Ngư dân Tiêu Viết
Phẩn với mẻ cá ngừ vừa đánh bắt được ở Hoàng Sa - Ảnh: TRẦN MAI
|
(Tuổi Trẻ 18/01/2020) Trong tâm thức người Việt, Hoàng Sa không bao giờ
mất. Và chính việc phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa hôm nay là
tiếp tục truyền đi thông điệp đó. Hôm nay (18-1), bên bờ biển Đà Nẵng, chính
quyền huyện Hoàng Sa phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa.
Buổi
lễ diễn ra đúng dịp tưởng niệm 46 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng
trái phép nhằm nhắc nhở mỗi người hôm nay và cả mai sau: Hoàng Sa là một phần
máu thịt của dân tộc Việt Nam.
Trò
chuyện với Tuổi Trẻ nhân sự kiện đặc biệt này, ông Võ Ngọc Đồng, chủ tịch UBND
huyện Hoàng Sa và ông Bùi Văn Tiếng, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP Đà Nẵng
nói "trong tâm thức người Việt,
Hoàng Sa không bao giờ mất. Và chính việc phát động xây dựng công trình Thư
viện Hoàng Sa hôm nay là tiếp tục truyền đi thông điệp đó".
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa Võ Ngọc Đồng
|
Nhắc nhở nhau về Hoàng Sa
*
Chúng tôi biết ý tưởng xây dựng Thư viện Hoàng Sa đã được chính quyền huyện
Hoàng Sa và cá nhân ông ấp ủ từ lâu, vì sao đến bây giờ mới chính thức phát
động xây dựng?
-
Ông VÕ NGỌC ĐỒNG: Thực tình, chính quyền huyện Hoàng Sa bắt đầu sưu tầm các
hiện vật, tài liệu về Hoàng Sa từ năm 2009 để xây dựng Phòng trưng bày tư liệu
về Hoàng Sa và biên soạn Kỷ yếu Hoàng Sa.
Trong
quá trình này, chúng tôi đã nhận được rất nhiều đóng góp từ đông đảo các tầng
lớp nhân dân cả nước và kiều bào nước ngoài. Như bộ sưu tập bản đồ Trung Quốc
không có Hoàng Sa của anh Trần Thắng (Việt kiều Mỹ), kỷ vật của các nhân chứng
từng tham gia bảo vệ Hoàng Sa, bộ sưu tập 60 năm báo chí viết về Hoàng Sa...
Đặc
biệt, nhiều nhà xuất bản, nhiều tác giả đã gửi tặng sách viết về Hoàng Sa và
biển đảo quê hương cho UBND huyện Hoàng Sa.
Tuy
nhiên, các đầu sách về Hoàng Sa mà chúng tôi đang có vẫn còn rất ít so với
lượng sách rất lớn được xuất bản từ trước đến nay.
Trên
cả nước hiện cũng chưa có thư viện Hoàng Sa để tổ chức thu thập và hệ thống hóa
sách, tư liệu về Hoàng Sa một cách đầy đủ, bài bản. Bạn đọc thiếu một nơi để
tra cứu, tìm đọc và chia sẻ tài liệu chuyên đề về Hoàng Sa.
Từ
đó chúng tôi và nhiều người dân, nhất là các nhà nghiêu cứu về biển đảo có mong
muốn Nhà trưng bày Hoàng Sa không chỉ là nơi tham quan mà còn là nơi phục vụ
cho tìm hiểu, nghiên cứu về Hoàng Sa.
Khi
có đủ điều kiện chúng tôi xây dựng Thư viện Hoàng Sa để phục vụ việc tham quan,
nghiên cứu và công tác đấu tranh khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền trên
vùng biển đảo ngày càng có hiệu quả hơn.
*
Việc phát động xây dựng Thư viện Hoàng Sa trong thời điểm dịp tưởng niệm 46 năm
ngày quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái
phép (19-1-1974 - 19-1-2020), ông muốn truyền đi thông điệp gì đến với người
dân?
-
Ông VÕ NGỌC ĐỒNG: "Sách vở là con
tàu tư duy vượt qua sóng nước thời gian và trân trọng chở những hàng hóa quý
giá từ thế hệ này sang thế hệ khác".
Những
"hàng hóa quý giá" mà chúng tôi muốn gây dựng ở Thư viện Hoàng Sa
giúp cho thế hệ hiện tại và mai sau tìm hiểu có hệ thống, tạo những cơ sở pháp
lý và bằng chứng lịch sử, ý chí của các thế hệ cha ông trong cuộc đấu tranh bảo
vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Phát
động xây dựng thư viện đúng vào dịp tưởng niệm 46 năm ngày Hoàng Sa bị Trung
Quốc chiếm đóng trái phép là để nhắc nhở mỗi người thế hệ hôm nay và cả mai sau
không được quên Hoàng Sa là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam; để trong
tâm thức người Việt, Hoàng Sa không bao giờ mất.
Học sinh Đà Nẵng
tham quan, tìm hiểu các tư liệu, hình ảnh liên quan đến Hoàng Sa - Ảnh: HỮU KHÁ
|
Điểm đến của giới trẻ
*
Trong lần phát động xây dựng Thư viện Hoàng Sa này, ông có mong muốn gì từ cộng
đồng xã hội, có thể đóng góp cả vật chất, tinh thần, tư liệu, hiện vật...?
-
Ông VÕ NGỌC ĐỒNG: Mong muốn nhiều lắm. Công tác sưu tầm tài liệu, hiện vật về
Hoàng Sa rất cần những tư liệu mới, không để những tư liệu ngoài xã hội bị thất
lạc, hư hỏng, thậm chí thế lực xấu phá hủy, gây bất lợi cho cuộc đấu tranh của
Việt Nam.
Những
năm qua, mặc dù UBND huyện Hoàng Sa đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn thiếu
điều kiện, nguồn lực để thu thập, sưu tầm tài liệu.
Do
vậy chúng tôi rất mong nhận được nhiều hơn nữa sự đóng góp cả về vật chất, tinh
thần, tư liệu, hiện vật... làm phong phú các bộ sưu tập tại Nhà trưng bày Hoàng
Sa nói chung và phát triển Thư viện Hoàng Sa nói riêng, để nơi đây không chỉ là
điểm đến để tuyên truyền mà còn là nơi tập hợp, xây dựng lực lượng nghiên cứu
trẻ, đáp ứng mong mỏi của nhiều nhà nghiên cứu và người dân khi đến tham quan,
gợi ý xây dựng Nhà trưng bày Hoàng Sa thành Trung tâm nghiên cứu về Hoàng Sa
trong thời gian đến.
* Ông có hy vọng khi Thư viện Hoàng Sa
ra đời sẽ là nơi phục vụ chung cho học sinh, sinh viên, các cá nhân và cơ sở
nghiên cứu trong và ngoài nước, nhất là đội ngũ nghiên cứu trẻ trên lĩnh vực
này?
-
Ông VÕ NGỌC ĐỒNG: Tôi mong rằng đông đảo bạn đọc sẽ tìm đến tra cứu, nghiên
cứu, chia sẻ thông tin về Hoàng Sa. Đó là cách tốt nhất để thư viện phát huy
được giá trị, vai trò trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ
quốc.Tôi cũng mong muốn thư viện sẽ là nơi gặp gỡ, giới thiệu ấn phẩm, công
trình nghiên cứu về Hoàng Sa của các nghiên cứu viên chuyên về vấn đề Biển
Đông.
UBND
huyện Hoàng Sa sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để các nhà nghiên cứu khai thác
các nguồn tư liệu, làm ra sản phẩm nghiên cứu chất lượng để đưa được tiếng nói
bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đến với các diễn đàn học thuật và mọi người dân
hiệu quả hơn.
Và
tôi mong rằng nơi đây không chỉ là nơi cung cấp tri thức mà còn hun đúc ngọn
lửa đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa nói riêng và biển
đảo Tổ quốc nói chung.
Bia chủ quyền VN
do người Pháp dựng tại Hoàng Sa năm 1938 - Ảnh: Tư liệu Tuổi Trẻ
|
Góp phần đấu tranh bảo vệ
chủ quyền
*
Theo ông, xây dựng Thư viện Hoàng Sa có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện
nay?
-
Ông BÙI VĂN TIẾNG: Theo tôi, Thư viện Hoàng Sa thực chất cũng là một kiểu nhà
trưng bày Hoàng Sa chuyên trưng bày sách báo/hồ sơ tư liệu với tư cách là bằng
chứng khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo
Hoàng Sa. Đó là điểm khác biệt của Thư viện Hoàng Sa so với các thư viện bình
thường.
Đương
nhiên khác biệt đến mấy thì Thư viện Hoàng Sa cũng là một thư viện, là nơi tập
hợp một cách hệ thống và tương đối đầy đủ những sách báo/hồ sơ tư liệu - kể cả
những sách báo/hồ sơ tư liệu của phía Trung Quốc - phục vụ cho việc nghiên cứu
về vấn đề xác lập và thực thi chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa,
qua đó góp phần vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực ngoại giao học thuật.
*
Khi xây dựng Thư viện Hoàng Sa, chúng ta phải làm gì để thư viện này trở nên
sống động, hấp dẫn đối với tất cả mọi người?
-
Ông BÙI VĂN TIẾNG: Cái hấp dẫn lớn nhất của Thư viện Hoàng Sa là sự phong phú
về sách báo, hồ sơ tư liệu liên quan đến Hoàng Sa. Nếu Thư viện Hoàng Sa trở
thành một tập hợp thật sự hệ thống và tương đối đầy đủ thì chắc chắn sẽ trở
thành một điểm đến hấp dẫn đối với giới nghiên cứu học thuật về Hoàng Sa.Chỉ có
thể tạo nên một "thư viện sống" đầy hấp dẫn trên cơ sở một bộ sưu tập
như vậy về sách báo, hồ sơ tư liệu liên quan đến Hoàng Sa.
Chẳng
hạn có thể thường xuyên tổ chức tại Thư viện Hoàng Sa những buổi giới thiệu
sách chuyên đề Hoàng Sa của chính các tác giả, tổ chức những buổi thuyết trình
của học sinh, sinh viên về sách chuyên đề Hoàng Sa có trong thư viện, thậm chí
có thể tổ chức những buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ,
luận án tiến sĩ về đề tài Hoàng Sa.
Cũng
có thể tổ chức tại Thư viện Hoàng Sa những buổi hội thảo, tọa đàm phản biện các
sách báo, hồ sơ tư liệu của phía Trung Quốc trên tinh thần học thuật nhằm phản
bác những luận điệu, quan điểm thiếu khoa học, xuyên tạc sự thật lịch sử...
Nhà nghiên cứu trẻ VÕ HÀ: Nơi nuôi ý
chí giành lại Hoàng Sa
Việc phát động xây dựng Thư viện Hoàng Sa là một bước đi và cách làm
chính đáng và có ý nghĩa - đó vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dự, trở thành một
địa chỉ không thể bỏ qua cho những nhà nghiên cứu, nhà quản lý và các tầng lớp
nhân dân.
Ông Geneva Henri - giám đốc Thư viện Đại học Rice, Houston, Hoa Kỳ - từng
có câu nói nổi tiếng: "Thư viện
không chỉ là nơi những cuốn sách được lưu trữ mà còn là nơi những ý tưởng được
chia sẻ"; tuy nhiên, tôi nghĩ trong trường hợp đặc biệt của Thư viện
Hoàng Sa: "Thư viện Hoàng Sa không
chỉ là nơi lưu trữ các tài liệu có tính hệ thống khẳng định chủ quyền của Việt
Nam với quần đảo Hoàng Sa, mà còn là nơi nuôi ý chí giành lại Hoàng Sa".
Bạn Lê Anh Thư (sinh viên ĐH Đà Nẵng): Chúng
tôi mong đợi có Thư viện Hoàng Sa
Tôi nghĩ đây chắc chắn là nơi tốt nhất để giới thiệu cho bạn đọc những
tài liệu, những cuốn sách giúp bổ sung kiến thức về chủ đề biển đảo quê hương.
Bản thân tôi cũng có thể tìm đọc và tham khảo dễ dàng những điều thắc mắc lâu
nay về chủ đề này.
Một khi hoàn thành, thư viện sách sẽ là nơi góp phần vào việc nâng cao
nhận thức, hiểu biết và trách nhiệm của tất cả mọi người về Hoàng Sa và các
quần đảo. Khơi gợi, lan tỏa mạnh mẽ tình yêu về biển đảo và chủ quyền của dân
tộc Việt Nam ta.
Nếu có điều kiện tôi cũng sẽ ủng hộ vào việc làm nhân văn này như một
lời khẳng định của bản thân về chủ quyền biển đảo với tất cả bạn bè gần xa.
Anh Nguyễn Văn Hiệu (công tác tại Nhà
trưng bày Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng):Sẵn sàng đóng góp 50 đầu sách
Một thư viện về Hoàng Sa sẽ là nơi tập hợp các công trình nghiên cứu về
biển đảo, củng cố tư liệu phục vụ cho giới nghiên cứu. Bên cạnh đó, người dân
và du khách có thêm nơi tiếp cận tư liệu và hiểu biết về Hoàng Sa - Trường Sa
và biển đảo Việt Nam.
Bản thân tôi rất ủng hộ dự án này, hiện tôi có một tủ sách cá nhân hơn
50 đầu sách nói về Hoàng Sa và sẵn sàng đóng góp làm phong phú hơn cho thư
viện.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.