Tin tức, bình luận, phóng sự, hậu trường chính trị quốc tế
▼
dimanche 29 mai 2016
Bỏ cấm vận vũ khí, chiến hạm Mỹ sẽ thường xuyên đến Việt Nam
TT Mỹ Barack Obama và CT nước VN Trần Đại Quang duyệt đội quân danh dự ở Hà Nội, 23/05/2016.
(Jackie Northam, MPBN 28/05/2016)Quyết
định bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam của Tổng thống Obama có ý nghĩa lớn hơn
nhiều việc bán thiết bị quân sự: gởi một thông điệp đến Trung Quốc.
Không chỉ là việc Việt Nam bắt
đầu mua tàu và thiết bị giám sát của Mỹ, mà còn có thể bắt đầu đón tiếp thường
xuyên hơn các đơn vị quân đội Mỹ, kể cả các chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ tại
vịnh Cam Ranh. Những chuyến đi như thế có thể tạo điều kiện cho Hải quân Mỹ
ngang dọc ở các vùng biển mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền, chứng tỏ Hoa Kỳ bác
bỏ các yêu sách này, và một lần nữa trấn an các láng giềng của Bắc Kinh trong
khu vực. Đó là những gì Washington hy vọng.
Tổng thống Obama nói: « Điều quan trọng với chúng tôi là duy
trì tự do hàng hải ; kiểm soát các
tiêu chuẩn quốc tế, các quy định và luật lệ giúp tạo ra thịnh vượng, xúc tiến
thương mại hòa bình và an ninh trong khu vực này ».
Hoa Kỳ đã tiến hành những hoạt
động quân sự quy mô tại vịnh Cam Ranh trong chiến tranh Việt Nam hơn bốn thập
kỷ trước. Việc để cho các chiến hạm Mỹ ra vào thường xuyên hơn ở khu vực này có
thể làm sống dậy bóng ma của cuộc chiến Việt Nam, nhưng sự hiện diện của các
tàu Mỹ - cũng đã từng thăm các cảng Việt Nam trong những năm gần đây – có thể
làm dịu bớt lo ngại về thái độ hung hăng của Trung Quốc trong khu vực.
Trung Quốc gắng sức khẳng định
chủ quyền trên Biển Đông, vốn giàu tiềm năng dầu khí và hải sản và hàng năm vận
chuyển trên 5 nghìn tỉ đô la hàng hóa toàn cầu. Bắc Kinh đòi chủ quyền một số
đảo, và mới đây đã xây lên nhiều đảo nhân tạo trên các đảo nhỏ và rạn san hô,
biến thành các đơn vị tiền tiêu hoàn chỉnh với hải cảng, thiết bị radar và phi
đạo.
Hoa Kỳ chủ trương Biển Đông luôn
là tuyến đường hàng hải quốc tế, nơi tàu bè có thể tự do lưu thông và không bị
ngăn trở. Với mục tiêu này, Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động trên không và trên
biển để thách thức các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc.
Anthony Nelson, giám đốc Ủy ban
Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho rằng các hành vi hung hăng của Trung Quốc đã làm
thay đổi hẳn sự năng động trong khu vực. Ông nói : « Chúng tôi đã thấy một sự thay đổi thực sự về môi trường an ninh
trong khu vực với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tôi cho rằng Hoa Kỳ coi Việt Nam
là một trong những quốc gia quan tâm đến khu vực và coi Hoa Kỳ là một đối tác
thực sự tích cực, tiếp tục là một lực lượng vì trật tự quốc tế ».
Đáp trả những động thái của Trung
Quốc trên Biển Đông, Hoa Kỳ đang siết chặt một số quan hệ đối tác an ninh, và
tăng cường sự hiện diện trong khu vực – theo Michael O’Hanlon, cố vấn của
Brookings Institution và đồng tác giả một cuốn sách về quan hệ an ninh
Mỹ-Trung, « Strategic Reassurance
and Resolve ». Ông nói : « Hành
động để đối phó với hành động…hy vọng rằng sẽ không xảy ra xung đột ».
Hoa Kỳ đã có các căn cứ Hải quân
ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ; và vừa ký kết một thỏa thuận an ninh mới
với Philippines để mở thêm tám căn cứ nhỏ cho các hoạt động trên biển.
Quan hệ tốt đẹp với Việt Nam có
thể làm gia tăng sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực. Hải quân Mỹ đã bốn lần
đến thăm cảng Việt Nam trong năm 2015. O’Hanlon cho rằng rốt cuộc Hoa Kỳ mong
muốn có cơ hội gia tăng số lần hoặc tầm quan trọng của những chuyến thăm vịnh
Cam Ranh nếu Trung Quốc tiếp tục « bắt
nạt ».
Ông O’Hanlon nói : « Trong trường hợp xấu nhất, chúng tôi có
thể hình dung ra một liên minh với Việt Nam hay một sự hiện diện quân sự thường
trực ở vịnh Cam Ranh, như một phương cách để có thêm một vị trí quan sát các
hoạt động của Trung Quốc nhằm giúp bảo vệ các đồng minh ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.