lundi 18 décembre 2017

Tâm Chánh - Tham nhũng & Cải cách chính trị (1)



Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tham dự và phát biểu ở hội nghị chính phủ trực tuyến.

Xu hướng tập trung quyền lực đang diễn ra với mật độ dày, khi cuộc đấu tranh chống tham nhũng đang vỡ thế, cải cách chính trị còn loay hoay.

Tập trung về Nhà Đỏ

Thực chất ở Việt Nam, Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo quốc gia. Chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng...sau khi được Quốc hội bầu, lại “sinh hoạt” ở Bộ Chính trị hàng tuần.

Tập trung chính sự về lại Nhà Đỏ là cách nói của dân Hà Nội khi đảng tái lập Ban Kinh tế, Ban Nội chính.

Hiến pháp 2013 với những nội dung tiến bộ theo hướng khẳng định các quyền tự nhiên của con người đã như bị xao nhãng ngay sau đó. Các dự án luật đáp ứng quyền tự do lập hội, biểu tình...tiếp tục là món nợ dài hạn. 

Chính quyền không ngần ngại ứng xử cứng rắn, ngay cả khi nó hàm chứa khả năng lâm vào những rắc rối đối ngoại. Được coi là một nhà lý luận bảo thủ, ông Nguyễn Phú Trọng tỏ rỏ quan điểm bảo thủ của ông một cách nhất quán.

Đã xuất hiện ngày một nhiều hơn các bất bình, phản kháng. Có những cá nhân bằng cách lập luận đã thực hành thành công các quyền con người, quyền công dân. Ở nhiều nơi, người dân triển khai các hình thức phản kháng từ ôn hòa cho tới bạo động. Có những vụ phản kháng đã đặt pháp luật và chính quyền vào thế bị động, lúng túng. 

Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược là những bài có thể tiếp cận đươc hàng tuần. 

Vụ phản kháng của bà con xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội được chính các đảng viên kỳ cựu thực hành hẳn bài học sử dụng bạo lực quần chúng của đảng. Gần đây là “phong trào tiền lẻ” do bất bình của giới tài xế về công trình BOT thu phí vô lý, đã sử dụng chính công cụ hợp pháp, đấu tranh trực diện nhưng ôn hòa với chủ đầu tư và nhà chức trách. 

Đó là chuyển động tiên liệu cho nhà nước. Một khi treo quyền của dân, ở một mức bột phát nào đó tự thực thi quyền của mình, thì nhà nước áp đặt ý chí của mình chỉ có con đường chống lại, đàn áp nhân dân.

Tập trung quyền lực đến mức như vậy, nhưng ông Trọng vẫn chưa đẩy công cuộc chống tham nhũng có được những chuyển động. Nhất là trong các vụ án lớn, vẫn chưa xác định được hành vi tham nhũng ở cấp cao.

Vũ khí dư luận xã hội

Dư luận xã hội là công cụ đắc dụng trong một thể chế thiếu pháp quyền. Nó đã được sử dụng như một vũ khí oanh tạc, sau khi đồng chí X được nhân cách hóa. Cuộc đấu sát thương là kiểm điểm trong Bộ Chính trị, đa số tán đồng với quan điểm tổng bí thư cần xử lý trách nhiệm đồng chí X. Nhưng bất ngờ với chính tổng bí thư, Trung ương đã không ủng hộ ông. Dư luận xã hội về phe nhóm đồng chí X đã bị chia rẽ. Chưa tạo ra được áp lực thay đổi, vì chỉ khi một dư luận xã hội chuyển hóa thành công luận thì mới tạo được ra sức ép ấy.

Đó có lẽ thế cờ mà trong nhiều năm tương quan chính trị của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ít có thay đổi. 

Một người chịu trách nhiệm chỉnh đốn đảng lại được hình dung khá đậm nét là nhà lãnh đạo có tư duy bảo thủ. Một người dễ tạo dấu ấn đổi mới được cộng đồng quốc tế doanh nhân ủng hộ, lại thấy nhiều dấu hiệu khác thường nhờ tham nhũng.

Nhân dân cân nhắc dành ưu tư đổi mới, vì thực ra nếu có ai phải đổi mới nếu không là đảng. Dân gian cũng diễn đạt lựa chọn của mình một cách đơn giản “có làm, có ăn, ăn được, làm được”. 

Chính sự phân hóa trong chọn ưu tiên đã dẫn đến kết quả ai cũng đồng tình chống tham nhũng, nhưng ai cũng đang chờ ai đó hành động.

FB TÂM CHÁNH 16.12.2017

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.