Nhà nước Mỹ không bỏ tiền cho thể thao nhưng nước họ luôn dẫn đầu Olympic. Người Mỹ kết hợp thể thao với học hành một cách thực tế chớ không phải phong trào.
Thể thao đại học Mỹ là dùng trường học đào tạo vận động viên, và hầu hết các vận động viên Mỹ đều có thể có tấm bằng đại học trước khi bước lên chuyên nghiệp.
Cũng nhờ thể thao, các trường đại học ở Mỹ trở thành đặc thù một cách sáng giá, khi họ đứng tách biệt hoàn toàn với các nền đại học xài ngân sách nhà nước như Việt Nam.
Học sinh trung học có năng khiếu dễ dàng nhận học bổng để đến với các đội thể thao của họ, mà ở đó các sinh viên có điều kiện tiếp thu nền giáo dục tiên tiến và thể thao chuyên nghiệp. Ví dụ Tiger Woods là tay golf hàng đầu thế giới, nhưng anh ta không hề "ít học" như các vận động viên thể thao Việt Nam, Trung Quốc... mà là cựu sinh viên chuyên ngành kinh tế của đại học danh giá Stanford.
Cũng vậy, nước Mỹ không có Bộ Văn hóa, không có Hội Nhà văn, Hội Văn nghệ trực thuộc chính phủ nhưng nhà văn Mỹ cũng luôn đứng đầu về tài năng và số lượng sách bán ra. Họ cũng chỉ đứng sau Pháp về giải Nobel Văn chương, còn Nobel Kinh tế thì chiếm gần hết.
Tại Mỹ ai muốn thành nhà văn thì đầu tiên cứ việc viết sách và tự lo chuyện bán. Nếu bán không được, đói thì chuyển sang nghề khác. Chẳng có cơ quan công quyền nào, ngoài tư nhân, tài trợ cho bạn một xu.
Việt Nam món gì cũng tiền nhà nước, tức tiền thuế dân nhưng luôn hạng bét, mỉa mai thay có nhiều kẻ "nhà văn" cho rằng tự bán sách là hạ giá trị của mình.
Trong khi đó nhận tài trợ từ một cơ quan chính trị để in sách hay để sống, để nhậu nhẹt, để đi chơi, để... lấy le... thì mặc nhiên anh đã là nô bút, mà nô bút thì chẳng bao giờ viết ra cái gì ngang tầm với thiên hạ. Đã bị khinh còn luôn chiếm... hạng bét. Hehehe.
NGUYỄN ĐÌNH BỔN 13.08.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.