(Cary Huang, SouthChina Morning Post 03/12/2017) Qua việc Hà Nội tự do hóa chính
trị và cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ cũng như các nền dân chủ châu Á như Nhật
Bản, Ấn Độ và Đài Loan; hãy đoán vì sao quan hệ với Bắc Kinh đi xuống.
Nếu tin tưởng thật sự vào chủ nghĩa cộng sản quốc tế, Trung
Quốc và Việt Nam phải là các đồng minh tự nhiên nhất trên thế giới. Những niềm
tin cùng chia sẻ và các thành tựu chung cần phải vượt lên trên oán thù lịch sử
và tranh chấp lãnh thổ. Hai nước phải đoàn kết lại trong một thế giới bị dân
chủ tư bản thống trị, với tư cách là hai trong số năm quốc gia cộng sản trên
thế giới, bên cạnh Cuba, Lào và Bắc Triều Tiên; và là hai nước tự cho là xã hội
chủ nghĩa.
Đây có lẽ là lý do duy nhất khiến chủ tịch Tập Cận Bình chọn
Việt Nam là nước viếng thăm đầu tiên, sau « chiến
thắng » tại Đại hội Đảng 19. Mặc dù hai quốc gia có lịch sử phức tạp
lâu dài và đang tranh chấp lãnh thổ, ông Tập cho rằng quan hệ Trung-Việt là « một tình hữu nghị đặc biệt giữa đồng
chí và anh em » - trong cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo Việt Nam
tháng trước, trong đó có tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong những thập niên gần đây, cả hai nước đều tiến hành cải
cách hướng về nền kinh tế thị trường, theo chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Và trong
khi chệch hướng đáng kể dưới dạng tái cơ cấu chính trị, cả hai đều duy trì chế
độ độc đảng theo kiểu Lênin.
Bắc Kinh và Hà Nội đều theo nguyên tắc « dân chủ tập trung » của Lênin, một dạng hệ thống tham
vấn nội bộ khi thiết lập chính sách. Nhưng có những khác biệt đáng kể về tầm
vóc mà vai trò của « dân chủ » hoặc « tập trung » được phép đóng
trong tiến trình.
Từ đầu thiên niên kỷ, lãnh đạo Việt Nam đã mở rộng « dân chủ trong đảng », coi
đây là chủ đề chính của cải cách chính trị, tách khỏi « nguyên tắc tập trung ».
Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 vào năm 2001, đảng
Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu thay việc đề cử ứng viên bằng việc cho cạnh tranh trong
bầu cử để trở thành thành viên Bộ Chính trị và bốn vị trí cao nhất - tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ
tịch Quốc hội.
Năm 2011, lần đầu tiên trong lịch sử, Đại hội Đảng bộ thành
phố Đà Nẵng đã trực tiếp bầu ra các lãnh đạo địa phương. Đảng cũng sửa đổi Hiến
pháp 2013 để cho phép các ứng cử viên ngoài đảng được tham gia ứng cử Quốc hội.
Tại Đại hội Đảng 12 năm ngoái, ban lãnh đạo đã đi xa hơn
trong việc phân cấp quyền lực, qua việc đưa vào hệ thống phân quyền nhẹ nhàng (checks
and balances) theo kiểu phương Tây giữa các tổ chức chính trị, tạo sự tách rời
quyền lực giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội.
Ở Trung Quốc, cải cách chính trị phần lớn đã bị đình trệ từ
sau vụ quân đội đàn áp phong trào đòi dân chủ năm 1989. Và trong năm năm qua
dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, là một sự thụt lùi, hướng về phía « tập quyền ». Đại hội Đảng
mới đây bước vào một « kỷ nguyên
mới », biểu hiện bằng việc dựng dậy tình trạng quyền lực chỉ tập trung
vào một lãnh đạo của thời Mao trước đây. Ông Tập đã khai tử hai nguyên tắc quan
trọng nhất trong thời kỳ hậu Mao Trạch Đông : lãnh đạo tập thể dựa trên
đồng thuận, và cơ chế thừa kế quyền lực có trật tự.
Sự tự do hóa chính trị dần dần của Việt Nam đã giúp cải
thiện quan hệ với Hoa Kỳ và nhiều nước láng giềng, trong một khu vực mà các
nước dân chủ tự do như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc và Đài Loan có nhiều ảnh
hưởng – tất cả đều là đối thủ chính trị của Trung Quốc.
Xu hướng chính trị khác biệt của hai quốc gia cộng sản lớn
nhất thế giới sẽ làm tăng thêm căng thẳng giữa hai nước này. Bắc Kinh coi việc
Hà Nội hướng theo các nền dân chủ phương Tây đã làm phương hại tính chính danh
của mình, bỏ lại một Trung Quốc bị cô lập trên trường quốc tế, vào đúng thời
điểm mà chủ nghĩa cộng sản thế giới đang hấp hối.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.