"Bất chấp khoa học, thì chính trị sẽ mất tính
khách quan, không còn sức sống tự nó".
Nếu là gã, gã sẽ
rút "tít"bài viết của tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó ban trực Ban
Tuyên giáo Trung ương như vậy. Vì đó mới là nội dung chính bài viết của TS
Hoàng, nhân cái cớ kỷ niệm 90 năm ngành tuyên giáo.
Rất tiếc Báo
Thanh Niên hoặc bản thân TS Hoàng rút "tít"bài viết như sau:
"Tuyên giáo phải nhằm khai hóa văn minh cho dân
tộc".
Lập tức cái
"tít" đó lan truyền trên mạng và coi đó là nội dung chính của bài
viết, dẫn đến dư luận mỉa mai giễu cợt.
Lý do giản đơn,
đó là nhiều người vì lẽ này lẽ nọ dị ứng với các ban tuyên giáo của đảng, do họ
chưa vừa lòng với hoạt động có tính bảo thủ và một chiều, gần đảng xa Dân của
không ít cán bộ của các ban này.
Từ đó, nhiều
người không thèm đọc bài viết, khó chịu lây bài viết rất tâm huyết của TS Vũ
Ngọc Hoàng, một người có khuynh hướng chống tư tưởng bảo thủ trong đảng.
Đọc kỹ bài viết
công phu này của TS Vũ Ngọc Hoàng, trừ cái tít bị giật tạo cảm giác ngạo mạn
với Dân tộc, sẽ thấy rõ cách nhìn tích cực. Bất chấp những cái gọi là
"nhậy cảm chính trị " bị cảnh báo xưa nay, về đổi mới mạnh mẽ những
vấn đề lý luận chính trị hiện nay chứ không phải chuyện... tuyên giáo.
Vấn đề lõi mà TS
Hoàng đặt ra là Khoa học và Chính trị - cặp phạm trù chính của công tác lý luận
- tuyên truyền. Mặc dù TS Hoàng cả bài viết không hề có một chữ đảng, một câu
xã hội chủ nghĩa, nhưng rất rõ TS Hoàng đụng vào hệ lý luận chủ quan của đảng
tức Chính trị xã hội chủ nghĩa, với hệ quy luật khách quan của văn minh nhân
loại tức Khoa học.
TS Hoàng viết:
"Phải dựa vào khoa học để làm căn cứ xác định và điều chỉnh các yêu cầu chính trị, chứ không phải
ngược lại là lấy chính trị để bắt khoa học phải tuân theo. Vì nếu vậy thì khoa
học không còn là khoa học, và do đó các căn cứ để quyết định nhiệm vụ chính trị
không còn đứng vững, và chính trị chắc chắn sẽ bị chông chênh.
Chính vì lẽ đó mà
nhiều việc trong đời sống xã hội đã bị chính trị hóa,
kể cả khoa học và tư tưởng, ngôn luận. Mặt khác, cái lâu dài và cái trước mắt
không phải lúc nào cũng thuận chiều nhau; khoa học định hướng cho lâu dài,
nhưng chính trị nhiều lúc phải giải quyết yêu cầu bức xúc trước mắt.
Trong trường hợp
đó mục đích lâu dài phải được phân kỳ, có quá trình, có bước đi phù hợp hoàn
cảnh thực tế. Chỉ có điều sự phân kỳ đó có giới hạn và không trái ngược với
khoa học, có vậy chính trị mới có thể thành công bền vững.
Trường hợp khác,
nếu bất chấp khoa học, thì chính trị sẽ mất tính khách quan, không còn sức sống
tự nó, bị xơ cứng và giảm tính thuyết phục, giảm lòng tin, từ đó mà hỏng nền
tảng. Ngay cả quan niệm chính trị cũng không nên khuôn lại trong giới hạn của
vấn đề quyền lực và xử lý tình huống, mà phải có cách tiếp cận của khoa học
chính trị. Không áp đặt kiểu cai trị ngày xưa mà thuyết phục bằng cơ sở khoa
học trong môi trường dân chủ xã hội".
Nếu nghiền ngẫm
những gì TS Hoàng nêu trên gã tin những ai mỉa mai và giễu cợt TS Hoàng bởi cái
"tít"- "Tuyên giáo phải
nhằm khai hóa văn minh cho dân tộc" quả là chém gió ấy - sẽ bình tâm
và công tâm hơn để chia sẻ những gì tâm huyết của TS Hoàng với thời cuộc.
11g24
Viết thêm.
Gã đã kiểm tra
lại thì được biết TS Vũ Ngọc Hoàng không rút tít như báo Thanh Niên đã in.
Nhưng TS thừa nhận là trong bài viết có dùng chữ "khai hóa", và đó là
chữ không thích hợp, không đúng trong ngữ cảnh và nội dung chính của bài viết, nên dẫn đến phản ứng của Dư luận.
LƯU TRỌNG VĂN
03.08.2020 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Mời đọc lại:
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.