Cuộc họp G7 tại Taormina, Sicilia, Ý. Ảnh 27/05/2017. |
Các nhà lãnh đạo G7 họp tại Taormina (Ý) hôm nay
27/05/2017 nhìn nhận đã không thể đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ về đấu
tranh chống hiện tượng biến đổi khí hậu.
Một đại diện phái đoàn Pháp ở G7 cho biết : «
Hoa Kỳ đang xem xét lại chính sách về khí hậu, còn sáu nước khác của G7
thì tái khẳng định cam kết về hiệp định khí hậu Paris ». Các nguồn
tin châu Âu khác nói rằng trong thông cáo bế mạc cũng đề cập đến việc
không đạt được quan điểm chung giữa Hoa Kỳ và sáu nước còn lại.
Khí hậu và thương mại quốc tế là hai hồ sơ gây bất đồng lớn nhất giữa Hoa Kỳ và các đối tác G7 (Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada, Nhật Bản) trong cuộc họp thượng đỉnh bắt đầu từ hôm qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn đã cảnh báo trước là chỉ khẳng định quan điểm sau G7, vẫn giữ nguyên thái độ, mặc cho sáu lãnh đạo khác đề nghị ủng hộ hiệp định khí hậu Paris. Hiệp định được đồng thuận vào tháng 11/2015 nhắm đến việc kìm giữ nhiệt độ trên trái đất chỉ tăng mức mức « dưới 2°C » so với thời kỳ tiền công nghiệp, vốn là một thành công ngoại giao lịch sử. Theo nguồn tin Pháp, Hoa Kỳ muốn giảm mức độ cam kết, và rút khỏi một vài lãnh vực trong hiệp định.
Về thương mại, một vấn đề gai góc khác trong G7 lần này, Paris hy vọng thông cáo bế mạc sẽ đặc biệt đề cập đến hệ thống đa phương và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông Donald Trump, với tư tưởng dân tộc chủ nghĩa về kinh tế để tạo điều kiện cho « Made in America », vào cuối tháng Tư đã quyết định « xét lại » tất cả các thỏa thuận thương mại mà Mỹ đã ký kết, trong đó có WTO.
Khí hậu và thương mại quốc tế là hai hồ sơ gây bất đồng lớn nhất giữa Hoa Kỳ và các đối tác G7 (Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada, Nhật Bản) trong cuộc họp thượng đỉnh bắt đầu từ hôm qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn đã cảnh báo trước là chỉ khẳng định quan điểm sau G7, vẫn giữ nguyên thái độ, mặc cho sáu lãnh đạo khác đề nghị ủng hộ hiệp định khí hậu Paris. Hiệp định được đồng thuận vào tháng 11/2015 nhắm đến việc kìm giữ nhiệt độ trên trái đất chỉ tăng mức mức « dưới 2°C » so với thời kỳ tiền công nghiệp, vốn là một thành công ngoại giao lịch sử. Theo nguồn tin Pháp, Hoa Kỳ muốn giảm mức độ cam kết, và rút khỏi một vài lãnh vực trong hiệp định.
Về thương mại, một vấn đề gai góc khác trong G7 lần này, Paris hy vọng thông cáo bế mạc sẽ đặc biệt đề cập đến hệ thống đa phương và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông Donald Trump, với tư tưởng dân tộc chủ nghĩa về kinh tế để tạo điều kiện cho « Made in America », vào cuối tháng Tư đã quyết định « xét lại » tất cả các thỏa thuận thương mại mà Mỹ đã ký kết, trong đó có WTO.
Từ khi nhà tỉ phú địa ốc lên làm tổng thống, chính quyền Trump luôn
chỉ trích hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, vốn là công cụ chủ yếu
để tránh các cuộc chiến tranh thương mại. Thậm chí theo báo chí Mỹ, ông
Donald Trump còn muốn làm ngơ trước các quyết định của tổ chức thế giới
này, và như vậy trên thực tế sẽ đe dọa WTO không thực hiện được chức
năng.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.