Thái Lan hôm nay cho biết sẽ tiến hành thủ tục kiện Trung Quốc ra tòa, liên quan đến hai hợp đồng mua tàu ngầm tấn công lớp Nguyên S26T do Trung Quốc đóng.
Năm 2017, Thái Lan ký thỏa thuận mua chiếc tàu ngầm đầu tiên của Trung Quốc với giá 13,5 tỉ baht (hơn 403 triệu USD). Sau đó, Thái Lan đã ký mua thêm hai chiếc vào năm 2020 với giá 622 triệu USD. Điều kiện quan trọng của hợp đồng là tàu ngầm này sử dụng động cơ của Đức, và phía Trung Quốc cam kết điều này. Thời hạn giao hàng là năm 2023. Phía Thái Lan đã chuyển một phần tiền của hợp đồng cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, Đức từ chối cung cấp động cơ cho Trung Quốc vì lệnh cấm vận do Mỹ áp đặt, nhưng phía Trung Quốc không hề thông báo cho Thái Lan biết. Sự việc chỉ vỡ lỡ ra, khi Thái Lan tiến hành nghiệm thu, và đã phát hiện động cơ là do Trung Quốc sản xuất. Thái Lan từ chối tiếp nhận.
Suốt hơn một năm qua, Bắc Kinh đã có nhiều đoàn thương thảo đến Thái Lan để thuyết phục quốc gia này đồng ý sử dụng động cơ do Trung Quốc sản xuất. Nhưng đều bị phía Thái Lan cự tuyệt. Phía Thái Lan đề xuất chuyển sang mua hai chiến hạm do Trung Quốc đóng, tương đương số tiền hơn 7 tỉ Bath, số tiền mà Thái Lan đã chuyển cho Trung Quốc.
Có lẽ do Trung Quốc không chấp nhận nên Thái Lan mới công bố có thể sử dụng đến biện pháp pháp lý.
Điều khó hiểu nhất là đây là tại sao Thái Lan không yêu cầu, và Trung Quốc không thay nó bằng động cơ của Nga? Mà cứ phải là của Đức?
Chẳng phải Nga luôn tuyên truyền là động cơ tàu ngầm của Nga tốt nhất và ít tiếng ồn nhất thế giới đó sao? Chẳng phải là chính NATO cũng đều khẳng định đó sao? Họ còn đặt biệt danh cho tàu ngầm Kilo 636 là “hố đen trong lòng đại dương” đó sao? Và hiện tại, Việt Nam chúng ta cũng luôn tự hào về điều đó sao?
Cùng lúc đó, Ấn Độ là quốc gia trung thành với vũ khí tối tân của Nga cũng đã từ chối Nga để chuyển sang mua tàu ngầm của phương Tây.
LÊ XUÂN NGHĨA 24.11.2023
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.