“Cuối tháng 1-2020, Thượng tá Hồ Anh Sơn (thời điểm đó là Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự) trình Thiếu tướng Hoàng Văn Lương (lúc đó là Phó Giám đốc Học viện Quân y) ký công văn gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) về việc đề xuất nhiệm vụ phát triển kit test Covid-19.
Sau khi nhận được văn bản, bị can Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó vụ trưởng Vụ KH-CN các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ KH-CN) đã trao đổi thống nhất với Phan Quốc Việt (Tổng giám đốc Việt Á) về việc để Việt Á tham gia đề tài này. Sau đó, Hùng yêu cầu Hồ Anh Sơn bổ sung thêm Việt Á tham gia đề tài. Bị can Sơn đồng ý và sửa lại phiếu đề xuất nhiệm vụ khoa học và trình Thiếu tướng Lương ký.
Đầu tháng 2-2020, Bộ KH-CN có quyết định thành lập hội đồng, tổ thẩm định kinh phí và giao Học viện Quân y chủ trì; Hồ Anh Sơn là chủ nhiệm đề tài với kinh phí 18,98 tỉ đồng, thực hiện trong 18 tháng.
Sau khi được Bộ KH-CN giao đề tài, nhóm nghiên cứu của Học viện Quân y đã nghiên cứu để tối ưu hóa. Ngày 10-2-2020, Hồ Anh Sơn ký bàn giao quy trình chế tạo bộ sinh phẩm với Công ty Việt Á để sản xuất thử nghiệm theo yêu cầu của đề tài nhưng không có nội dung chi tiết và công thức mồi và mẫu dò.
Khoảng giữa tháng 2-2020, Việt chỉ đạo Hồ Thị Thanh Thủy (Phó Tổng Giám đốc Việt Á, vợ của Việt) mang bộ kit test Covid (do Thủy nghiên cứu, tối ưu từ các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ và một số nước khác, xây dựng quy trình sản xuất kit sử dụng gene đích để phát hiện ra virus) ra Hà Nội để đánh giá chất lượng.
Sau khi có kết quả đánh giá, biết được bộ kit do Việt Á có chất lượng tốt hơn bộ sinh phẩm của Học viện Quân y, Việt đã báo cáo đến Trịnh Thanh Hùng. Hùng yêu cầu Việt làm công văn gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị phối hợp thử nghiệm bộ kit do Việt Á đưa đến.
Sau đó, Việt cho nhân viên mang 3 loại kit do Việt Á cung cấp đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để tiếp tục đánh giá, thử nghiệm. Kết quả bộ kit của Việt Á đạt yêu cầu.
Đầu tháng 3-2020, Hùng yêu cầu Sơn làm văn bản đề nghị nghiệm thu giai đoạn 1 đề tài. Sau đó Sơn trình Trung tướng Đỗ Quyết (Giám đốc Học viện Quân y) ký văn bản đề nghị Bộ KH-CN nghiệm thu giai đoạn 1 đề tài. Trên cơ sở này, Bộ KH-CN kiến nghị Bộ Y tế xem xét cấp phép sử dụng.
Khép lưu hành sản phẩm chính thức gửi Vụ Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế). Bộ Y tế ra văn bản đề nghị Việt Á làm rõ quan hệ giữa Học viện Quân y và Việt Á trong toàn bộ hồ sơ liên quan và bổ sung tài liệu chứng minh.” (Trích An Ninh Thủ Đô)
Một đề tài khoa học cấp quốc gia được chính cơ quan quản lý khoa học công nghệ nước nhà là Bộ Khoa học Công nghệ thông qua một cách tùy tiện nhưng nhanh chóng.
Nó cho thấy việc các cá nhân có trách nhiệm tại Bộ này đã lạm dụng quyền lực theo hướng tha hóa tuyệt đối, bất chấp tính pháp lý khoa học (nhập từ Tàu) lẫn sự phi lý trong tính thực tiễn sản xuất (trong căn phòng cỡ 10 m2).
Mọi thứ được thông qua rất nhanh rồi tiếp tục cấu kết nhau ép buộc nhân dân thực hiện “ngoáy mũi tốn tiền” ngân sách lẫn tiền dân, doanh nghiệp. Chỉ vì quyền lợi một nhóm nhỏ ấy mà phong tỏa đường sá, ngăn chặn giao thương cả nước.
Hậu quả kinh tế và nhân mạng là vô cùng lớn và dài dẳng. Thực là “độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội, dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi”.
Tôi không cổ súy án tử hình, song những kẻ đã trục lợi trên sinh mệnh đồng bào thực sự xứng đáng nhận những mũi tiêm!
Còn vấn đề sâu xa là vì sao lửa “đốt lò” hửng hực suốt mấy năm mà sự cấu kết, lũng đoạn chính sách để trục lợi bất chấp đất nước xác xơ, nhân dân rên xiết lại ngay giữa trung tâm chính trị quốc gia ; thì có lẽ mỗi người đều có câu trả lời của riêng mình…
MAI QUỐC ẤN 19.12.2023
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.