe, sập cầu, sạc lỡ núi...Rồi do chủ quan do không phòng bị, không quyết liệt trong các phương án như di dời tránh lũ trách sạc lở ở vùng có nguy cơ cao để bảo vệ người dân.
Đọc cái tin Lào Cai bị quét vùi lấp cả thôn, 15 người chết, hàng chục người mất tích nó đau đớn khôn cùng. Buồn.
Những bài học như vậy người Quảng Nam đã thấm thía từ lâu. Có lần tôi về quê làm cái thống kê nhỏ, tỉ lệ nhà có đám giỗ ở các tháng mùa lũ thường cao gấp nhiều lần so với các mùa còn lại. Đó là đám giỗ của những người thế hệ trước chết vì bão lụt. Đau thương lắm, làng tôi, biết bao nhiêu người chết do bão lụt vào những năm 60-70-80...
Trận bão lụt năm Giáp Thìn (1964), Quảng Nam là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, xác người gia súc, gia cầm bị cuốn theo dòng nước về tận vùng biển vẫn còn in đậm trong tâm trí của thế hệ ông bà cha mẹ chúng tôi. Làng Đông An, nằm ở thượng nguồn sông Thu Bồn (xã Ninh Phước, huyện Nông Sơn, Quảng Nam) đã bị xóa sạch không còn một người.
Nhớ lại những sự kiện lịch sử như vậy giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự khắc nghiệt và quy luật của tự nhiên để làm bài học cho các thế hệ sau tránh những mất mát đau thương tương tự.
Những rủi ro thiệt hại về người và của do bão lụt thời trước là do khoa học chưa phát triển, dự báo thời tiết chưa chính xác thì có thể chịu được. Nhưng đến thời đại này, mọi thứ đã được dự báo từ trước những vẫn để xảy ra những trường hợp thương tâm là điều khó chấp nhận được.
TIỂU VŨ 10.09.2024 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.