Đăng ngày:
Trang tuotiao.com có trụ sở tại Bắc Kinh gần đây đăng bài « Tại sao Kyrgyzstan không quay về với Trung Quốc sau khi giành được độc lập ? ».
Tờ báo nói rằng dưới thời Thành Cát Tư Hãn, Kyrgyzstan với diện tích
510.000 kilomet vuông hoàn toàn thuộc lãnh thổ Trung Quốc, nhưng sau đó
lại lọt vào tay đế quốc Nga.
Trang web này có 750 triệu độc giả, và là nền tảng di động phổ biến nhất Trung Quốc.
Trong khi đó trang sohu.com, thuộc một công ty internet có trụ sở tại Bắc Kinh cũng đăng một bài báo mang tựa đề « Kazakhstan nằm trên một vùng đất thuộc về Trung Quốc về mặt lịch sử ». Bài này đã làm đại sứ Trung Quốc tại Kazakhstan là Trương Tiêu (Zhang Xiao) lập tức bị triệu tập ngày 14/04/2020.
Các
quốc gia Trung Á nhận được rất nhiều đầu tư từ Trung Quốc, nhưng điều
này cũng làm các nước này « dễ tổn thương về tài chính » trước Bắc Kinh.
Kyrgyzstan đã vay 1,7 tỉ đô la từ ngân hàng Eximbank của Trung Quốc,
được cho là chiếm 43% tổng nợ công quốc gia. Còn đối với Kazakhstan,
Trung Quốc đóng một vai trò quá lớn trong lãnh vực năng lượng.
Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh vào cuối tuần trước, đài truyền
hình Trung Quốc CGTN đăng trên Twitter một tấm ảnh núi Everest, viết
rằng « đỉnh núi cao nhất thế giới nằm tại khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc ». Bị dư luận Nepal phản đối, tweet này sau đó bị xóa, viết lại rằng « đỉnh núi cao nhất thế giới nằm tại biên giới Trung Quốc-Nepal ».
« Quyền
lịch sử » từng được Bắc Kinh nhấn mạnh nhằm chiếm hữu Biển Đông, nhưng
đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016 cho là « vô căn
cứ ».
Trang
WION nhắc lại, tháng trước, Trung Quốc loan báo thành lập hai « quận »
mới là « Tây Sa » đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa – cưỡng
chiếm của Việt Nam năm 1974 ; và « Nam Sa » tại Đá Chữ Thập thuộc quần
đảo Trường Sa – nơi Bắc Kinh ra sức bồi đắp nhiều đảo nhân tạo trong
thời gian gần đây. Cả hai trực thuộc cái gọi là « thành phố Tam Sa », để
« quản lý » các đảo tranh chấp trên Biển Đông. Hành động này không chỉ
gây phẫn nộ cho các nước láng giềng, mà còn khiến Hoa Kỳ và Úc phản ứng
mạnh mẽ.
Trước đó, Bắc Kinh còn tự ý đặt tên cho 25 đảo, rạn san
hô và 55 thực thể địa lý dưới nước tại Biển Đông, nhằm « tái khẳng
định » chủ quyền. khiến các nước láng giềng tức giận. Đặc biệt Việt Nam
cực lực phản đối vì trong số đó có những đảo, thực thể nằm sâu trong
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hà Nội tuyên bố hành vi này
vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị, Philippines trao
kháng thư cho đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, còn ngoại trưởng Úc
Marise Payne lên án hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.