Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk (T), thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (G) và chủ tịch UBCA Jean-Claude Juncker tại thượng đỉnh Á-Âu, Bruxelles, Bỉ, ngày 18-19/10/2018. |
Theo thông báo của Ủy ban Châu Âu đăng trên
website của định chế này, Hội đồng Châu Âu, ngày hôm nay, 25/06/2019, đã
chấp nhận cho ký kết với Việt Nam hiệp định tự do thương mại và hiệp
định bảo hộ đầu tư. Hai văn bản này sẽ được ký kết tại Hà Nội, ngày 30/06/2019.
Các
cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Liên hiệp Châu Âu (EU) được khởi động năm
2012 và hoàn tất vào ngày 02/12/2015. Chiểu theo quyết định hồi tháng
05/2017 của Tòa án Công lý Châu Âu, Ủy ban Châu Âu đã quyết định tách
thành hai hiệp định riêng rẽ với các thủ tục phê chuẩn khác nhau.
Sau khi ủy viên thương mại châu Âu, bà Cecilia Malmström cùng với chủ tịch luân phiên EU ký kết, hiệp định tự do mậu dịch Việt Nam-Liên hiệp Châu Âu sẽ được trình lên tân Nghị viện Châu Âu. Văn bản này có hiệu lực sau khi Nghị viện Châu Âu thông qua.
Trong khi đó, Hiệp định bảo hộ
đầu tư, tuy cũng được ký ngày 30/06, nhưng cần có sự phê chuẩn của nghị
viện từng quốc gia thành viên, nên viễn cảnh thực thi còn khá xa vời.
Bà Malmström, được AFP trích dẫn, lưu ý : « Việt Nam là một thị trường năng động đầy hứa hẹn, với trên 95 triệu người tiêu thụ ». Tuy nhiên « hiệp định này cũng nhằm tăng cường việc tôn trọng nhân quyền, bảo vệ môi trường và quyền lợi của người lao động ». Bà nhấn mạnh, Việt Nam vừa phê chuẩn Hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (OIT theo tiếng Pháp, ILO theo tiếng Anh) về thương lượng tập thể.
Theo Hội đồng Châu Âu đại diện cho các quốc gia thành viên, hiệp định thương mại ký với Việt Nam dự trù « các
cam kết thực hiện những tiêu chuẩn căn bản của OIT và các hiệp ước Liên
Hiệp Quốc liên quan, chẳng hạn đấu tranh chống biến đổi khí hậu, bảo vệ
đa dạng sinh thái ».
Việt
Nam bị cáo buộc bỏ tù, tuyên những bản án nặng nề cho các nhà ly khai,
nhưng đồng thời cũng đánh vào các quan chức tham nhũng.
Cuối năm ngoái bà Cecilia Malmström cũng đã nhìn nhận « các vấn đề trầm trọng liên quan đến nhân quyền ». Bà nói thêm :
« Hiệp định thương mại tất nhiên không thể biến Việt Nam thành một chế
độ hoàn toàn dân chủ trong ngày một ngày hai, nhưng đây là một trong
những công cụ mà chúng tôi có được trong quan hệ với Hà Nội ».
Việt
Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á, và châu
Âu là một trong những đối tác thương mại chính, là nhà đầu tư lớn. Trao
đổi giữa hai bên hàng năm khoảng 50 tỉ euro hàng hóa, 4 tỉ euro dịch vụ,
trong đó phần lợi nghiêng hẳn về phía Việt Nam.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.