Mất mát nào của người Việt Nam, dù ở bên này hay bên kia của Lòng Dân và Công lý, đều là nỗi đau con Dân Việt.
Ba sĩ quan an ninh trong vụ Đồng Tâm vì sao bị chết?
Và hôm nay cả chục tướng tá trong vụ sụt lở ở Thừa Thiên tại sao bị chết?
Câu hỏi nối câu hỏi.
Nếu không có câu trả lời chính xác thì sẽ còn nữa những chết thương tâm của các sĩ quan, chiến sĩ trong thời bình.
Câu trả lời rất đơn giản và chỉ có một:
Không được đào tạo và tôi luyện trong các hoàn cảnh có biến.
Vậy thì hàng chục năm nay tiền của của Dân chi cho an ninh, quốc phòng để đào tạo các chiến binh bảo vệ Đất nước, bảo vệ Dân chống lại các biến cố đi đâu?
Rõ ràng đã đến lúc các quan trên, cụ thể là Bộ Chính trị, thủ tướng, Quân ủy trung ương phải nhanh chóng điều tra xem lại công việc đào tạo các sĩ quan về mọi kỹ năng chiến đấu, đối phó các nguy cơ cơ bản.
Đất nước hiện đang luôn bị áp lực của chiến tranh xâm lược từ Trung Quốc cộng sản, của thiên tai, của bất ổn định chính trị, bởi các tệ nạn lưu manh. Vậy mà qua hai sự cố Đồng Tâm và Thừa Thiên đã bộc lộ rõ sự kém cỏi năng lực chiến đấu đối phó của hàng loạt tướng tá an ninh, quân đội.
Nếu có kỹ năng chiến đấu tối thiểu và phương án trinh sát tối thiểu, thì không có chuyện ba sĩ quan an ninh sa hố.
Nếu luôn có phương án tác chiến bài bản tối thiểu, thì không có chuyện cả chục tướng tá tay không đi làm cái việc là cứu hộ những người bị mất tích vì lũ được.
Bài bản tối thiểu của một trận đánh là điều nghiên chiến trường, là trinh sát trước đường đi nước bước, là đội quân chuyên nghiệp cứu hộ cùng các phương tiện cứu hộ.
Hơn chục tướng tá tay không và không phải là lực lượng cứu hộ thì làm được gì để cứu hộ?
Sự liều mình của họ được ghi nhận, nhưng cái chết vô lý thương tâm của họ lẽ nào không là bài học cay đắng và không là nỗi lo ngại về năng lực của các tướng tá của chúng ta?
LƯU TRỌNG VĂN 16.10.2020 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.