Hội An là đô thị sống, không phải di tích lịch sử thuần túy kiểu như Hoàng thành Huế…nên khách ra vào không hoàn toàn là khách du lịch.
Vì thế nên nếu thu phí vào cổng thì sẽ phải cấp thẻ “cư dân” cho dân hoặc ít ra cũng phải trình căn cước hay bản sao hộ khẩu, tạm trú để miễn phí.
Ngoài ra, các thành phần không du lịch khác cũng phải chứng minh nhân thân để được miễn phí. Chẳng hạn như khách vãng lai đến giao dịch ra vào một ngày mấy lần thì mua vé combo full ngày, tuần, tháng ? Hay chủ nhà chạy ra bảo lãnh giống như vào mấy khu chung cư cao cấp ? Nếu thế cũng sinh ra kẽ hở để trốn vé và trốn quá dễ.
Thế nên tốt nhất là đừng có bán vé mà quay ra thu phế của dân kinh doanh. Tùy quy mô kinh doanh mà thu nhiều hay ít. Tùy ngành nghề nữa. Nếu đông khách, doanh thu cao, thì đóng nhiều. Không kinh doanh thì thôi. Nhưng hầu như nhà nào chả kinh doanh.
Thu phế vậy thì dân tự đẩy giá bán hàng lên một chút để bù lại, tức là khách du lịch cũng là người phải chịu phí. Tất nhiên dân bản địa cũng bị theo, nhưng họ cũng ít sử dụng dịch vụ và có thể chủ quán giảm giá chút cho khách quen ở địa phương (có thể trình căn cước để được giảm, nếu muốn).
Như vậy có một nhóm khách du lịch thoát phí là nhóm tuyệt đối không chi tiền dịch vụ gì, chỉ vào ngó nghiêng rồi lượn. Thành phần đó đa số là dân nghèo, cũng nên miễn phí. Chứ trung lưu kiểu gì chả phải uống cốc nước. Ở các điểm di tích thì vẫn bán vé bình thường, nên cũng chả thất thu tuyệt đối.
Cách thu phế này có thể áp dụng ở các nơi khác kiểu phố cổ Hà Nội, phố đi bộ các tỉnh, và bất cứ nơi nào tương tự mà cần kinh phí để xử lý các vấn đề chung. Kiểu này nó giống như thu phí chung cư hay nhà ở các khu đô thị để dọn vệ sinh, cảnh quan…Là thu của cư dân, chứ ai thu khách vãng lai đi qua chụp ảnh check in.
DƯƠNG QUỐC CHÍNH 06.04.2023
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.