Từ lúc 5,7 tuổi, tôi đã được ông nội
(Mai Bá Điền: 1885-1979) chèo ghe, chở qua đình Phú Xuân coi hát bội, mỗi lần
cúng cầu an, cầu bông. Các tuồng: Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu, Thần Nữ dâng ngũ
linh kỳ, Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê, Đào (Điều) Tam Xuân báo phu cừu…Nội cắt
nghĩa cho tôi hiểu từng điển tích.
Hổm rày, mạng xã hội chửi Văn phòng Bộ Công thương đem xe công vụ vào tận chân cầu thang máy bay để đón vợ của bộ trưởng Trần Tuấn Anh, báo nhà nước cũng đặt vấn đề trách nhiệm, nhưng thủ tướng chưa có ý kiến về thói “nịnh trong tối” (không trong sáng) mà thủ tướng đã cấm.
Bỗng dưng, tôi nhớ tuồng “Đào Tam Xuân báo phu cừu”, về chuyện Hàn Phụng (chú vợ vua) thích chảnh chó, mượn long xa của vua đi chơi, dẫn đến kết cục bi thảm: các tướng loạn trào, bắt vợ vua là Hàn Tố Mai đem lăng trì!
Số là, thời Hậu Chu Thế Công bị quân Liêu và Bắc Hán xâm lăng, Triệu Khuôn Dẫn
có công đánh chặn quân hai nước này, được phong làm Tiết Độ Sứ (như bộ trưởng Quốc
phòng). Về sau, Hậu Chu Thế Tông chết, con Sài Tông Huấn lên ngôi mới 7 tuổi.
Năm 960, thấy vua nhỏ mới lên ngôi, Bắc Hán và Liêu kéo quân vây nhà Hậu Chu lần nữa, các tướng tôn Triệu Khuôn Dẫn làm vua để toàn tâm chống giặc. Triệu Khuôn Dẫn thành Tống Thái Tổ, đặt tên nước Đại Tống.
Cũng giống như Lưu Bang, sau khi lên ngôi sợ các công thần của mình soán ngôi, Triệu Khuôn Dẫn điều các công thần ra trấn biên ải, như Trịnh Ân, Cao Hoài Đức, Đào Tam Xuân (vợ Trịnh Ân), nếu Triệu Khuôn Dẫn không triệu về thì không ai được tự tiện dẫn quân về.
Trịnh Ân dù được phong tước Nhữ Nam Vương cũng không được vua gọi về hàn huyên. Một hôm, Trịnh Ân nhớ Triệu Khuôn Dẫn tự ý về thăm. Về tới cung thành, thấy long xa đi ngược chiều, Trịnh Ân tưởng vua quỳ xuống tung hô Thánh hoàng vạn tuế. Ai dè, Hàn Phụng (chú Hàn Tố Mai – vợ vua) từ bên trong vén rèm, thò đầu ra, cười ngạo: “Hoàng thúc miễn lễ, Nhữ Nam Vương hãy bình thân”.
Trịnh Ân nổi điên, túm cổ Hàn Phụng giật một phát bay ra khỏi long xa, rồi đấm một cú vào mồm, Hàn Phụng gãy hai hàng răng cửa. Trịnh Ân hét: “Chú vợ vua là cái quần què gì mà dám ngồi trên long xa, tức là chuyên xa của vua?”
Thái giám báo về, Hàn Tố Mai nhõng nhẽo, méc vua : “Trịnh Ân kéo quân về (chỉ có một toán vệ binh) mà không có chiếu chỉ của bệ hạ là có ý phản, đã vậy còn đánh chú Hàn Phụng của thiếp gãy răng để dằn mặt thiếp, mà thiếp là bậc mẫu nghi thiên hạ, tức coi bệ hạ chẳng ra gì”.
Hàn Tố Mai bày yến tiệc phục rượu vua đến khi say bí tỉ, viết sẵn chiếu chỉ trảm Trịnh Ân về tội khi quân, rồi cầm tay vua ấn triện vào chiếu. Không biết Triệu Khuôn Dẫn say thiệt, hay giả vờ mượn tay Hàn Tố Mai trảm tướng?
Nghe tin Trịnh Ân bị vua trảm, Cao Hoài Đức và Đào Tam Xuân kéo quân từ biên ải Đồng Quan về hỏi tội Hàn Tố Mai. Trước mặt vua, Hàn Tố Mai chối, khai chính vua đã viết chiếu chỉ. Quân của Cao Hoài Đức và Đào Tam Xuân bao vây cấm thành làm áp lực, Triệu Khuôn Dẫn chột dạ, đổ thừa lúc đó say quá, mà hoàng hậu đưa thì viết đại.
Đào Tam Xuân điên tiết, đếch sợ vua nữa, lôi lý lịch trích ngang ra tố với bá quan văn võ rằng : « Hàn Tố Mai là con kỹ nữ thanh lâu, bị biết bao nhiêu thằng vùi dập thân xác, mà cho chú con đ* chó leo lên long xa, biến cái hệ thống quân giai thành hệ thống quần dài, còn kỷ cương xã tắc con mẹ gì nữa? Ta đại diện hương linh đại công thần Nhữ Nam Vương lập lại trật tự kỷ cương triều đình bằng cách thiêu sống con Hàn Tố Mai làm gương, không cần lò gì cả! »
Nói xong, Đào Tam Xuân sai quân sĩ bắt Hàn Tố Mai cùm tay, gông cổ, chế dầu lên quần áo rồi đốt sống để tế chồng.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.