Đạo Phật từ nguyên thủy là đạo của Trí tuệ, do một con người siêu trí tuệ, đã tỉnh thức, đã giác ngộ khởi xướng.
Tất cả những gì ngài nói là rõ ràng. Pháp tu mà ngài thành đạo sau thiền định dưới cội bồ đề cũng không có gì bí hiểm, dù để thực hành điều đó để đi đến giác ngộ là rất rất khó.
Tôi lấy ví dụ, Năm giới trong Phật giáo cho người tại gia nghe thì rất đơn giản nhưng có ai trong chúng ta, thậm chí các ông sư giữ được Năm không: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và say sưa?
Sau khi Phật nhập diệt, các ghi chép về lời dạy của ngài dần biến thể sinh ra hàng trăm, hàng ngàn pháp môn khác nhau. Và khi đại thừa du nhập Trung Hoa, để thu hút tín đồ các ông sư tàu đã chế biến ra một đạo Phật mang màu sắc trộn lẫn đạo Lão, đạo thần tiên với ít nhiều thần bí, khuyến khích phật tử bái lạy, và tin vào những hình tượng bịa đặt như phật...bà!
Phật giáo truyền sang Việt Nam từ bắc tông và nam tông (nguyên thủy) do đó chúng ta thấy phật tử miền bắc mê tín hơn phật tử phía nam. Hiện nay trong nam vẫn ảnh hưởng nam tông và có nhiều bậc thiền sư thật sự trí tuệ.
Dù vậy đã tu hành theo chánh pháp Phật giáo hoặc Phật tử thì ít hay nhiều cũng phải có trí tuệ. Phải nhìn, hiểu Thích Ca như một Con Người. Một con người đã tỉnh thức để giác ngộ, và sau khi thành đạo đã dành hết cuộc đời tại thế để chỉ cách cho chúng sinh tỉnh thức.
Trong nhục thân con người thì Thích Ca dù đã thành phật cũng phải chịu những quy luật của vô thường. Ông cũng già, cũng đau khớp, rụng răng, nhiều bệnh... và chết.
Và vì vậy làm quái gì có một sợi tóc của một con người tồn tại suốt 2.600 năm mà còn có thể ngo ngoe?
NGUYỄN ĐÌNH BỔN 29.12.2023 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.