Nhin hiện trường của vụ em bé 10 tuổi lọt ống hẹp, sâu 35 mét ở Đồng Tháp mà não lòng.
Hình ảnh đau đớn của một quốc gia thích rùm beng những niềm tự hào ở chỉ số và son phấn, nhưng loay hoay vụng về ở đời thường là đây chứ đâu?
Cách giải cứu một trẻ nhỏ trong các điều kiện khó khăn, các quốc gia khác đã từng trải qua. Luôn học hỏi và có đủ kinh nghiệm, tạo thành những nhóm giải cứu có lập kế hoạch, sẵn sàng được quyền triệu tập các nguồn lực đúng, cần thiết. Cứu hộ được gắn liền với lực lượng cứu hỏa ở mọi nơi.
Ấn Độ thậm chí có cả các nhóm trực để giải cứu thú vật ở những điều kiện ngặt nghèo. Ngay cả Thái Lan, vụ giải cứu các thiếu niên ở hang hiểm Tham Luang vào năm 2018 cũng là một bài học lớn về việc vận dụng các phương án giải cứu từ các chuyên gia, như sách giáo khoa về cứu nạn. Việt Nam đã có ban, bộ nào học hỏi về các điều này chưa?
Các vấn đề địa hình, duy trì mạng sống nạn nhân, cách giữ tiếp cận liên lạc không ngừng... đều phải từ các chuyên gia với các phép tính chuẩn xác, hành động với các lớp, không thể dự đoán miệng.
Cách làm này - như trong ảnh, kỹ sư Dương Quốc Chính đã dự đoán sẽ làm nước dâng nhanh, tràn vào ống, gây nguy hiểm cho tính mạng đứa trẻ.
Tất cả chỉ còn may rủi. Số phận đứa bé cũng là hình ảnh của một quốc gia, đầy lo âu và trần trụi.
TUẤN KHANH 02.01.2023 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Họ bơm nước vào làm mềm đất thì chắc cháu bé sẽ chết đuối luôn, vì cọc này nối, nước ngấm qua đó, đấy là chưa kể bên trong cọc có nước ngầm nữa. Nếu cứu được thì tâm lý cũng hoảng loạn, ám ảnh.
Rơi xuống độ sâu bằng nhà 10 tầng sẽ bị ma sát tuột hết da, mất máu, không cử động được do ống hẹp sẽ tê liệt các cơ, máu không tuần hoàn được.
Mình nghĩ là cần đào một hố mới rộng tối thiếu 1 mét bên cạnh, rồi đục ngang sang. Dùng máy thi công cọc khoan nhồi để khoan.
E là khó cứu.
DƯƠNG QUỐC CHÍNH 02.01.2023
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.