Hai ông Lê Duy Hải và Lê Nam Trà |
“Nguyễn Bắc Son đưa Cao Duy Hải về làm
TGĐ MobilFone ngày 20-4-2015 khi Son bắt đầu triển khai một “thương vụ”mà chỉ
không lâu nữa ta sẽ biết… Hải cùng với Phạm Thị Phương Anh – được đưa về làm
phó TGĐ MobilFone đúng một tháng trước đó – là cặp đôi được Son tin dùng để
thực thi “thương vụ” này…”.
Cùng thời điểm xuất hiện bài viết của Huy Đức vào trung tuần
tháng 12/2017, một số tờ báo nhà nước bắt đầu ẩn dụ “Điểm trùng hợp trên đường công danh 2 ông Lê Nam Trà – Cao Duy Hải”
theo cách “bổ nhiệm cùng ngày” và “chuyển công tác, đi chữa bệnh cùng năm”.
Chẳng hạn như “Ngày 21.4.2015, khi ông Lê
Nam Trà được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV thì ông Cao Duy Hải được bổ nhiệm
giữ chức Tổng giám đốc Tổng công ty MobilFone thay ông Trà. Chỉ hơn hai năm
sau, sau khi ông Lê Nam Trà chuyển công tác khỏi MobilFone, tới lượt ông Cao
Duy Hải xin phép nghỉ ốm để chữa bệnh”.
Trước đây, báo chí nhà nước hết sức dè dặt khi đề cập vụ “MobilFone mua AVG”.
Vụ “MobilFone mua AVG”
đã được một tác giả có bút danh là Nguyễn Văn Tung tung lên mạng xã hội từ năm
2015, và cho tới nay đã có đến 27 bài. Ngoài việc đặc tả những nhân vật của MobilFone,
tác giả này đặc biệt nhắm đến Thanh tra chính phủ là cơ quan chịu trách nhiệm
thanh tra vụ “MobilFone mua AVG”, cụ
thể là Phó tổng thanh tra Ngô Văn Khánh. Ngô Văn Khánh lại là quan chức mà
trong những năm qua đã bị cả báo chí nhà nước lẫn mạng xã hội vừa đặt dấu hỏi
vừa tố về khối tài sản khổng lồ của ông này.
Cho tới nay, bất chấp một số chỉ đạo phải công khai báo cáo kết
luận thanh tra vụ “MobilFone mua AVG”,
Thanh tra chính phủ vẫn lần lữa và nại ra nhiều lý do để không công bố.
Từ khoảng giữa năm 2017, trên mạng xã hội bắt đầu rộ lên những
thông tin về vụ “MobilFone mua AVG”,
nhưng không chỉ quy kết “trách nhiệm hình
sự” đối với bộ trưởng Thông tin và Truyền thông thời những năm trước là
Nguyễn Bắc Son, mà còn “bắn ý” đến
trường hợp ông Trương Minh Tuấn – khi đó là thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đặc biệt hơn, thông tin trên mạng xã hội còn được điểm xuyết
bằng những công kích của blogger Huy Đức đối với ông Trương Minh Tuấn, cũng
liên quan mật thiết đến vụ “MobilFone mua
AVG”. Theo đó, khi còn là thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông
Trương Minh Tuấn đã ký quyết định phê duyệt để ông Lê Nam Trà của Công ty MobilFone
ký hợp đồng mua Công ty AVG. Trong khi giá trị thực sự của AVG là 8.900 tỉ
đồng, hợp đồng mua AVG chỉ có 300 tỉ đồng. Vậy số tiền còn lại chạy đi đâu, và
ai được “lại quả” từ số tiền đó?
Vào thời điểm Huy Đức “gọi
tên” Trương Minh Tuấn, vụ MobilFone – AVG lại được đích thân Nguyễn Phú
Trọng xem xét và thúc đẩy. Vụ việc này hứa hẹn sẽ “làm rõ” hàng loạt quan chức
cao cấp, không loại trừ một số quan chức cao cấp sẽ phải ra tòa.
Trước khi “gọi tên”
Trương Minh Tuấn, Huy Đức đã “báo điềm
gở” về Đinh La Thăng bị loại khỏi Bộ Chính trị, Trịnh Xuân Thanh “đã về”, Trầm Bê bị bắt.
Đã thành một thói quen, không ít người quan tâm đến biến động
chính trị trong nội bộ đảng và chiến dịch được tuyên truyền là “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng
ngày càng dựa vào những tin tức - dù được thể hiện rõ ràng hay mơ hồ lấp lửng -
của Huy Đức để nhận định và dự đoán về tương quan chính trị cùng những biến
động, biến cố có thể xảy ra trong tương lai gần. Đặc biệt là về “ai sắp bị bắt” hay “ai sắp chết”…
Vào lần này, hiện tượng báo chí nhà nước bắt đầu nêu ẩn ý về vụ “MobilFone mua AVG” cho thấy tiến trình
xử lý vụ việc này có vẻ đang thoát khỏi cảnh chây ì trước đây.
Vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 2017, báo chí nhà nước cũng “dạo nhạc” về trách nhiệm của Đinh La
Thăng khi còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN),
đã chỉ đạo gửi 800 tỉ đồng của PVN vào Ngân hàng Đại Dương của Hà Văn Thắm, để
sau đó số tiền này biến mất. Đến ngày 8/12/2017, Đinh La Thăng bất ngờ bị Bộ
Công an khởi tố và bắt giam.
Nếu vụ bắt Đinh La Thăng cho thấy một “đặc thù” quan trọng là Tổng bí thư Trọng bỏ qua các khâu “kiểm điểm” ông Thăng theo kết luận của
Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Kỷ luật đưa ra khỏi Ban chấp hành Trung ương, thì
vụ “MobilFone mua AVG” cũng có thể sẽ
theo cách đó. Tức không quá cần thiết phải dựa vào một bản kết luận thanh tra
chẳng biết xác thực hay trung thực tới đâu của Thanh tra Chính phủ, mà cơ quan
điều tra của công an có thể “nhảy” thẳng vào vụ việc này theo mệnh lệnh trực
tiếp từ tổng bí thư. Khi đó, cả hai ông Lê Nam Trà và Cao Duy Hải đều có thể bị
đột ngột khởi tố và tống giam.
Tháng 12 năm 2017 vẫn chưa kết thúc và chưa thể “tổng kết năm” như thường lệ. Nếu trong
tháng này hoặc sang đầu năm 2018 nổ ra vụ khởi tố và tống giam hai ông Lê Nam
Trà và Cao Duy Hải, người ta có thể hình dung tiếp hình ảnh của những nhân vật
liên đới trách nhiệm như Nguyễn Bắc Son và Tương Minh Tuấn.
Kể cả “trách nhiệm chây ì”
của Phó tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh…
THIỀN LÂM
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.